Azoget Tablets 500mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Getz Pharma, Getz Pharma (Pvt) Ltd |
Công ty đăng ký | Getz Pharma (Pvt) Ltd |
Số đăng ký | VN-22702-21 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 3 viên |
Hoạt chất | Azithromycin |
Xuất xứ | Pakistan |
Mã sản phẩm | thanh264 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Phương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 743 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên Azoget Tablets 500mg chứa:
- Hoạt chất: Azithromycin 500mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Azoget 500 là thuốc gì?
Azoget Tablets chứa Azithromycin 500mg được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn sinh dục, nhiễm khuẩn hô hấp (viêm phế quản, viêm họng, viêm xoang, viêm phổi, viêm amidan), viêm tai giữa, nhiễm khuẩn da - mô mềm gây ra bởi các chủng không kháng.
==>> Xem thêm sản phẩm có cùng hoạt chất: Thuốc Zaromax 250 - Điều trị các tình trạng có dấu hiệu nhiễm khuẩn
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Azoget Tablets 500mg
3.1 Cách dùng
Dùng Azoget Tablets 500mg 1 lần duy nhất trong ngày. Có thể uống trước bữa ăn (cách 1 giờ) hoặc uống sau bữa ăn (cách 2 giờ).
Thời gian sử dụng: 5 ngày.
3.2 Liều dùng
Đối với người lớn ngày đầu uống 1 viên, các ngày tiếp theo uống ½ viên. Trừ nhiễm khuẩn sinh dục uống liều 2 viên.
Đối với trẻ em ngày đầu uống 10mg/kg, các ngày tiếp theo giảm còn 5mg/kg.
Hoặc tùy theo tình hình thực tế bác sĩ có thể đưa ra chỉ dẫn khác.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm sản phẩm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Zaromax 500 - thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong Azoget Tablets 500mg hoặc kháng sinh khác nhóm macrolid.
5 Tác dụng phụ
Thống kê cho thấy, rối loạn tiêu hóa đã gặp ở khoảng 10% người bệnh dùng azithromycin.
Số lượng bạch cầu trung tính bất thường, đau đầu, tăng enzym gan tạm thời, chóng mặt, ban da đôi khi có thể gặp.
Dùng liều cao Azoget Tablets 500mg kéo dài có thể giảm tạm thời khả năng thính giác của người bệnh.
Một số phản ứng ít gặp khác: mệt mỏi, ngủ gà, ngứa, viêm phụ khoa,...
6 Tương tác
Dùng cùng với các sản phẩm có nguồn gốc từ nấm cựa gà có thể gây độc.
Thuốc nên dùng cách xa các thuốc kháng acid (trước 1 giờ/sau 2 giờ).
Cần điều chỉnh liều Azoget Tablets 500mg khi dùng kết hợp với cyclosporin.
Hàm lượng của Digoxin có thể tăng khi dùng cùng với Azoget Tablets 500mg.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khi sử dụng Azoget Tablets 500mg cùng các macrolid khác cần thận trọng, vì có nguy cơ phản vệ và phù thần kinh mạch.
Theo dõi các dấu hiệu của bội nhiễm khi dùng Azoget Tablets 500mg
Nếu người bệnh có ClCr > 40ml/ phút cần điều chỉnh liều.
Người bệnh gan không dùng Azoget Tablets 500mg.
==>> Xem thêm: Thuốc Zaromax 200 điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da, mô mềm
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chỉ sử dụng Azoget Tablets 500mg trong trường hợp này khi không còn lựa chọn nào khác.
7.3 Lưu ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Cần thận trọng.
7.4 Quá liều và xử trí
Chưa có báo cáo.
Triệu chứng quá liều chung của kháng sinh cùng nhóm là nghe kém, tiêu chảy, nôn ói.
Xử trí bằng các phương pháp chung.
7.5 Bảo quản
Nơi khô, không bị tác động bởi ánh sáng.
Nhiệt độ < 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Azoget Tablets 500mg hết, bạn có thể tham khảo mua sản phẩm Glazi 250 Abbott thay thế. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm GLOMED, chứa Azithromycin 250mg, dưới dạng viên nén bao phim, được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nhạy cảm. Mỗi hộp đóng vỉ 12 viên có giá bán 105.000đ.
Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm ZimaxAPC 500 thay thế. Sản phẩm này được sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A, chứa Azithromycin 500mg, bào chế dạng viên nén bao phim, dùng cho người nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này. Mỗi hộp đóng vỉ 3 viên có giá 55.000đ.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Azithromycin thuộc nhóm diệt khuẩn macrolid.[1]
Cơ chế: liên kết với ribosom -> ức chế tổng hợp protein vi khuẩn.
Phổ hoạt động:
- Vi khuẩn Gram (+): Streptococcus, S.aureus, Peptostreptococcus, C.diphtheriae, Pneumococcus, C.perfringens, P.acnes.
- Vi khuẩn Gram (-): H.influenzae, ducreyi và parainfluenzae, Acinetobacter, M.catarrhalis, L.pneumophila, Campylobacter sp. Yersinia, B.pertussis và parapertussis; N.gonorrhoeae.
- Ngoài ra, còn có hiệu quả trên một số chủng khác.
9.2 Dược động học
Phân bố rộng.
Khả dụng sinh học khoảng 40%.
Thức ăn làm giảm hấp thu khoảng 2 lần.
Cmax đạt sau uống khoảng 2 - 3 giờ.
Một lượng nhỏ thuốc khử hóa trong gan, sau đó bài tiết qua mật.
Trong vòng 3 ngày có khoảng 6% liều uống thải trừ dưới dạng không biến đổi qua nước tiểu.
10 Azoget Tablets 500mg giá bao nhiêu?
Thuốc Azoget Tablets 500mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Azoget Tablets 500mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Mua thuốc Azoget Tablets 500mg ở đâu uy tín nhất?
Thuốc Azoget Tablets 500mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Azithromycin được đánh giá là dung nạp tốt, tỷ lệ gặp tác dụng phụ thấp (khoảng 13%). Rối loạn tiêu hóa tuy hay gặp nhưng thường ở mức độ nhẹ và so với Erythromycin thì ít xảy ra hơn.
- Hoạt động không bị ảnh hưởng bởi việc sản xuất beta-lactamase.
- Giải phóng chậm, thời gian bán thải dài, cho phép sử dụng 1 liều duy nhất -> đơn giản, dễ nhớ.[2]
- Dạng viên tiện dụng.
13 Nhược điểm
- Azithromycin ít hoạt động hơn erythromycin trong ống nghiệm đối với các vi khuẩn Gram dương.
Tổng 1 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Michael J Parnham và cộng sự (Đăng tháng 08 năm 2014). Azithromycin: mechanisms of action and their relevance for clinical applications, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 08 năm 2024
- ^ Tác giả D H Peters và cộng sự (Đăng tháng 11 năm 1992). Azithromycin. A review of its antimicrobial activity, pharmacokinetic properties and clinical efficacy, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 08 năm 2024