Axofen
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Aristopharma, Aristopharma Ltd. |
Công ty đăng ký | Aristopharma Ltd. |
Số đăng ký | VN-18997-15 |
Dạng bào chế | Hỗn dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 chai x 50 ml |
Hoạt chất | Fexofenadine |
Xuất xứ | Bangladesh |
Mã sản phẩm | hm2251 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 42585 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Axofen được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng, nổi mày đay,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Axofen.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi 5 ml Dung dịch thuốc Axofen chứa hoạt chất chính Fexofenadine Hydrochloride USP hàm lượng 30mg.
Dạng bào chế: Hỗn dịch uống.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Axofen 30mg/5ml
2.1 Thuốc Axofen là thuốc gì?
Thuốc Axofen có phải kháng sinh không?
Viêm mũi dị ứng tiến triển theo mùa: Fexofenadine được chỉ định để có tác dụng làm suy giảm bớt các triệu chứng của viêm mũi dị ứng tiến triển theo mùa cho cả trẻ em trên 6 tuổi và người lớn. Các triệu chứng thường gặp nhất như là sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt, ngứa mũi cổ họng, mắt chảy nước.
Bệnh mày đay hay tự phát mãn tính: Fexofenadine cũng được chỉ định để điều trị và làm giảm các biểu hiện trên da và không có biến chứng đi kèm của bệnh mày đay tự phát mãn tính. Làm giảm hẳn tình trạng ngứa và mày đay rất đáng kể.
2.2 Chỉ định thuốc Axofen
Người bị mày đay tự phát mãn tính.
Người bị viêm mũi dị ứng theo mùa.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Fexihist 60ml - thuốc trị viêm mũi dị ứng ở người lớn và trẻ em
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Axofen Siro
3.1 Liều dùng của thuốc Axofen
Viêm mũi dị ứng theo mùa:
- Đối với người trên 12 tuổi: uống thuốc Axofen 50ml liều 60mg mỗi lần, mỗi ngày uống 2 lần hoặc uống liều 180mg/1 lần, mỗi ngày uống 1 lần.
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: uống liều 30mg hoặc 1 thìa cà phê trên lần, mỗi ngày uống 2 lần.
Chứng mày đay mãn tính hay tự phát:
- Đối với người trên 12 tuổi: Uống hỗn dịch Axofen liều 60mg/1 lần, mỗi ngày uống 2 lần hoặc uống liều 180mg/1 lần, mỗi ngày uống 1 lần.
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: uống liều 30mg hoặc 1 thìa cà phê 1 lần, mỗi ngày uống 2 lần.
Đối với trẻ em bị suy giảm chức năng thận:
- Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: uống liều khởi đầu theo khuyến cáo là 30mg trên lần, mỗi ngày uống 1 lần.
- Trẻ em từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi: uống liều khởi đầu theo khuyến cáo là 15mg trên lần, mỗi ngày uống 1 lần.
3.2 Cách dùng thuốc Axofen hiệu quả
Thuốc chỉ dùng theo đường uống, thuốc dạng hỗn dịch nên cần lắc đều trước mỗi lần sử dụng, thuốc có vị ngọt nên khá dễ uống đặc biệt với đối tượng trẻ em.
Chỉ khi đến thời điểm dùng thuốc mới cho thuốc ra ngoài khỏi chai đựng của nó, để tránh bị tác động của môi trường làm giảm chất lượng thuốc.
Thời điểm dùng thuốc: thuốc có thể uống tuỳ ý, không phụ thuộc vào bữa ăn, tuy nhiên nên tránh một số đồ ăn có thể gây ảnh hưởng đến Sinh khả dụng của thuốc.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với Fexofenadin và bất kì thành phần nào của thuốc (tá dược).
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng.
Người trên 65 tuổi cần thận trọng trước khi dùng bởi vì hiện vẫn chưa có các nghiên cứu lâm sàng chính thức trên nhóm đối tượng này.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Fexofast Tab.180mg - Thuốc có tác dụng chống dị ứng
5 Tác dụng phụ
Hay gặp nhất: ở người lớn là đau đầu, đau lưng, đau cơ, buồn nôn, buồn ngủ và rối loạn kinh nguyệt.
Ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi là ho, sốt, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa.
Ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi là mệt mỏi.
Ít găp: mất ngủ, lo lắng, giảm thính giác và hưng phấn quá mức.
6 Tương tác
Khi uống Erythromycin hoặc ketoconazol cùng với fexofenadine sẽ làm tăng nồng độ fexofenadine trong huyết tương, tuy nhiên sự gia tăng này không ảnh hưởng đến khoảng điều trị. Cả erythromcin và Ketoconazole đều là chất ức chế p-gp, một loại protein vận chuyển liên quan đến việc ngăn chặn sự hấp thu của fexofenadine trong ruột. Khi p-gp bị ức chế, fexofenadine có thể được cơ thể hấp thụ tốt hơn, làm tăng nồng độ trong huyết tương của nó nhiều hơn so với dự định.
Fexofenadine không được dùng với nước ép táo, cam hoặc Bưởi vì chúng có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc và do đó nên uống fexofenadine chỉ với nước. Nước ép bưởi có thể làm giảm đáng kể nồng độ fexofenadine trong huyết tương.
Không nên uống thuốc kháng acid chứa nhôm và Magie trong vòng 15 phút sau khi uống fexofenadine bởi vì chúng làm giảm hấp thu fexofenadine đến 50%. Điều này không được cho là do sự thay đổi độ pH (trên thực tế, sự hấp thụ thực sự có thể tăng lên dưới độ pH ngày càng kiềm).
Các bữa ăn với lượng chất béo cao cũng làm giảm độ hấp thu của fexofenadine khoảng 50%.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Chai hỗn dịch thuốc có phần lắng màu trắng chính là tập hợp hoạt chất fexofenadine, cần lắc kỹ trước khi sử dụng.
Chỉ sử dụng thuốc khi chai thuốc còn hạn sử dụng, nguyên tem mác, không có dấu hiệu bị giảm chất lượng.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chai bị bóp méo, nắp chai bị hoen gỉ, chai không kín, hỗn dịch bên trong bị đổi màu so với màu bình thường.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thận trọng khi sử dụng thuốc với đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú.
7.3 Xử trí quá liều
Triệu chứng
- Ngủ gà, mệt mỏi.
- Miệng khô, chóng mặt.
Xử trí
- Khắc phục triệu chứng.
- Biện pháp hỗ trợ.
7.4 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ thích hợp nhất là dưới 30 độ C.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Chai sau khi mở nắp thì nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Chỉ sử dụng sau khi mở nắp chai 10 - 14 ngày.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-18997-15.
Nhà sản xuất: Aristopharma., Ltd - Băng la đét.
Đóng gói: Chai hỗn dịch uống 50ml.
9 Thuốc Axofen 50ml giá bao nhiêu?
Thuốc Axofen giá bao nhiêu? Thuốc Axofen hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Axofen mua ở đâu?
Thuốc Axofen mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Hỗn dịch dễ uống, không gây khó khăn khi cho trẻ dùng thuốc.
- Thuốc được nhà máy GMP-WHO sản xuất, được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt bởi Bộ Y tế, được chuyên gia hàng đầu kiểm định.
- Thuốc hiệu quả tốt để làm giảm chứng ngứa ngáy, khó chịu da do mề đay; các biểu hiejn ngứa mũi, hắt hơi khi viêm mũi.
- Fexofenadine an toàn và hiệu quả với liều đơn 60 mg và 120 mg. Thời gian khởi phát trung bình là 60 phút khi sử dụng tiếp xúc với phấn hoa có kiểm soát trong một đơn vị tiếp xúc với môi trường.[1]
- Fexofenadine đã được chứng minh là có hoạt tính chống viêm và đã được chứng minh là có tác dụng ức chế một số chất trung gian ở nồng độ phù hợp về mặt lâm sàng, bao gồm ức chế in vitro biểu hiện ICAM-1 trên tế bào biểu mô kết mạc và mũi.[2]
12 Nhược điểm
- Giá thành mỗi ngày dùng thuốc khá cao.[3]
- Uống thuốc có thể khiến buồn ngủ, cơ thể thiếu tập trung,...
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả J H Day, M P Briscoe, A Welsh, J N Smith, A Clark, A K Ellis, J Mason (Ngày đăng tháng 12 năm 1997). Onset of action, efficacy, and safety of a single dose of fexofenadine hydrochloride for ragweed allergy using an environmental exposure unit, Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả Giorgio Ciprandi, Maria Angela Tosca, Cristina Cosentino, Anna Maria Riccio, Giovanni Passalacqua, Giorgio Walter Canonica (Ngày đăng tháng 10 năm 2003). Effects of fexofenadine and other antihistamines on components of the allergic response: adhesion molecules, Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Axofen do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây