Avamys 120 Sprays
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | GlaxoSmithKline (GSK), Glaxo Operations UK Ltd. |
Công ty đăng ký | GlaxoSmithKline Pte., Ltd. |
Số đăng ký | VN-12459-11 |
Dạng bào chế | Hỗn dịch xịt mũi |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 bình 120 liều xịt |
Hoạt chất | Fluticason Propionat |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm1223 |
Chuyên mục | Thuốc Hô Hấp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Avamys 120 Sprays được chỉ định để điều trị các triệu chứng ở mũi của cả viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Avamys 120 Sprays.
1 Thành phần
Thành phần:
Thuốc Avamys 120 Sprays có chứa các thành phần chính bao gồm: Fluticasone Furoate có hàm lương 27,5mcg/1 liều xịt.
Dạng bào chế: Thuốc được bào chế dạng xịt mũi phân liều.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Avamys 120 Sprays
2.1 Tác dụng của thuốc Avamys 120 Sprays
Tác dụng của Fluticasone furoate: Fluticasone Furoate là một thuốc chống viêm có Steroid, là một dẫn xuất của Cortisol có tác dụng ức chế tạo acid Arachidonic, từ đó giảm tổng hợp và giải phóng các chất gây viêm như Prostaglandin, Leucotrien...[1].
Ức chế sản xuất các chất trung gian của quá trình viêm, ức chế sự giãn mạch và tăng tính thấm mao mạch ở tại vùng tổn thương; ngăn cản giải phóng Phospholipid, giảm hoạt động của bạch cầu hạt ái toan.
Fluticasone Furoate có tác dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh.
2.2 Chỉ định thuốc Avamys 120 Sprays
Thuốc Avamys 120 Sprays được dùng trong:
Hỗ trợ điều trị cho trẻ từ 2 đến 11 tuổi gặp phải các vấn đề về mũi như viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm.
Cải thiện một số triệu chứng thường gặp ở mũi: sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, sung huyết mũi trong bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm và điều trị triệu chứng bao gồm các triệu chứng ở mũi như trên và một số triệu chứng kèm theo ở mắt như ngứa mắt, bỏng rát ở mắt, đau mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt do bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa gây ra ở người bệnh trên 12 tuổi.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất:Thuốc xịt mũi Nozeytin-F 15ml - thuốc điều trị viêm mũi dị ứng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Avamys 120 Sprays
3.1 Liều dùng thuốc Avamys 120 Sprays
Liều dùng điều trị cho người bệnh trên 12 tuổi.
Liều khởi đầu: mỗi bên mũi xịt 2 nhát, thực hiện 1 lần/ngày .
Liều duy trì: mỗi bên mũi xịt 1 nhát, thực hiện 1 lần/ngày.
Liều dùng điều trị cho trẻ từ 2 – 11 tuổi: mỗi bên xịt 1 nhát, nếu cần thiết có thể xịt 2 nhát rồi giảm liều dần, thực hiện 1 lần/ngày.
Liều dùng điều trị cho trẻ dưới 2 tuổi: không khuyến cáo sử dụng thuốc này cho trẻ chưa đủ 2 tuổi.
Mỗi liều xịt tương đương 27,5 mcg Fluticasone Furoate.
Avamys 120 dùng trong bao lâu? Tùy vào từng tình trạng và vấn đề của bệnh, việc sử dụng sẽ có thay đổi. Nếu triệu chứng của bạn đã cải thiện nên dừng lại không sử dụng, dùng kéo dài dễ gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Lưu ý, không sử dụng thuốc liên tục trong hơn 1 tháng mà không nói chuyện với bác sĩ.
3.2 Cách dùng thuốc Avamys 120 Sprays hiệu quả
Thuốc được bào chế dạng xịt mũi nên bệnh nhân sử dụng thuốc qua đường hô hấp.
Xịt trực tiếp thuốc vào trong mũi, cần sử dụng đúng liều lượng đã được quy định.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc trong các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc xịt mũi Flixonase - Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng
5 Tác dụng phụ
Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Avamys 120 Sprays cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn do phương pháp xịt chưa đúng, do cơ địa của bệnh nhân nhạy cảm với thuốc hoặc do chất lượng thuốc đã bị giảm xuống qua quá trình sản xuất hoặc bảo quản. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải như:
Kích ứng mũi.
Loét mũi.
Chảy máu cam.
Đau đầu, chóng mặt .
Bệnh nhân nên thông báo ngay cho dược sĩ tư vấn hoặc bác sĩ điều trị khi thấy một trong những triệu chứng bất thường như trên trong quá trình sử dụng thuốc.
6 Tương tác
Thuốc Avamys 120 Sprays được sử dụng bằng đường xịt mũi, thuốc đi vào phổi và nhanh chóng phân bố vào máu, tại đó thuốc có thể gây tương tác với một số thuốc khác khi sử dụng đồng thời gây ra các triệu chứng bất thường ảnh hưởng tới cơ thể như:
Các thuốc kháng retrovirus: Ritonavir, Atazanavir ...
Tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu khi sử dụng đồng thời Avamys 120 Sprays với các thuốc kháng retrovirus nên sự kết hợp này không được khuyến cáo, do đó, người bệnh cần liệt kê các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có các phối hợp thuốc hợp lý.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:
Sử dụng đúng và đầy đủ liều đã được quy định trong hướng dẫn sử dụng hoặc điều trị theo liều cụ thể được bác sĩ chỉ định. Cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nhân không được tự ý ngừng sử dụng thuốc mà phải xin ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Avamys có dùng được cho bà bầu không?
Nghiên cứu sử dụng thuốc với phụ nữ cho con bú với liều khuyến cáo, không định lượng đường nồng độ thuốc trong huyết tương, do đó nguy cơ gây độc với thai nhi thấp. Tuy nhiên cần trọng khi sử dụng.
Chưa có báo cáo về khả năng bài tiết thuốc qua sữa mẹ. Người mẹ cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi đưa ra quyết định sử dụng.
7.3 Xử trí khi quá liều
Nghiên cứu khi dùng liều cao gấp 24 lần so với khuyến cáo không thấy tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào hãy liên hệ với bác sĩ để được đưa ra phương án xử trí kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhiệt độ dưới 30 độ C.
Tránh ánh sáng trực tiếp.
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-21418-18.
Nhà sản xuất: Thuốc Avamys 120 Sprays được sản xuất bởi Công ty Glaxo Operations - Anh.
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 1 lọ, mỗi lọ có 120 liều.
9 Thuốc Avamys 120 Sprays giá bao nhiêu?
Thuốc xịt Avamys 120 Sprays giá bao nhiêu? Thuốc Avamys 120 Sprays hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Avamys 120 Sprays mua ở đâu?
Thuốc Avamys 120 Sprays mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu và nhược điểm của thuốc Avamys 120
12 Ưu điểm
- Thuốc Avamys 120 Sprays là thuốc xịt tác dụng tại chỗ, hiệu quả nhanh và hiệu quả trong cải thiện triệu chứng.
- Thuốc Fluticasone đã được nghiên cứu cho thấy hiệu quả hơn so với khi uống histamin trong điều trị viêm mũi dị ứng [2].
- Thành phần Fluticasone là steroid dạng hít cải thiện nhẹ chức năng phổi và cải thiện các triệu chứng COPD nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ suy giảm chức năng phổi [3].
- Tác dụng phụ của Avamys thường có xu hướng nhẹ và phổ biến nhất là chảy máu cam.
- Thiết kế lọ xịt tiện lợi vfa dễ sử dụng.
- Thuốc tác dụng tại chỗ nên ít gây tương tác với các chế phẩm thuốc dùng cùng.
- Thuốc Avamys 120 Sprays thuộc công ty Glaxo Operations UK., Ltd - Anh, là top đầu các doanh nghiệp dược phẩm trên thế giới với quy trình sản xuất hiện đại.
13 Nhược điểm
- Giá thành của sản phẩm tương đối cao.
- Có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên cần lưu ý khi sử dụng.
Tổng 28 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Cerner Multum (Đăng ngày 31 tháng 3 năm 2022). Fluticasone inhalation, Drugs.com. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả WC Howland thứ 3 và cộng sự (Đăng ngày thánh 12 năm 1996). The efficacy of fluticasone propionate aqueous nasal spray for allergic rhinitis and its relationship to topical effects, Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả A Noseda (Đăng ngày tháng 9 năm 2003). [Drug therapies of COPD], Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2022