Atorvastatin 20mg TV.Pharm
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | TV.Pharm, Công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm |
Số đăng ký | VD-20262-13 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Atorvastatin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | mk2021 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Mỡ Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Phương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1506 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên Atorvastatin 20mg TV.Pharm có chứa:
- Hoạt chất: Atorvastatin 20mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Atorvastatin 20mg TV.Pharm là thuốc gì?
Atorvastatin TV.Pharm được sử dụng trong:
- Tăng cholesterol máu tiên phát/gia đình đồng hợp tử.
- Dự phòng biến cố mạch vành (nhồi máu cơ tim, tử vong do bệnh tim mạch) cho bệnh nhân tăng cholesterol máu.
- Xơ vữa động mạch.
- Bổ sung cho các liệu pháp hạ lipid khác.
==>> Xem thêm sản phẩm có cùng hoạt chất: Thuốc Caditor 10 (atorvastatin) hạ mỡ máu có giá bao nhiêu?
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Atorvastatin 20mg TV.Pharm
3.1 Cách dùng
Atorvastatin 20mg TV.Pharm thiết kế dạng viên uống.
Khởi đầu liều thấp nhất có hiệu quả, sau đó tăng dần từng đợt cách ít nhất 4 tuần tùy theo đáp ứng của người bệnh, kết hợp theo dõi tác dụng phụ của thuốc, nhất là trên hệ cơ.
Tuân thủ chế độ ăn giảm cholesterol.
3.2 Liều dùng
Phối hợp với Amiodaron: Liều Atorvastatin tối đa là 20mg/ngày.[1]
Khởi đầu: ½ viên/ngày. Điều chỉnh sau 4 tuần (nếu cần).
Duy trì: ½ - 2 viên/ngày, tối đa 4 viên/ngày.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm sản phẩm: Thuốc Lipotatin 10mg điều trị rối loạn lipid huyết, tăng cholesterol
4 Chống chỉ định
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong Atorvastatin 20mg TV.Pharm.
- Suy gan tăng transaminase huyết thanh kéo dài.
- Phụ nữ có thai, cho con bú.
- Dùng cùng: Itraconazole, Gemfibrozil, Ketoconazol, nhóm thuốc fibrat, Colchicin, Niacin liều lớn hơn 1g/ngày.
5 Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn | Cơ quan | Biểu hiện |
Thường gặp | Tiêu hóa | Rối loạn |
Thần kinh trung ương | Đau đầu, quay cuồng, nhìn mờ, ngủ ít, suy nhược | |
Thần kinh, cơ, xương | Đau cơ - khớp | |
Gan | Tăng men gan | |
Ít gặp | Thần kinh, cơ, xương | Bệnh cơ |
Da | Ban da | |
Hô hấp | Viêm mũi - xoang, ho, viêm họng |
6 Tương tác
Các thuốc ức chế CYP3A4: Nồng độ atorvastatin huyết tương tăng gây tác dụng có hại trên cơ.
Amiodaron: Dùng Atorvastatin > 20mg/ngày làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân.
Gemfibrozil, nhóm thuốc fibrat, Colchicin, Niacin liều lớn hơn 1g/ngày: dùng đồng thời tăng nguy cơ có hại cho cơ.
Huyền dịch antacid chứa magnesi, Nhôm Hydroxyd, cholestyramin đường uống: nồng độ Atorvastatin huyết tương giảm.
Digoxin, Clarithromycin, erythromycin: Nồng độ Atorvastatin huyết tương tăng.
Thuốc tránh thai chứa norethindron, ethinyl estradiol: Atorvastatin làm tăng tác dụng các thuốc này.
Thuốc điều trị HIV, viêm gan siêu vi C: dùng cùng Atorvastatin 20mg TV.Pharm có thể gây tổn thương cơ nghiêm trọng.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có nguy cơ tổn thương cơ (>65 tuổi, thiểu năng tuyến giáp, bệnh thận) vì atorvastatin có thể gây hại cho cơ như teo cơ, viêm cơ.
Loại trừ các trường hợp kiểm soát tiểu đường kém, nghiện rượu, protein máu rối loạn, bệnh gan ứ mật, do dùng thuốc gây tăng cholesterol máu trước khi sử dụng Atorvastatin 20mg TV.Pharm.
Định lượng các chỉ số lipid máu cách ít nhất 4 tuần, điều chỉnh liều tùy từng trường hợp.
Xét nghiệm enzym gan trước khi dùng Atorvastatin (nếu có chỉ định).
Cần theo dõi creatine kinase trong các trường hợp sau:
- Suy thận, nhược giáp, tiền sử mắc bệnh cơ, bệnh gan, uống nhiều rượu, bệnh nhân > 70 tuổi.
- Có biểu hiện về cơ trong quá trình điều trị. Ngưng sử dụng nếu có triệu chứng cấp tính nặng.
Theo dõi nếu có tăng ALT hay AST, ngưng điều trị nếu nồng độ này gấp 3 lần bình thường.
Thận trọng khi sử dụng Atorvastatin 20mg TV.Pharm cho người bệnh gan, uống nhiều rượu.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Lipotatin 20mg điều trị tình trạng tăng cholesterol toàn phần
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Không dùng Atorvastatin 20mg TV.Pharm.
7.3 Lưu ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Atorvastatin 20mg TV.Pharm có thể gây chóng mặt, nên cần thận trọng.
7.4 Quá liều và xử trí
Điều trị triệu chứng và hỗ trợ khi quá liều xảy ra.
7.5 Bảo quản
Thuốc Atorvastatin 20mg TV.Pharm cần được bảo quản:
- Nơi khô.
- Tránh ánh sáng.
- Nhiệt độ < 30°C.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Atorvastatin 20mg TV.Pharm hết, bạn có thể tham khảo mua thuốc Normelip 20mg thay thế. Thuốc được sản xuất bởi Square Pharmaceuticals Ltd, chứa Atorvastatin 20mg dưới dạng viên nén bao phim, được sử dụng để điều trị tăng cholesterol máu, tăng triglyceride máu...
Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm Oftofacin 20mg thay thế. Sản phẩm này được sản xuất tại Celogen Generics Pvt. Ltd, chứa Atorvastatin 20mg, bào chế dạng viên nén bao phim, có hiệu quả điều trị giảm cholesterol,...
9 Thông tin chung
SĐK (nếu có): VD-20262-13.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Atorvastatin cạnh tranh ức chế men khử HMG – CoA trong quá trình hình thành cholesterol.
Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân xơ vữa động mạch liên quan đến việc tăng nồng độ cholesterol toàn phần và LDL cholesterol, còn tăng HDL cholesterol làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Atorvastatin tác động như sau:
- Giảm cholesterol toàn phần, VLDL cholesterol, LDL cholesterol và triglycerides.
- Đồng thời làm tăng apolipoprotein A1 và HDL cholesterol.
10.2 Dược động học
- Hấp thu:
- Hấp thu nhanh sau khi uống, sau 1 - 2 giờ đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương.
- Mức hấp thu tỷ lệ thuận với liều dùng.
- Sinh khả dụng khoảng 14%.
- Phân bố:
- Thể tích phân bố xấp xỉ 381L.
- Gắn với protein huyết tương > 98%.
- Nghiên cứu trên chuột cho thấy atorvastatin có thể vào sữa.
- Chuyển hóa: Chuyển hóa hầu như thành dẫn xuất hydroxyl hóa và các sản phẩm oxid hoá.
- Thải trừ:
- Sau khi chuyển hóa qua gan, thải trừ chủ yếu vào mật.
- T1/2 khoảng 14 giờ.
- Rất ít thải trừ trong nước tiểu.
11 Atorvastatin 20mg TV.Pharm giá bao nhiêu?
Thuốc Atorvastatin 20mg TV.Pharm hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Atorvastatin 20mg TV.Pharm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
12 Mua thuốc Atorvastatin 20mg TV.Pharm ở đâu uy tín nhất?
Thuốc Atorvastatin 20mg TV.Pharm mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Atorvastatin dùng cho người mắc bệnh tim mạch vành đạt hiệu quả cao hơn so với lovastatin, Fluvastatin, Pravastatin, Simvastatin trong việc giảm mạnh cholesterol LDL đến mức mục tiêu rất thấp.[2]
- Atorvastatin phù hợp với những bệnh nhân bị tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử hoặc đồng hợp tử do thuốc làm giảm đáng kể LDL-cholesterol.[3]
- Atorvastatin còn được chứng minh là biện pháp điều trị tiềm năng cho những bệnh nhân tăng lipid máu kết hợp hoặc tăng triglyceride máu.
14 Nhược điểm
- Các tác dụng phụ được báo cáo thường xuyên nhất liên quan đến atorvastatin là các tác dụng phụ trên Đường tiêu hóa.
Tổng 21 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF TẠI ĐÂY
- ^ H S Malhotra và cộng sự (Đăng năm 2001). Atorvastatin: an updated review of its pharmacological properties and use in dyslipidaemia, Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 07 năm 2024
- ^ A P Lea và cộng sự (Đăng tháng 05 năm 1997). Atorvastatin. A review of its pharmacology and therapeutic potential in the management of hyperlipidaemias, Pubmed. Truy cập ngày 14 tháng 07 năm 2024