Atmotap 25mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Dược phẩm Medisun, Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun |
Số đăng ký | VD-34549-20 |
Dạng bào chế | Viên nang mềm |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Isotretinoin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | thanh267 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Mụn |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Phương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 537 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên Atmotap 25mg chứa:
- Hoạt chất: Isotretinoin 25mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nang mềm.
2 Atmotap 25mg là thuốc gì?
Atmotap 25mg chứa Isotretinoin 25mg được sử dụng cho người gặp phải tình trạng mụn trứng cá nặng, nhất là dạng bọc mà sử dụng các biện pháp khác không có hiệu quả.
==>> Xem thêm sản phẩm có cùng hoạt chất: Thuốc Oratane 10mg (Hộp 4 vỉ x 15 viên) - Điều trị mụn trứng cá nặng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Atmotap 25mg
3.1 Cách dùng
Atmotap 25mg thiết kế dạng viên uống. Nên uống cả viên trong bữa ăn.
Trong thời gian dùng Atmotap 25mg cần tránh tiếp xúc ánh nắng, hạn chế uống rượu.
3.2 Liều dùng
Duy trì với liều 0,25 - 0,5 mg/kg x 2 lần/ngày.
Tối đa có thể sử dụng 2 mg/kg/ngày đối với trường hợp rất nặng.
Điều trị kéo dài tới 20 tuần.
Suy thận nặng khởi đầu 10mg/ngày, tăng dần đến 1mg/kg/ngày, đến khi có hiệu quả.
Atmotap 25mg không phù hợp sử dụng điều trị cho trẻ < 12 tuổi, trứng cá do dậy thì.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm sản phẩm: Thuốc Dokreal 25mg Dopharma điều trị mụn trứng cá nặng
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong Atmotap 25mg
Suy gan và thận
Ngộ độc vitamin A
Tăng lipid máu
Mang thai hoặc có kế hoạch sinh nở, cho con bú
Truyền máu của người đang/có sử dụng Isotretinoin trong vòng 1 tháng trước cho phụ nữ dự định mang thai
Phối hợp với tetracyclin
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: thiếu máu, viêm bờ mi, giảm tế bào máu, viêm kết mạc, kích ứng mắt, khô mắt, khô mũi/da, viêm môi/da, transaminase tăng, ban da, đau khớp, đau cơ, nhạy cảm với ánh sáng, đau lưng, tăng các chỉ số lipid máu, đau đầu, tăng đường máu.
Hiếm gặp: dị ứng da, lo âu, quá mẫn, rụng tóc, tâm trạng thất thường, phản vệ, trầm cảm.
6 Tương tác
Không phối hợp với Vitamin A, hoạt chất trong nhóm kháng sinh Tetracyclin, Minocycline.
Không uống rượu trong thời gian dùng Atmotap 25mg.
Trước khi bắt đầu sử dụng Atmotap 25mg cần dừng bôi Benzoyl peroxide, Tretinoin, sulfur tại chỗ.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không nên sử dụng Atmotap 25mg khi có vấn đề về nội tiết, không phối hợp với thuốc ngừa thai thành phần androgen progesterol.
Không lột da mặt, dùng sáp nhổ lông trong và sau 5-6 tháng sử dụng Atmotap 25mg.
Nếu cần phải tiến hành kiểm tra cận lâm sàng thường xuyên đối với người bệnh tiểu đường, mỡ máu, nghiện rượu, thừa cân.
Cảnh báo các rối loạn cơ xương khớp - da có thể gặp khi sử dụng Atmotap 25mg.
Nên dùng thêm chất giữ ẩm để hạn chế mất nước gây khô da và môi.
Hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tia UV.
==>> Xem thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Silver-GSV giúp điều trị mụn trứng cá nặng
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chống chỉ định sử dụng Atmotap 25mg.
7.3 Lưu ý khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
Thận trọng với biểu hiện hoa mắt, buồn ngủ có thể ảnh hưởng.
7.4 Quá liều và xử trí
Biểu hiện: đau bụng, kích ứng da, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tăng áp lực nội sọ, nôn ói, ngứa
Xử trí: Rửa dạ dày, ngưng dùng thuốc, theo dõi trong trường hợp tăng áp lực nội sọ.
Phụ nữ quá liều cần tiến hành thử thai nếu có nguy cơ, kể cả trong vòng 1 tháng sau đó. Nếu có cần cân nhắc cẩn thận việc mang thai này có an toàn hay không.
7.5 Bảo quản
Tránh ánh sáng
Xa nguồn nhiệt cao
Dưới 30 độ C
Nơi khô, mát
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Atmotap 25mg hết, bạn có thể tham khảo mua sản phẩm Solondo 10mg Soft Capsule thay thế. Sản phẩm được sản xuất bởi Medica Korea Co., Ltd, chứa Isotretinoin hàm lượng 10mg, dưới dạng viên nang mềm, được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nặng.
Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm Valengsv 0.1 thay thế. Sản phẩm này được sản xuất tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hà Tây, chứa Isotretinoin hàm lượng 0,1%, bào chế dạng kem bôi da, dùng cho người bị mụn trứng cá viêm.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Isotretinoin có khả năng ức chế sự bài tiết bã nhờn, kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn, kháng viêm nên được ứng dụng trong điều trị mụn trứng cá.
9.2 Dược động học
Hấp thu qua Đường tiêu hóa.
Do đặc tính ưa lipid nên dễ hấp thu hơn khi dùng trong bữa ăn.
Chuyển hóa ở gan, ngoài ra còn ở thành ruột non.
Chất chuyển hóa chính 4-oxo-isotretinoin hiện diện trong máu và nước tiểu.
Sau khi chuyển hóa ở gan thì đào thải chủ yếu qua mật.
T1/2 trung bình của chất mẹ là 19 giờ, của 4-oxo- Isotretinoin là 29 giờ.
10 Atmotap 25mg giá bao nhiêu?
Thuốc Atmotap 25mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Atmotap 25mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Mua thuốc Atmotap 25mg ở đâu uy tín nhất?
Thuốc Atmotap 25mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Isotretinoin đường uống là phương pháp điều trị hiệu quả để chữa khỏi mụn trứng cá mãn tính từ trung bình đến nặng, viêm nang lông tuyến bã, hạn chế để lại sẹo.[1]
- Isotretinoin đã được FDA chấp thuận để điều trị mụn trứng cá nặng vào năm 1982 khi không đáp ứng với liệu pháp thông thường.[2]
- Dạng viên dễ uống.
- Atmotap 25mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun, được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP.
13 Nhược điểm
- Các tác dụng phụ do isotretinoin gây ra bao gồm tái phát mụn trứng cá, viêm môi, khô da, sợ ánh sáng, đau đầu, chán ăn, tăng men gan, chán nản.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Edileia Bagatin và cộng sự (Đăng tháng 08 năm 2020). The use of isotretinoin for acne - an update on optimal dosing, surveillance, and adverse effects, Pubmed. Truy cập ngày 03 tháng 09 năm 2024
- ^ Tác giả Hannah D. Pile và cộng sự (Đăng tháng 01 năm 2024). Isotretinoin, Pubmed. Truy cập ngày 03 tháng 09 năm 2024