Atirlic Forte
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược phẩm An Thiên (A.T PHARMA CORP), Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên |
Dạng bào chế | Hỗn dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 20 gói x 15 g |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Magnesium Hydroxide, Nhôm Hydroxit (Aluminium hydroxide) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa2649 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 15132 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Atirlic Forte chỉ định điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, các triệu chứng tăng tiết acid như đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Atirlic Forte.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Atirlic Forte có chứa thành phần chính là:
Magnesi Hydroxyd hàm lượng 800,4mg.
Nhôm Hydroxyd dạng gel hàm lượng 3030,3mg.
Các tá dược khác vừa đủ 1 gói.
Dạng bào chế: Thuốc bào chế dưới dạng hỗn dịch uống.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Atirlic Forte
2.1 Thuốc Atirlic Forte là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Magnesi Hydroxyd có khả năng trung hòa acid dịch vị, làm tăng độ pH của dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng do tăng tiết acid. Cũng tương tự các antacid, Magnesi Hydroxyd có tác dụng giảm acid tại thực quản và ức chế tác động của Pepsin.
Nhôm Hydroxyd tác dụng với acid dạ dày tạo thành nhôm Clorid giúp tăng pH dạ dày. Đồng thời, hoạt chất này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày do ức chế tác dụng tiêu protid.
Magnesi Hydroxyd kết hợp với Nhôm Hydroxyd giúp tăng hiệu quả của thuốc, đồng thời làm giảm tác dụng táo bón của Nhôm Hydroxyd.
2.1.2 Dược động học
Nhôm hydroxyd: Sau khi uống, nhôm hydroxyd tạo phản ứng trung hòa với acid HCl trong dạ dày tạo ra muối nhôm clorua. Ở người bình thường, khoảng 17 - 30% lượng muối nhôm tạo ra được hấp thu và thải trừ nhanh chóng qua thận. Tại ruột non, nhôm clorua bị chuyển thành muối nhôm kiềm không tan và kém hấp thu. Cation Al 3+ làm giảm nồng độ của phosphat do phản ứng tạo kết tủa không tan trong ruột và bài tiết qua phân. Ở những bệnh nhân có chế độ ăn ít phosphat, các antacid chứa nhôm làm giảm hấp thu phosphat và tạo kết tủa gây tình trạng thiếu hụt phosphat ở cả máu và nước tiểu.
Magnesi hydroxyd: Sau khi uống magnesi hydroxyd phản ứng với hydrocloric tạo thành magnesi clorid và nước. Khoảng 15 - 30% lượng magnesi clorid vừa tạo ra được hấp thu và sau đó được thải trừ qua nước tiểu ở người có chức năng thận bình thường. Còn lượng magnesi hydroxyd nào chưa chuyển hoá thành magnesi clorid thì có thể được chuyển hoá ở ruột non và được hấp thu không đáng kể.
2.2 Chỉ định thuốc Atirlic Forte
Thuốc Atirlic Forte được chỉ định điều trị cho:
Bệnh nhân viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh nhân gặp các triệu chứng do tăng tiết acid như đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, hội chứng dạ dày kích thích,...
Dự phòng trường hợp bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Antilox Forte điều trị trào ngược dạ dày-thực quản
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Atirlic Forte
3.1 Liều dùng thuốc Atirlic Forte
Liều dùng khuyến cáo từ nhà sản xuất:
Liều dùng cho người lớn: mỗi ngày uống 2 - 4 lần, mỗi lần uống 1 gói.
Liều dùng cho trẻ em: mỗi ngày uống 2 - 4 lần, mỗi lần nửa gói đến 1 gói.
3.2 Cách dùng thuốc Atirlic Forte hiệu quả
Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống nên bệnh nhân dùng thuốc bằng đường uống.
Bệnh nhân uống gói thuốc trực tiếp, không nên pha loãng thuốc với các loại nước khác hoặc thức ăn.
Atirlic uống trước hay sau ăn? Thuốc có thể dùng trong bữa ăn, sau bữa ăn, tối trước khi đi ngủ hoặc uống khi thấy xuất hiện triệu chứng đau.
Lắc đều hỗn dịch trước khi uống.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Antilox 15g giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng nhất
4 Chống chỉ định
Không nên dùng thuốc Atirlic cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
5 Tác dụng phụ
Atirlic chứa 2 thành phần Magnesi Hydroxyd và Nhôm Hydroxyd nên giúp giảm tác dụng phụ của thuốc so với các thuốc khác có thành phần đơn độc.
Một số tác dụng phụ của Atirlic thường không nghiêm trọng, thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn,...
Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc để được hỗ trợ và xử trí kịp thời.
6 Tương tác
Bệnh nhân không nên kết hợp Atirlic với các thuốc sau để tránh các tương tác thuốc:
Thuốc Atirlic 15g gây cản trở sự hấp thu của kháng sinh nhóm Tetracyclin và Fluoroquinolon, do chúng có thể tạo phức chelat không tan.
Thuốc Atirlic có thể làm giảm hấp thu của các thuốc khác như: muối Sắt, Ketoconazole, Digoxin, Isoniazid,...
Atirlic sử dụng chung với Quinidine có thể làm tăng độc tính cho cơ thể do làm tăng khả năng tái hấp thu Quinidine ở ống thận.
Không nên sử dụng với các thực phẩm chứa Nitrat như trong nước giải khát, nước cam, quýt,... do thành phần Nitrat làm tăng nồng độ Nhôm Hydroxyd trong huyết tương, gây độc tính cho cơ thể.
Bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ được biết để có hướng điều trị thích hợp.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận. Đối tượng này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bệnh nhân suy tim sung huyết hoặc mới bị xuất huyết tiêu hóa cần thận trọng khi dùng Atirlic.
Không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi do chưa có báo cáo an toàn trên đối tượng này.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân mắc bệnh nhuyễn xương, giảm phosphat máu,...
Người cao tuổi cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc.
Bệnh nhân dùng Atirlic điều trị lâu dài cần kiểm tra nồng độ phosphat trong máu định kỳ.
Không sử dụng thuốc nếu thấy có hiện tượng hỗn dịch vón cục, đổi màu hoặc mùi khác lạ,...
7.2 Lưu ý sử dụng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ mang thai: có thể sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên, không nên dùng liều cao kéo dài. Đối tượng này cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bà mẹ cho con bú: Nhôm hydroxyd có thể bài tiết qua sữa mẹ với 1 lượng nhỏ. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và điều khiển máy móc.
7.4 Xử trí khi quá liều
Chưa ghi nhận tác dụng bất thường nào khi sử dụng thuốc quá liều. Nếu bệnh nhân sử dụng Atirlic quá liều và gặp các triệu chứng bất thường, hãy liên hệ ngay với nhân viên y tế. Tốt nhất bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn về liều dùng trước khi uống, tránh để xảy ra trường hợp quá liều.
7.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc Atirlic tại nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
Nhiệt độ bảo quản thích hợp từ 20 - 30 độ C.
Không bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc những nơi ẩm thấp, nhiệt độ quá cao.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên.
Đóng gói: Hộp 20 gói x 15 g.
9 Thuốc Atirlic giá bao nhiêu?
Thuốc dạ dày Atirlic giá bao nhiêu? Thuốc Atirlic hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Atirlic mua ở đâu?
Thuốc Atirlic chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
Thuốc Atirlic chứa hỗn hợp nhôm và Magnesi, có tác dụng tạo lớp gel bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa tiếp xúc với các tác nhân gây loét dạ dày, tạo điều kiện cho các vết loét dạ dày được làm lành.
Dạng bào chế là hỗn dịch uống, thường được áp dụng cho các thành phần là chất rắn không tan/ ít tan, kém hấp thu, tạo ra hệ phân tán giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn, tăng hiệu quả điều trị. Thành phần tá dược giúp che dấu mùi vị khó chịu củ thuốc, tạo thuận tiện khi sử dụng, đặc biệt là khi dùng cho trẻ nhỏ.
Phối hợp giữa Nhôm hydroxyd và Magesi hydroxyd giúp khắc phục được phản ứng bất lợi của cả 2 chất khi dùng đơn độc: Nhôm hydroxyd gây táo bón trong khi Magesi hydroxyd nhuận tràng có thể gây tiêu chảy, đồng thời cho hiệu quả tốt hơn.
Sản xuất trong nước nên phù hợp với mô hình bệnh lý và đặc điểm dùng thuốc của người Việt Nam, không bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt môi trường, giá thành rẻ, thường được kê trong danh mục bảo hiểm ở bệnh viện.
Sử dụng thuốc kháng acid maginesium - aluminium hydroxyd cùng với thuốc chống viêm Indomethacin cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc ngăn ngừa tác dụng phụ gây loét dạ dày-tá tràng của indomethacin [1]
Magie hydroxit có tác dụng có lợi đối với rối loạn lipid, rối loạn dung nạp Glucose và tăng axit uric máu khi thiếu Magie do thuốc lợi tiểu và do đó là thuốc nhuận tràng thuận lợi để sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi nằm liệt giường đang dùng thuốc lợi tiểu [2].
Thuốc được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP của dược phẩm An Thiên, dược Bộ Y Tế chứng nhận và cấp phép lưu hành, với giá thành phải chăng, dễ dàng tìm mua và cho hiệu quả cao.
12 Nhược điểm
Dạng bào chế hỗn dịch mặc dù tăng khả năng hấp thu dược chất nhưng lại có độ ổn định không cao, dễ dàng tách lớp sau 1 thời gian ngắn, trước khi dùng cần lắc đều để các phân tử dược chất phân tán đều.
Khó định liều với những trường hợp được chỉ định ở liều thấp hơn 1 gói/ lần.
Tổng 14 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: M Del Arco và cộng sự (Ngày xuất bản: tháng 7 năm 2004) Mg,Al layered double hydroxides with intercalated indomethacin: synthesis, characterization, and pharmacological study, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả O Kinnunen, J Salokannel (Ngày đăng tháng 9-tháng 10 năm 1989). Comparison of the effects of magnesium hydroxide and a bulk laxative on lipids, carbohydrates, vitamins A and E, and minerals in geriatric hospital patients in the treatment of constipation, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023