Atipolar (ống)
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược phẩm An Thiên (A.T PHARMA CORP), Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên |
Số đăng ký | VD-24738-16 |
Dạng bào chế | Dung dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 30 ống x 5ml |
Hoạt chất | Dexclorpheniramin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | t140 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 9180 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Atipolar (ống) được chỉ định để điều trị tình trạng sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, cảm mạo thông thường, phù mạch, viêm dị ứng ở mũi, da,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Atipolar (ống).
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi ống thuốc uống Atipolar (ống) có thành phần như sau:
- Hoạt chất chính là Dexclorpheniramin maleat hàm lượng 2mg.
- Tá dược hàm lượng vừa đủ 1 ống thuốc uống 5ml.
Dạng bào chế: Dung dịch uống.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Atipolar (ống)
2.1 Tác dụng của thuốc Atipolar (ống)
Công dụng thuốc Atipolar?
Hoạt chất chính trong Atipolar là Dexclorpheniramin có tác dụng kháng Histamin ở thụ thể H1 dùng trong điều trị các triệu chứng dị ứng chủ yếu xuất hiện trên da, niêm mạc mũi, niêm mạc ruột, mạch máu,…
Cơ chế tác dụng của Dexclorpheniramin: Khi dùng với liều điều trị thì Dexclorpheniramin chiếm chỗ và đẩy Histamine ra khỏi thụ thể H1. Do đó Histamine bị vô hiệu hóa, mất khả năng gây dị ứng.
Atipolar (ống) gây ra tác dụng an thần khi dùng với liều thông thường vì nó kháng Histamine và có tác dụng ức chế adrenalin trên hệ thần kinh trung ương.
Thuốc có tác dụng kháng Cholinergic là nguyên nhân tạo ra tác dụng ở ngoại biên ngoài ý muốn.
2.2 Chỉ định của thuốc Atipolar (ống)
Điều trị tình trạng sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, cảm mạo thông thường.
Tình trạng phù mạch.
Các chứng viêm dị ứng ở mũi, da.
Có tiếp xúc và phản ứng thuốc huyết thanh.
Ngứa ngáy, viêm da do bị các loại côn trùng cắn hay đốt.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Betalestin lọ 500 viên: điều trị viêm da, viêm mũi dị ứng
3 Cách dùng - Liều dùng của thuốc Atipolar (ống)
3.1 Liều dùng của thuốc Atipolar (ống)
Trẻ em uống mỗi liều cách nhau từ 4 đến 6 giờ.
Trẻ từ 6 đến 12 tuổi uống 2,5ml cho một lần, liều tối đa trong 24 giờ là 15ml.
Trẻ trên 12 tuổi uống từ 2,5 đến 5ml một lần, liều tối đa trong 24 giờ là 30ml.
3.2 Cách dùng thuốc Atipolar (ống) hiệu quả
Uống thuốc Atipolar (ống) theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo đúng các hướng dẫn của những người có chuyên môn y dược.
Có thể uống thuốc trước hoăc sau bữa ăn đều được vì thức ăn không ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc.
Vì thuốc ở dạng lỏng nên khi dùng cần đo liều chính xác bằng dụng cụ chia thể tích để tránh trường hợp dùng không đủ liều lượng hoặc dùng quá liều.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Atipolar 2mg/5ml cho những người đã có tiền sử mẫn cảm với các thuốc thuộc nhóm kháng Histamin.
Người trong cơn hen cấp.
Người dùng IMAO trong 2 tuần.
Phụ nữ cho con bú.
Glocom góc hẹp.
Dấu hiệu phù đại tuyến tiền liệt.
Người trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Trẻ đẻ non, sơ sinh.
==> Mời quý bạn đọc tham khảo thêm: Thuốc Betalestin 0.25mg - Thuốc có tác dụng chống dị ứng
5 Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Atipolar (ống), bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:
Buồn ngủ, khó tập trung, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức, yếu cơ. Người bệnh cũng có thể bị hạ huyết áp, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ.
Trên đường tiêu hóa: thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, kém ăn, miệng khô.
Bệnh nhân cũng có thể gặp tác dụng phụ khác như đi tiểu khó khăn, dây thần kinh bị đau nhói.
Ngoài các tác dụng phụ kể trên, trong khi dùng thuốc, nếu thấy có bất cứ các biểu hiện bất thường nào khác thì cần ngừng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
6 Tương tác
Không dùng thuốc Atipolar 5ml đồng thời với các thuốc sau: IMAO, thuốc gây mê có tác dụng giảm đau, thuốc an thần gây ngủ vì có thể dẫn đến những nguy cơ tương tác và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Trong quá trình điều trị bằng Atipolar cũng cần phải tránh uống rượu vì rượu làm tăng tác dụng phụ là buồn ngủ và hoa mắt chóng mặt, gây ảnh hưởng đến các hoạt động của bệnh nhân.
Khi uống thuốc mà bệnh nhân còn dùng kèm với các thuốc khác thì phải hết sức thận trọng, nếu thấy các dấu hiệu khác thường cần phải báo ngay với bác sĩ vì có khả năng đó là phản ứng của cơ thể do tương tác giữa các thuốc.
7 Lưu ý khi sử dụng thuốc và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Dùng Atipolar (ống) theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, dùng đúng liều lượng đã được khuyến cáo.
Thận trọng dùng thuốc cho người phải lái tàu xe, người hành máy móc hoặc người làm việc ở những khu vực trên cao vì Atipolar gây buồn ngủ.
Thận trọng dùng Atipolar (ống) ở những bệnh nhân có tình trạng: Glaucom góc đóng, bệnh nhân trước đây đã bị hen phế quản, ưu năng tuyến giáp, bệnh lý về tim mạch, phì đại tuyến tiền liệt.
Thuốc dùng cho người cao tuổi cũng cần phải thận trọng vì họ có thể gặp nhiều tác dụng không mong muốn hơn với thuốc kháng Histamine.
7.2 Lưu ý trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Cần cân nhắc sử dụng Atipolar (ống) cho phụ nữ có thai vì đây là thời kỳ rất nhạy cảm và nhiều nguy hiểm tiềm tàng, Chỉ được dùng thuốc khi đã được chỉ định bởi bác sĩ.
Phụ nữ đang cho con bú và trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với các tác dụng của thuốc kháng Histamine. Thuốc có thể vào được sữa mẹ và từ đó vào trong cơ thể của trẻ. Vì thế phụ nữ đang cho con bú nếu muốn dùng thuốc phải được bác sĩ cho phép và chỉ định.
7.3 Xử trí quá liều
Triệu chứng:
- Tim loạn nhịp.
- Co giật.
- Rối loạn tâm thần.
- Hệ thần kinh trung ương kích ứng.
- Buồn ngủ.
- Ngừng thở.
Xử trí:
- Điều trị triệu chứng.
7.4 Bảo quản
Thuốc phải được bảo quản ở nhiệt độ phòng, những khu vực khô ráo, thoáng khí, tránh những nơi dễ ẩm mốc và không được để thuốc tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp quá lâu.
Thuốc phải được đặt ở những khu vực riêng biệt, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi.
Thuốc đã hết hạn sử dụng phải được vứt đúng nơi quy định, không được vứt bừa bãi nhất là nơi công cộng.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-24738-16.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm An Thiên - An Thien Pharma.
Đóng gói: Hộp 30 ống x 5ml.
9 Thuốc Atipolar (ống) giá bao nhiêu?
Hiện nay thuốc Atipolar (ống) đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc đã được cập nhật ở đầu trang hoặc để biết chi tiết về sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi bạn đọc có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 88 8633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Atipolar (ống) mua ở đâu?
Thuốc Atipolar (ống) mua ở đâu chính hãng và uy tín nhất? Bạn đọc có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân hoặc liên hệ qua số hotline hoặc nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc mang đến hiệu quả điều trị dị ứng tốt, tác dụng nhanh.
- Dạng dung dịch, cả trẻ nhỏ và người cao tuổi đều tiện dùng.
- Thuốc được nhà máy GMP-WHO của Dược phẩm An Thiên sản xuất, chi phí có thể thấp hơn các thuốc nhập khẩu cũng như dễ tìm mua.
- Dexclorpheniramin giúp khắc phục tình trạng ngứa được nghiên cứu ở bệnh lý tăng tiết niệu giảm mang đến hiệu quả tương tự Gabapentin và đạt chất lượng tốt.[1]
- Dexclorpheniramin được nghiên cứu có tác dụng kiểm soát các biểu hiện dị ứng ở mũi tương tự và được nghiên cứu có hiệu quả kiểm soát sổ mũi vượt trội hơn hẳn.[2]
12 Nhược điểm
- Không uống được khi nuôi con bú.
- Ống thuốc có thể gây táo bón, rối loạn thần kinh,...
Tổng 3 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Mariele Gobo-Oliveira, Vitória G Pigari, Matheus Sp Ogata, Hélio A Miot, Daniela Ponce, Luciana Pf Abbade (Ngày đăng 14 tháng 11 năm 2018). Gabapentin versus dexchlorpheniramine as treatment for uremic pruritus: a randomised controlled trial, Sprigerlink. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả Johansen LV, Bjerrum P, Illum P (Ngày đăng 1 tháng 3 năm 1987). Treatment of seasonal allergic rhinitis--a double blind, group comparative study of terfenadine and dexchlorpheniramine, Europe PMC. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2023