Aspirin 81 Pharimexco
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Dược phẩm Cửu Long (Pharimexco), Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long |
Số đăng ký | VD-26128-17 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Chai 100 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Aspirin (Acid Acetylsalicylic) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | m384 |
Chuyên mục | Thuốc Tác Dụng Lên Quá Trình Đông Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 5413 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Aspirin 81 Pharimexco chứa hoạt chất chính Acid acetyl salicylic được chỉ định để phòng ngừa thứ phát sau nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Aspirin 81 Pharimexco.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Aspirin 81 Pharimexco có chứa:
Acid acetylsalicylic:........................81 mg.
Tá dược: vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên bao tan trong ruột.
2 Tác dụng - Chỉ định
2.1 Tác dụng thuốc Aspirin 81 Pharimexco
2.1.1 Dược lực học
Thuốc Aspirin 81 Pharimexco với thành phần chính là Acid acetyl salicylic mang lại tác dụng điều trị thứ phát sau nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Hoạt chất Acid acetyl salicylic là chất điển hình trong việc chống kết tập tiểu cầu và ngăn ngừa cục máu đông ở những bệnh nhân mắc bênh lý liên quan đến hệ mạch.
Đồng thời, thuốc Aspirin 81 Pharimexco cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực không ổn định. Ngoài ra, Aspirin 81 Pharimexco còn có công dụng giúp giảm đau, hạ sốt.
Acid acetyl salicylic ức chế không thuận nghịch với enzym cyclooxygenase (COX), do đó ức chế tổng hợp prostaglandin. Tiểu cầu là tế bào không có nhân, không có khả năng tự tổng hợp enzym COX, do đó prostagladin không được tạo ra cho tới khi các tiểu cầu mới được tạo thành.
Aspirin đồng thời có khả năng gây ức chế đối với prostaglandin có ở thận. Sự sản sinh prostaglandin ở thận đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự lưu thông máu qua thận ở bệnh nhân suy thận mạn tính, người suy tim, suy gan hoặc có rối loạn liên quan đến thể tích huyết tương. Do đó, ở những bệnh nhân trên, sử dụng aspirin có thể gây ra tình trạng suy thận cấp tính, phù do giữ nước và suy tim cấp tính.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu
Acid Acetylsalicylic sau khi dùng theo đường uống, được hấp thu nhanh chóng tại đường tiêu hoá. Chất chuyển hóa chính acid salicylic là chất có tác dụng dược lý giống acid acetylsalicylic. Sinh khả dụng đường uống đạt được xấp xỉ 68% ± 3.
Phân bố
Tỷ lệ gắn protein huyết tương của acid acetylsalicylic là khoảng 49% (Nồng độ ure máu có thể làm giảm khả năng gắn thuốc của protein huyết tương), với Thể tích phân bố đo được là 0,15 ± 0,03 lít/kg thể trọng.
Chuyển hoá và thải trừ
Tốc Độ thanh thải của thuốc ra khỏi huyết tương là: 9,3 ± 1,1 ml/phút/kg, thay đổi ở người cao tuổi và bệnh nhân xơ gan. Thời gian bán thải của Acid acetylsalicylic là khoảng 0,25 ± 0,03 ở người bình thường. Thận là nơi đài thải chủ yếu của thuốc, dưới dạng các Acid salicylic tự do và các chất chuyển hoá liên hợp.
2.2 Chỉ định thuốc Aspirin 81 Pharimexco
Các chỉ định của thuốc Aspirin 81 Pharimexco là:
Trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định.
Những người bị sốt hoặc dùng giảm đau.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Aspirin MKP 81 - thuốc chống kết tập tiểu cầu: Cách dùng, lưu ý
3 Liều dùng - Cách dùng
3.1 Liều dùng thuốc Aspirin 81 Pharimexco
Thuốc Aspirin 81 Pharimexco có liều sử dụng được hướng dẫn như sau: Sử dụng từ 2 – 4 viên thuốc Aspirin 81 Pharimexco/ ngày, có thể dùng hằng ngày hoặc cách ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Aspirin 81 Pharimexco hiệu quả
Thuốc Aspirin 81 Pharimexco được dùng theo đường uống, thuốc có thể phát huy hiệu quả tối ưu khi được sử dụng đúng liều, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Aspirin 81 Pharimexco cho những trường hợp bệnh nhân:
Có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng.
Dị ứng với các thành phần dược chất, tá dược của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Aspirin pH8 Mekophar là thuốc gì? mua ở đâu? giá bao nhiêu?
5 Tác dụng phụ
Thuốc Aspirin 81 Pharimexco có thể gây ra cho người dùng 1 số tác dụng ngoài ý muốn như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, tiêu chảy, đầy bụng, chảy máu, 1 số phản ứng quá mẫn, dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, phát ban đỏ, nổi mề đay,...
Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu trên hoặc những bất thường khác trong quá trình sử dụng thuốc Aspirin 81 Pharimexco, không nên bỏ qua các dấu hiệu có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
6 Tương tác
Trong quá trình và điều trị bằng Aspirin 81 Pharimexco, không nên sử dụng các đồ uống kích thích như bia, rượu, đồ uống có cồn vì sẽ gây tương tác bất lợi cho thuốc.
Một số thuốc chống trầm cảm như Citalopram, Fluoxetine, trazodone,...nếu dùng chung với Aspirin có thể khiến bạn bị bầm tím hoặc gây chảy máu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu phải dùng đồng thời cả 2 loại thuốc để được tư vấn hợp lý.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Bệnh nhân nên thể tập thể dục thể thao phù hợp với tình hình sức khỏe để tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.
Không tự ý tăng hoặc giảm liều sử dụng khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ, tránh trường hợp quá liều hoặc dùng chưa đủ liều làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Đọc kĩ hướng dẫn được ghi trên bao bì thuốc khi sử dụng thuốc Aspirin 81 Pharimexco, nếu còn điều gì chưa rõ về thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.
Thận trọng nếu dùng thuốc Aspirin 81 Pharimexco cho những người bệnh có tiền sử chảy máu thể trạng, người già và trẻ nhỏ.
Kiểm tra kỹ hạn sử dụng cũng như tình trạng viên trước khi dùng, nếu viên bị biến đổi màu hoặc có mùi lạ thì không nên tiếp tục sử dụng nữa.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không nên sử dụng thuốc Aspirin 81 Pharimexco cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú do chưa có nghiên cứu chính xác về độ an toàn của thuốc cho đối tượng này. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết.
7.3 Ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Aspirin ít gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe hay điều khiển thiết bị ở người dùng.
7.4 Xử trí khi quá liều
Nếu bệnh nhân xuất hiện các phản ứng bất thường nghi do dùng thuốc quá liều thì nên ngừng sử dụng và đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
7.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc Aspirin 81 Pharimexco ở nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và độ ẩm không vượt quá 70%,
Giữ thuốc Aspirin 81 Pharimexco xa tầm với của trẻ em và vật nuôi trong nhà.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-26128-17.
Nhà sản xuất: Thuốc Aspirin 81 Pharimexco được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (Pharimexco).
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc Aspirin 81 Pharimexco gồm có 10 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên bao tan trong ruột.
9 Thuốc Aspirin 81 Pharimexco giá bao nhiêu?
Thuốc Aspirin 81 Pharimexco hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Aspirin 81 Pharimexco mua ở đâu?
Thuốc Aspirin 81 Pharimexco mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Aspirin 81 Pharimexco để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, hoặc số 120 Đội Cấn, Ba Đình Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
Aspirin 81 Pharimexco chứa thành phần Acid acetyl salicylic, tác nhân chống kết tập tiều cầu nổi tiếng và là lựa chọn số 1 để dự phòng tình trạng tắc nghẽn mạch máu, tái phát đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Dạng bào chế viên nén bao tan trong ruột, giúp hạn chế tối ưu việc dược chất tiếp xúc gây tổn thương cho dạ dày, đồng thời tăng khả năng hấp thu và sinh khả dụng của thuốc.
Aspirin được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng tác dụng nhanh chóng, ức chế không thuận nghịch quá trình sản xuất prostaglandin ở tiểu cầu, do đó giúp duy trì hiệu quả lâu dài kể cả khi thuốc đã đào thải hoàn toàn, ít tác dụng phụ nghiêm trọng và không có tương tác phức tạp chưa biết tới.
Aspirin hiện là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới và rõ ràng là một trong những thành tựu dược lý quan trọng nhất của thế kỷ XX, tuy nhiên nó đã được tìm thấy và sử dụng từ cách đây 3500 năm với vai trò thuốc giảm đau và hạ sốt trước khi được nghiên cứu rõ rang về tác dụng dược lý của nó trong viêc dự phòng thứ cấp nguy cơ tim mạch và gần đây nhất là tác dụng phòng ngừa hóa học của nó đối với ung thư đại trực tràng và các loại ung thư khác [1].
Hiện nay, dây truyền tổng hợp và sản xuất aspirin đã có tiền bộ vượt trội và vẫn không ngừng cải thiện để nâng cao hiệu suất và giảm chi phí sản xuất, dẫn đến giảm giá thành thuốc, đó là lý do hầu hết các thuốc aspirin đều có giá rẻ và dễ dàng có thể tìm mua ở bất cứ đâu.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra cơ chế hoạt động chống khối u của aspirin: đó là khả năng hoạt động như một chất mô phỏng hạn chế calo bằng cách ức chế sản xuất năng lượng, ngăn chặn sự kết tập tiểu cầu và giải phóng hạt, ức chế sự thoát khỏi miễn dịch của các tế bào khối u, đến giảm phản ứng viêm ở các vùng có tế bào tăng sinh bất thường [2].
Dược Cửu Long là một đơn vị Dược trung ương với nhiều năm kinh nghiệm, đươc chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm vị trí top đầu trong ngành Dược Phẩm nước ta.
12 Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của aspirin là tác dụng phụ trên Đường tiêu hóa như gây loét dạ dày, tăng nguy cơ chảy máu dạ dày, đặc biệt ở bệnh nhân có tiền sử hoặc nguy cơ cao loét dạ dày-tá tràng
Tổng 6 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Maria Rosa Montinari và cộng sự (Ngày đăng: tháng 2 năm 2019). The first 3500 years of aspirin history from its roots - A concise summary, Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả Lin Zheng và cộng sự (Ngày đăng: năm 2021). Progress on the Mechanism for Aspirin's Anti-tumor Effects, Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023