Siro ho Antrikor
Thực phẩm chức năng
Thương hiệu | Smard, Công ty TNHH dược phẩm Smard |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH dược phẩm Smard |
Số đăng ký | 11963/2020/ĐKSP |
Dạng bào chế | Siro |
Quy cách đóng gói | Hộp 01 lọ 100ml |
Hoạt chất | Eucalyptol (Cineol) |
Dược liệu | Gừng (Khương - Zingiber officinale), Cam Thảo (Glycyrrhiza spp. Fabaceae), Quế, Thường Xuân (Hedera sinensis), Húng Chanh (Rau Tần Lá Dày - Plectranthus amboinicus), Me Rừng (Lý Gai - Phyllanthus emblica) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am2757 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Ho |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Siro ho Antrikor được chỉ định để điều trị ho khan, ho có đờm, đau rát và khản giọng khi ho kéo dài. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng Antrikor.
1 Thành phần
Thành phần của Antrikor chứa:
- Dịch chiết gừng 6000mg
- Eucalyptol 600mg
- Cao cam thảo 600mg
- Cao Lá thường xuân 400mg
- Cao me rừng 120mg
- Tinh dầu Quế 1mg
- Tinh dầu Húng Chanh 1mg
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Siro
2 Công dụng của Antrikor
Antrikor có chứa nhiều thành phần dược liệu có tác dụng bổ phế, giảm ho, hỗ trợ làm loãng đờm, giảm đau rát ở họng và khản tiếng khi bị ho trong thời gian dài.
3 Đối tượng sử dụng của siro ho Antrikor
Antrikor thường được chỉ định trong hỗ trợ điều trị cho người:
- Ho khan, ho có đờm, ho do thời tiết, cảm lạnh
- Ho dài ngày gây đau rát họng, khản tiếng
==>> Bạn có thể tham khảo thêm: Siro Ho Himadi có công dụng giúp bổ phế, làm sạch đường hô hấp, giảm các chứng ho
4 Liều dùng - Cách dùng Antrikor
4.1 Liều dùng
Đối tượng | Liều dùng |
Trẻ từ 2-5 tuổi | Uống 5ml/lần x 2 lần/ngày |
Trẻ từ 6-12 tuổi | Uống 8ml/lần x 2 lần/ngày |
Trẻ trên 12 tuổi | Uống 10ml/lần x 3 lần/ngày |
Trẻ dưới 2 tuổi | Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Antrikor. Khuyến cáo dùng 5ml/2 lần/ngày |
4.2 Cách dùng
Antrikor dùng đường uống
5 Chống chỉ định
Quá mẫn với các thành phần của Antrikor
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Siro ho CelsCough có tác dụng giảm ho, long đờm, giảm đau rát họng và tăng cường đề kháng miễn dịch.
6 Tác dụng phụ
Thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu khi dùng Antrikor bạn gặp các tác dụng không mong muốn.
7 Tương tác
Chưa có dữ liệu
8 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
8.1 Lưu ý và thận trọng
Antrikor là thực phẩm chức năng không phải thuốc nên không dùng thay thuốc chữa bệnh
Đọc kỹ HDSD của Antrikor trước khi dùng.
Kiểm tra kỹ hạn dùng, bao bì và cảm quan của Antrikor trước khi dùng.
8.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Tham khảo ý kiến bác sĩ.
8.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc
Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của Antrikor
8.4 Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo về trường hợp quá liều Antrikor
8.5 Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa tầm tay trẻ em.
9 Sản phẩm thay thế
Viên ngậm quất gừng mật ong VP được bào chế từ thành phần tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi. Được sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm Santex với quy cách đóng gói: Hộp 24 viên. Giá bán hiện tại đang được cập nhật.
Siro ho Cao Lá Thường Xuân Mật Ong Tỏi Đen bào chế dạng siro được sử dụng để hỗ trợ bổ phế, giảm ho. Được sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm Santex với quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 100ml. Giá bán hiện tại đang được cập nhật.
10 Thông tin chung
SĐK (nếu có): 11963/2020/ĐKSP
Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm Smard
Đóng gói: Hộp 01 lọ 100ml
11 Tác dụng của các thành phần của Antrikor
Gừng được dùng nhiều trong đông y có tính ấm, chống viêm, chống lạnh thường được dùng để chữa lạnh, tê mỏi, khó tiêu, chướng bụng và còn điều trị cảm cúm, đau đầu, mất tiếng và giúp tăng bài tiết mồ hôi.
Eucalyptol có nhiều trong bạch đàn (Eucalyptus globulus) có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn thường dùng để chữa các triệu chứng đường hô hấp do nhiễm trùng.
Cam Thảo có chứa nhiều Saponin, Flavonoid… có công dụng kháng viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, kháng virus và còn giúp giảm ho, long đờm và giúp mau lành vết thương, ngăn ngừa loét dạ dày.
Thường xuân thường được dùng phổ biến để chữa trị các bệnh hô hấp cấp tính trong dân gian do có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, giảm ho khi bị nhiễm trùng hoặc cảm lạnh.
Me rừng trong đông y có công dụng nhuận phế, long đờm thường dùng trong các bài thuốc chữa cảm lạnh, ho, đau họng, đau bụng, viêm ruột.
Tinh dầu quế và tinh dầu húng chanh chủ yếu có công dụng tạo mùi thơm cho sản phẩm ngoài ra quế và húng chanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, có tác dụng tốt trong chữa ho, giảm đờm.
12 Antrikor giá bao nhiêu?
Antrikor hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
13 Antrikor mua ở đâu?
Antrikor mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
14 Ưu điểm
Các sản phẩm chứa Eucalyptol (bạch đàn) an toàn khi sử dụng trong trường hợp ho liên quan đến các bệnh về đường hô hấp như nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phế quản.[1]
Chiết xuất lá thường xuân là một lựa chọn hiệu quả và an toàn để điều trị ho do nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus và viêm phế quản.[2]
Antrikor được bào chế từ các dược liệu nên trương đối an toàn và gần như không có tác dụng phụ.
Antrikor bào chế dạng siro có mùi vị hấp dẫn, dễ uống nhất là với trẻ nhỏ
Antrikor được sản xuất trong nước nên thuận lợi cho việc mua sản phẩm và giá cả phải chăng.
15 Nhược điểm
Khi dùng cần sử dụng cốc đong đi kèm sản phẩm để đo liều lượng dùng.
Tổng 6 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Ladda Her, Juntip Kanjanasilp, Nathorn Chaiyakunapruk, Ratree Sawangjit (Ngày đăng: tháng 3 năm 2022). Efficacy and Safety of Eucalyptusfor Relieving Cough: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 01 năm 2024
- ^ Tác giả: Elizabeth Sierocinski, Felix Holzinger, Jean-François Chenot (Ngày đăng: tháng 08 năm 2021). Ivy leaf (Hedera helix) for acute upper respiratory tract infections: an updated systematic review, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 01 năm 2024
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh