Andol S
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Imexpharm, Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm |
Công ty đăng ký | Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm |
Số đăng ký | VD-23570-15 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 25 vỉ x 20 viên |
Hoạt chất | Clorpheniramin Maleat, Paracetamol (Acetaminophen), Phenylephrin hydroclorid |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am2732 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Phương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 747 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Andol S ngày càng được sử dụng rộng rãi trong điều trị các triệu chứng cảm: sốt, nhức đầu, sổ mũi, viêm mũi,... Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Andol S hiệu quả.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên Andol S chứa:
Hoạt chất:
- Paracetamol 500mg
- Phenylephrin HCl 10mg
- Clorpheniramin maleat 4mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Andol S là thuốc gì?
Andol S được sử dụng để điều trị chứng: sốt, đau nhức đầu, đau cơ bắp kèm sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang nguyên nhân do cảm cúm hoặc dị ứng thời tiết.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Panactol Enfant (Vỉ) giúp hạ sốt, giảm đau đầu, nghẹt mũi
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Andol S
3.1 Cách dùng
Andol S được uống sau khi ăn với một ít nước.
3.2 Liều dùng
Andol S dùng cho người lớn và trẻ > 11 tuổi với liều: 1 viên/lần x 1-3 lần/ngày.[1]
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc cảm cúm Slocol được sử dụng với liều dùng như thế nào?
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong Andol S hoặc mẫn cảm chéo với pseudoepherin.
Mắc bệnh phổi, tim mạch, người suy gan, suy thận.
Cao huyết áp nặng, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch, nhịp nhanh thất, block nhĩ thất.
Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Cường giáp mức độ nặng, glaucom góc hẹp.
Đang có cơn hen cấp.
Phì đại tiền liệt tuyến.
Tắc cổ bàng quang.
Đang uống thuốc IMAO hoặc đã dùng trong khoảng 14 ngày trước.
Loét dạ dày, tắc môn vị - tá tràng.
Trẻ em nhỏ hơn 11 tuổi.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
5 Tác dụng phụ
Andol S có gây buồn ngủ không?
Dùng Andol S có thể gây buồn ngủ.
Ngoài ra có thể gặp các tác dụng phụ:
- Chóng mặt, khô miệng, buồn nôn.
- Dị ứng dạng ban đỏ hoặc mày đay, có thể kèm hiện tượng sốt và thương tổn niêm mạc.
- Paracetamol trong một số trường hợp có thể làm giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và toàn thể huyết cầu.
- Phenylephrin có thể gây đau bụng nhẹ, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, khó ngủ, căng thẳng, rung giật, nhịp nhanh, dị ứng bao gồm: phát ban, chóng mặt nặng, ngứa hoặc sưng, khó thở.
6 Tương tác
Sử dụng lâu ngày, liều cao paracetamol với coumarin và dẫn chất indandion làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của thuốc này.
Lưu ý thuốc có thể gây hạ sốt nghiêm trọng khi người bệnh dùng thuốc đồng thời với liệu pháp hạ nhiệt.
Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài có thể làm tăng độc tính trên gan.
Thuốc chống co giật có thể làm paracetamol tăng chuyển hóa thành những chất độc với gan.
Isoniazid dùng cùng Andol S cũng gây tăng độc tính ở gan.
Tác dụng cao huyết áp của phenylephrin có thể tăng và làm giãn đồng tử đáng kể khi kết hợp thuốc với các thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc guanethidin.
Phenylephrin kết hợp với các thuốc ức chế monoamin oxydase có thể làm tác dụng kích thích tim của phenylephrin tăng lên và cao huyết áp.
Bromocriptin phối hợp cùng có nguy cơ gây co mạch hoặc cơn cao huyết áp.
Thuốc ức chế MAO làm tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin tăng và kéo dài.
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương của clorpheniramin maleat tăng khi dùng chung với rượu hoặc các thuốc an thần gây ngủ. Clorpheniramin có thể ngăn cản sự chuyển hóa Phenytoin và gây ngộ độc phenytoin.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Andol S có thể gây buồn ngủ, chóng mặt.
Không dùng Andol S cho người bệnh đã bị thiếu máu nhiều lần, người bệnh tăng nhãn áp, người bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở, bệnh nhân rối loạn tâm trạng hoặc đang dùng thuốc có tác dụng kích thích thần kinh.
Không nên uống rượu trong khi dùng Andol S.
Thận trọng khi dùng Andol S ở người bệnh nhược cơ vì thuốc có thể làm bệnh trở nên nặng hơn, người trên 60 tuổi, người suy gan, thận, tiểu đường type 1, người có bệnh lý về mạch máu, tiểu khó.
Ngừng dùng thuốc nếu các triệu chứng bệnh không giảm sau 7 ngày hoặc kèm theo sốt hay xuất hiện các triệu chứng: căng thẳng, mất ngủ kéo dài, chóng mặt.
Các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng có thể xảy ra khi dùng Andol S.
Tá dược màu quinolin có thể ảnh hưởng nếu bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Decamol - Thuốc điều trị cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Không dùng Andol S cho phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc có thể ảnh hưởng đến bào thai và trẻ bú mẹ
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Tránh sử dụng Andol S khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động này.
7.4 Xử trí khi quá liều
7.4.1 Paracetamol
Triệu chứng: độc tính nghiêm trọng trên gan, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, methemoglobin máu dẫn đến chứng xanh tím.
Cách xử trí: Tiến hành rửa dạ dày tốt nhất trong 4 giờ sau khi quá liều. Giải độc bằng những hợp chất sulfhydryl. Dùng N-acetylcystein trong vòng dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol có hiệu quả hơn. Than hoạt hoặc chất tẩy muối cũng có tác dụng giảm hấp thụ paracetamol.
7.4.2 Clorpheniramin maleat
Triệu chứng: an thần, động kinh, loạn thần, ngừng thở, tác dụng chống tiết acetylcholin, co giật, loạn trương lực, trụy tim mạch, loạn nhịp.
Cách xử trí: Hỗ trợ chức năng sống kết hợp điều trị triệu chứng, duy trì chức năng hô hấp, gan, thận, tim và lập lại cân bằng nước, điện giải.
7.4.3 Phenylephrin HCl
Triệu chứng: huyết áp tăng, co giật, nhức đầu, xuất huyết não, ngoại tâm thu, đánh trống ngực, dị cảm, chậm nhịp tim.
Cách xử trí: Dùng thuốc chẹn α - adrenergic để điều trị tăng huyết áp, điều trị triệu chứng, hỗ trợ chung và chăm sóc y tế.
7.5 Bảo quản
Thuốc Andol S cần được bảo quản:
- Tránh ẩm.
- Tránh ánh sáng.
- Dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Andol S hết, bạn có thể tham khảo mua thuốc Coldtacin Extra (Hộp 10 vỉ x 10 viên) thay thế, thuốc được sản xuất bởi Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Dược phẩm NIC. Thuốc chứa Paracetamol 500mg, Phenylephrine hydrochloride 10mg, Clorpheniramin maleat 4mg, được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm cúm. Liều uống cho người lớn và trẻ em > 12 tuổi là 1 viên/lần, mỗi ngày 2-3 lần.
Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn thuốc Agidorin thay thế. Thuốc là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm, chứa Paracetamol 500mg, Clorpheniramin maleat 4mg, Phenylephrine hydrochloride 10mg, dùng điều trị cảm cúm, đau nhức xương khớp, dị ứng thời tiết. Thuốc bào chế dưới dạng viên nén và được bán với giá 105.000 đồng/Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thông tin chung
SĐK (nếu có): VD-23570-15.
Nhà sản xuất: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm.
Đóng gói: Hộp 25 vỉ x 20 viên.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Paracetamol là hoạt chất được sử dụng khi cần tác dụng giảm đau và hạ sốt. Tác dụng hạ sốt do tác động lên trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi, lượng nhiệt tỏa ra nhiều hơn do giãn mạch và lưu lượng máu ngoại biên tăng. Tác dụng giảm đau do mức chịu đau của cơ thể được nâng lên.
Clorpheniramin maleat làm giảm hiện tượng phù nề, mày đay do ức chế cạnh tranh với thụ thể H1.
Phenylephrin HCl tác động lên thụ thể α - adrenergic, từ đó có tác dụng làm thông mũi.
10.2 Dược động học
Paracetamol
- Hấp thu nhanh, hầu như hoàn toàn khi uống.
- Thời gian bán thải dao động từ 1,25 giờ đến 3 giờ.
- Paracetamol chuyển hóa thành N - acetyl - benzoquinonimin trong gan.
- Chất chuyển hóa thải trừ ra ngoài qua thận.
Clorpheniramin maleat
- Hấp thu tốt khi uống.
- Chuyển hóa nhanh với lượng lớn.
- Thời gian bán thải từ 12 đến 15 giờ.
- Bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.
Phenylephrin HCl
- Sinh khả dụng khi dùng đường uống chỉ đạt dưới 38%.
- Tác dụng của thuốc xuất hiện sau khi uống 15-20 phút và kéo dài 2-4 giờ.
- Chuyển hóa bởi enzym MAO có ở gan và ruột.
- Thải trừ chủ yếu dưới dạng nguyên vẹn qua thận.
11 Thuốc Andol S giá bao nhiêu?
Thuốc Andol S hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Andol S có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Mua thuốc Andol S ở đâu uy tín nhất?
Thuốc Andol S mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Andol S phối hợp Paracetamol, Clorpheniramin maleat, Phenylephrin là giải pháp hiệu quả giúp điều trị nhanh chóng các triệu chứng của cảm cúm: đau đầu, sốt, ngạt mũi, viêm mũi,...
- Sự phối hợp của Paracetamol với thuốc kháng histamin Clorpheniramin và Phenylephrine được đánh giá là an toàn và hiệu quả hơn giả dược trong điều trị hội chứng giống cúm ở người lớn hoặc cảm lạnh thông thường.[2]
- Trong điều trị các trường hợp cảm lạnh thông thường, Clorpheniramine maleate cho thấy hiệu quả vượt trội hơn giả dược.[3]
- Dạng viên nén tiện lợi, dễ uống, gọn nhẹ khi vận chuyển, dễ bảo quản.
- Andol S được sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm với máy móc, thiết bị tân tiến, dây chuyền đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn, được thử nghiệm nghiêm ngặt đảm bảo an toàn và hiệu quả.
14 Nhược điểm
- Andol S có thể ảnh hưởng đến bào thai và trẻ bú mẹ.
- Andol S không dùng được cho trẻ dưới 11 tuổi.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF TẠI ĐÂY
- ^ Tác giả Paulo Dornelles Picon và cộng sự (Đăng ngày 22 tháng 11 năm 2013). Symptomatic treatment of the common cold with a fixed-dose combination of paracetamol, chlorphenamine and phenylephrine: a randomized, placebo-controlled trial, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 01 năm 2024
- ^ Tác giả J C Howard Jr và cộng sự (Đăng tháng 11 năm 1979). Effectiveness of antihistamines in the symptomatic management of the common cold, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 01 năm 2024