1 / 4
anaropin 5mg ml 2 U8181

Anaropin 5mg/ml

Thuốc kê đơn

Đã bán: 456 Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuCông ty Aspen Pharma Pty Ltd, AstraZeneca AB
Công ty đăng kýCông ty Aspen Pharma Pty Ltd.
Số đăng kýĐang cập nhật
Dạng bào chếDung dịch tiêm
Quy cách đóng góiHộp 5 ống tiêm 10ml
Hoạt chấtRopivacaine
Xuất xứThụy Điển
Mã sản phẩmthuy812
Chuyên mục Thuốc Gây Tê/Mê

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Thảo Phương Biên soạn: Dược sĩ Thảo Phương
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 113 lần

1 Thành phần

Trong 1 ống thuốc Anaropin 5mg/ml 10ml có chứa:

  • Ropivacaine hydrochloride…………………..50mg
  • Các tá dược khác vừa đủ……………………vừa đủ 

Thuốc Anaropin 5mg/ml gây tê phẫu thuật, giảm đau cấpt

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Anaropin 5mg/ml

Thuốc Anaropin có các chỉ định sau đây:

Chỉ địnhCụ thể
Gây tê phẫu thuậtThực hiện gây tê ngoài màng cứng cho các ca phẫu thuật, bao gồm cả các trường hợp sinh mổ
Gây tê dưới màng nhện (nội tủy mạc)
Phong bế các dây thần kinh lớn, dây thần kinh ngoại biên hoặc gây tê vùng chọn lọc
Giảm đau cấpTruyền ngoài màng cứng liên tục hoặc tiêm liều gián đoạn để kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật hoặc trong quá trình sinh nở.
Phong bế thần kinh ngoại biên hoặc gây tê chọn lọc vùng đau.
Sử dụng để phong bế thần kinh ngoại biên liên tục qua truyền hoặc tiêm gián đoạn, chẳng hạn như để giảm đau sau phẫu thuật.
Giảm đau cấp trong và sau khi thực hiện phẫu thuật cho trẻ emDùng để phong bế ở vùng thắt lưng cùng ngoài màng cứng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ dưới 12 tuổi.
Thực hiện truyền ngoài màng cứng liên tục cho trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 12 tuổi.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Marcaine Spinal Heavy 0.5% - Thuốc dùng cho gây tê

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Anaropin 5mg/ml

3.1 Liều dùng

Anaropin chỉ nên được sử dụng bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong gây tê vùng hoặc dưới sự giám sát nghiêm ngặt của họ. Cần ưu tiên sử dụng liều thấp nhất có thể để đạt được hiệu quả gây tê mong muốn.

Liều dùng Anaropin 5mg/ml để gây tê nội tủy mạc (dưới màng nhện) trong phẫu thuật: Sử dụng liều lượng từ 3-4 ml.

Thời gian khởi phát và thời gian tác dụng của thuốc có thể thay đổi đáng kể giữa các cá nhân.

3.2 Cách dùng

Thuốc Anaropin 5mg/ml dùng bằng đường tiêm 

3.3 Lưu ý

Cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng để tránh việc tiêm nhầm vào mạch máu. Trước và trong quá trình tiêm, phải thực hiện hút bơm tiêm cẩn thận  để kiểm tra.

Trong suốt quá trình tiêm, cần giám sát chặt chẽ các chức năng sống của bệnh nhân. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm độc, cần ngừng tiêm ngay lập tức để xử lý kịp thời.

4 Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc trong trường hợp quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ tá dược nào có trong thành phần.

Chống chỉ định đối với những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các chất gây tê tại chỗ thuộc nhóm amide.

5 Tác dụng phụ

5.1 Thường gặp

Rối loạn tim: Hạ huyết áp, Chậm nhịp tim, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp  

Rối loạn hệ thần kinh: Dị cảm, chóng mặt, đau đầu

Rối loạn tiêu hoá: Buồn nôn, nôn

Các rối loạn toàn thân và tại chỗ tiêm: Tăng nhiệt độ, rét run, đau lưng

5.2 Ít gặp

Ngất

Bồn chồn

Các triệu chứng của nhiễm độc thần kinh trung ương

Giảm xúc giác

Khó thở

Hạ nhiệt độ

5.3 Hiếm gặp

Ngừng tim, loạn nhịp tim

Các phản ứng dị ứng (mày đay, u thần kinh)

6 Tương tác

Cần lưu ý khi sử dụng ropivacaine kết hợp với các thuốc có cấu trúc tương tự thuốc gây tê tại chỗ, chẳng hạn như thuốc chống loạn nhịp nhóm IB, vì có thể làm tăng nguy cơ độc tính.

Chưa có nghiên cứu cụ thể về tương tác với nhóm III (như Amiodarone), nhưng cần cân nhắc kỹ khi phối hợp.

Fluvoxamine và các chất ức chế CYP1A2 mạnh (như enoxacin) có thể làm giảm thanh thải ropivacaine, tăng nồng độ trong huyết thanh. Tránh dùng kéo dài ropivacaine ở bệnh nhân đang điều trị với các thuốc này.

==> Tham khảo: Thuốc Bupivacaine For Spinal Anaesthesia Aguettant 5mg/ml sử dụng trong gây tê phẫu thuật

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Quy trình gây tê vùng cần thực hiện trong điều kiện có đầy đủ thiết bị hồi sức cấp cứu. Bệnh nhân nên ở trạng thái tối ưu và được truyền tĩnh mạch trước khi bắt đầu phong bế.

Bác sĩ cần tránh tiêm nhầm vào mạch máu và phải hiểu rõ cách chẩn đoán, điều trị các tác dụng không mong muốn.

Tiêm nhầm dưới màng nhện có thể gây phong bế tủy sống nghiêm trọng, dẫn đến ngừng thở và hạ huyết áp.

Co giật có thể xảy ra sau khi thực hiện phong bế đám rối cánh tay hoặc ngoài màng cứng, thường do tiêm vào mạch máu hoặc thuốc bị hấp thu quá nhanh.

Tiêm gây tê tại vùng đầu và cổ có nguy cơ phản ứng phụ nghiêm trọng cao hơn.

Bệnh nhân đang dùng thuốc chống loạn nhịp nhóm III như Amidarone cần theo dõi điện tâm đồ vì nguy cơ cộng hợp tác dụng trên tim.

Trường hợp ngừng tim hiếm gặp, nhưng nếu xảy ra, cần hồi sức kéo dài và tích cực.

Ropivacaine chuyển hóa qua gan, nên giảm liều ở bệnh nhân bị bệnh gan nặng.

Không cần thay đổi liều với bệnh nhân suy thận trong điều trị ngắn hạn, nhưng cần lưu ý nguy cơ nhiễm toan và giảm protein huyết.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú

7.2.1 Phụ nữ mang thai

Chưa có đầy đủ dữ liệu về việc sử dụng Anaropin 5mg/ml ở phụ nữ mang thai, ngoại trừ trường hợp tiêm ngoài màng cứng trong sản khoa. Các nghiên cứu trên động vật không ghi nhận tác động tiêu cực lên thai kỳ, sự phát triển của thai nhi, quá trình sinh hoặc sự phát triển sau sinh.

Việc tiêm ropivacaine dưới màng nhện trong trường hợp sinh đẻ chưa được nghiên cứu.

7.2.2 Phụ nữ đang cho con bú

Hiện tại chưa có thông tin xác định liệu ropivacaine có đi qua sữa mẹ hay không.

7.3 Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Bên cạnh tác dụng gây tê, Anaropin 5mg/ml có thể gây tác động nhẹ và tạm thời đến khả năng vận động và sự phối hợp của cơ thể.

7.4 Xử trí khi quá liều

Khi có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân cấp, ngừng ngay việc sử dụng thuốc gây tê tại chỗ và tiến hành điều trị kịp thời. Cung cấp oxy liên tục và thông khí nếu cần. Nếu co giật không ngừng sau 15-20 giây, tiêm natri thiopentone (1-3 mg/kg) hoặc Diazepam (0,1 mg/kg). 

Trong trường hợp co giật kéo dài, sử dụng thuốc giãn cơ như Suxamethonium (1 mg/kg) để cải thiện thông khí, yêu cầu có kinh nghiệm đặt ống nội khí quản. 

Nếu ngừng tuần hoàn, thực hiện hồi sức tim phổi ngay lập tức, sử dụng thuốc tăng huyết áp (Ephedrine 5-10 mg) nếu hạ huyết áp/chậm nhịp tim. 

Trong trường hợp ngừng tim, thực hiện hồi sức kéo dài. 

Liều điều trị nhiễm độc ở trẻ em được tính theo tuổi và cân nặng.

7.5 Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C

Không đông lạnh sản phẩm

8 Cơ chế tác dụng

8.1 Dược lực học

Anaropin chứa ropivacaine, là thuốc gây tê tại chỗ nhóm amide và là một dạng đối quang tinh khiết. Ropivacaine hoạt động bằng cách ức chế có phục hồi sự dẫn truyền xung thần kinh thông qua việc ngăn cản sự vận chuyển Ion Natri vào màng tế bào thần kinh. Thuốc cũng ảnh hưởng tương tự đến màng tế bào dễ bị kích thích ở não và cơ tim.

Ropivacaine có tác dụng gây tê và giảm đau hiệu quả. Ở liều cao, thuốc có tác dụng gây tê phẫu thuật, trong khi liều thấp có tác dụng giảm đau bằng cách ức chế và giới hạn hệ không vận động. Việc kết hợp với adrenaline không làm tăng thời gian hay mức độ ức chế do ropivacaine.

So với levobupivacaine và Bupivacaine, ropivacaine ít gây tác dụng phụ lên sự co thắt của cơ tim khi thử nghiệm in vitro. Khi một lượng thuốc lớn được đưa vào tuần hoàn, có thể xuất hiện các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương và tim mạch một cách nhanh chóng.

8.2 Dược động học

8.2.1 Hấp thu

Nồng độ ropivacaine trong huyết tương thay đổi tùy thuộc vào liều lượng, loại phong bế và sự phân bố mạch máu tại nơi tiêm. Thuốc hấp thu nhanh và theo hai pha, với thời gian bán thải lần lượt là 14 phút và 4 giờ. Quá trình hấp thu chậm có tác động đến tốc độ thải trừ, điều này giải thích tại sao thời gian bán thải ở pha cuối kéo dài hơn khi thuốc được tiêm ngoài màng cứng so với tiêm tĩnh mạch.

8.2.2 Phân bố

Ropivacaine chủ yếu gắn với α1-acid glycoprotein trong huyết tương, và dạng tự do chiếm khoảng 6%. Ở trạng thái hằng định, Thể tích phân bố là 47 lít. Nồng độ ropivacaine và PPX tăng khi truyền ngoài màng cứng liên tục. Ropivacaine có thể qua nhau thai và nồng độ thuốc trong thai nhi thấp hơn mẹ do sự khác biệt về liên kết protein.

8.2.3 Chuyển hóa

Ropivacaine chuyển hóa chủ yếu tại gan qua hydroxyl hóa tạo 3-hydroxy-ropivacaine và khử N-alkyl tạo PPX. PPX, có độc tính cao hơn ropivacaine tự do, là chất chuyển hóa quan trọng khi truyền ngoài màng cứng.

8.2.4 Thải trừ

Chất chuyển hóa được thải trừ qua thận, và chỉ 1% ropivacaine được thải trừ dưới dạng chưa chuyển hóa. Độ thanh thải huyết tương toàn phần trung bình đạt khoảng 440 mL/phút, với thanh thải không gắn kết là 8L/phút và thanh thải qua thận là 1 mL/phút. Sau khi tiêm tĩnh mạch, thời gian bán thải pha cuối là 1,8 giờ. [1]

9 Thuốc Anaropin 5mg/ml giá bao nhiêu?

Thuốc Anaropin 5mg/ml hiện có mặt tại cửa hàng trực tuyến Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Mức giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật trên trang chính. Nếu bạn cần biết thông tin chi tiết về giá cả cũng như các chương trình khuyến mãi, vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua số hotline hoặc nhắn tin qua Zalo/Facebook.

10 Thuốc Anaropin 5mg/ml mua ở đâu?

Để mua Anaropin 5mg/ml chính hãng và đảm bảo chất lượng, bạn có thể mang theo đơn thuốc của bác sĩ và đến trực tiếp Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, tọa lạc tại 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ qua hotline hoặc gửi tin nhắn qua website để được tư vấn chi tiết về cách sử dụng thuốc đúng cách.

11 Ưu điểm

  • Thuốc Anaropin có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, từ gây tê phẫu thuật, gây tê ngoài màng cứng, đến phong bế thần kinh ngoại biên hoặc giảm đau cấp trong và sau phẫu thuật. 
  • Thuốc có khả năng giảm đau hiệu quả, từ giảm đau cấp trong và sau phẫu thuật đến giảm đau cho trẻ em, đặc biệt là trong các ca sinh nở hoặc phẫu thuật. [2]

12 Nhược điểm

  • Có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tim mạch, chóng mặt hoặc co giật
  • Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú

 


Tổng 4 hình ảnh

anaropin 5mg ml 2 U8181
anaropin 5mg ml 2 U8181
anaropin 5mg ml 3 H3407
anaropin 5mg ml 3 H3407
anaropin 5mg ml 4 V8762
anaropin 5mg ml 4 V8762
anaropin 5mg ml 5 U8760
anaropin 5mg ml 5 U8760

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Gromov K và cộng sự, (Ngày đăng: Ngày 15 tháng 01 năm 2021), Population pharmacokinetics of ropivacaine used for local infiltration anaesthesia during primary total unilateral and simultaneous bilateral knee arthroplasty, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024
  2. ^ Owen MD, Dean LS, Ropivacaine, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc Anaropin này có thể dùng cho trẻ em không?

    Bởi: Lê Tuấn vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Thuốc Anaropin có thể được sử dụng để giảm đau cấp cho trẻ em, đặc biệt là trong và sau khi thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, liều lượng và cách dùng cần phải được bác sĩ có chuyên môn quyết định và theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là với trẻ em dưới 12 tuổi.

      Quản trị viên: Dược sĩ Thảo Phương vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Anaropin 5mg/ml 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Anaropin 5mg/ml
    T
    Điểm đánh giá: 4/5

    Giá cả phải chăng, dược sĩ tư vấn nhiệt tình

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633