Alipid 20
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | OPV, Công ty cổ phần dược phẩm OPV |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm OPV |
Số đăng ký | VD-24240-16 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Atorvastatin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | m5295 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Mỡ Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 6581 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Alipid 20 được chỉ định để điều trị tăng cholesterol máu và rối loạn lipid. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Alipid 20.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên nén Alipid 20 có chứa hàm lượng và hoạt chất như sau:
Atorvastatin calcium có hàm lượng 20mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Thuốc Alipid 20 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Alipid 20
2.1 Tác dụng của thuốc Alipid 20
Thuốc Alipid 20mg chứa hoạt chất chính là Atorvastatin là một chất thuốc nhóm statin với tác dụng dược lý chính là gây giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể. Thông qua cơ chế ức chế HMGCoA reductase là 1 loại enzyme đóng vai trò quan trọng tham gia quá trình sản xuất cholesterol ở gan từ đó nó sẽ ức chế sự tổng hợn cholesterol diễn ra tại gan.
Thuốc có tác dụng chủ yếu là làm giảm nồng đọ cholesterol toàn phần, LDL cholesterol trong máu, hỗ trợ tăng HDL cholesterol. Từ đó mà điều trị bệnh làm giảm nồng độ lipid trong máu và các hệ lụy do nó mang lại. Ngoài ra là khả năng gây giảm nồng độ triglycerid trong máu cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
2.2 Chỉ định của thuốc Alipid 20
Tăng cholesterol máu và rối loạn lipid máu hỗn hợp.
Tăng triglyceride máu.
Rối loạn beta-lipoprotein.
Tăng cholesterol máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng có cùng công dụng: Thuốc Flypit 10 - Thuốc điều trị tăng cholesterol máu.
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Alipid 20
3.1 Liều dùng của thuốc Alipid 20
Tăng cholesterol máu có hoặc không có yếu tố gia đình dị hợp tử và rối loạn lipid huyết hỗn hợp 20 mg, ngày 1 lần, liều thông thường 20-80 mg/ngày.
Tăng cholesterol máu có yếu tố gia đình đồng hợp tử 10-80 mg/ngày.
Sử dùng thuốc kết hợp với biện pháp không dùng thuốc ví dụ như ăn kiêng.
Khi quyết định điều chỉnh liều dùng thì nên xem xét các chỉ số lipid máu và cân nhắc quyết định phù hợp. [1]
3.2 Cách dùng của thuốc Alipid 20
Uống cùng với nước lượng vừa đủ. Uống thuốc đầy đủ như chỉ dẫn của bác sĩ không tự ý bỏ giữa chừng khoảng thời gian trị liệu gây giảm hiệu quả điều trị.
Thuốc dùng đường uống không dùng đường khác.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
Bệnh gan tiến triển, tăng men gan không rõ nguyên nhân. Phụ nữ có thai và cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Tormeg 20mg: tác dụng - chỉ định - liều dùng
5 Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là trên cơ như yếu cơ, mỏi cơ, giảm vận động và hệ tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, kích thích ruột.
Thông báo ngay cho dược sĩ về những tác dụng không mong muốn gặp phải khi điều trị bằng thuốc này.
Xin lời khuyên từ dược sĩ hoặc bác sĩ để có được hướng giải quyết tốt nhất.
6 Tương tác
Khi gặp bất kì biến cố bất lợi nào nghi ngờ liên quan đến các thuốc dùng cùng hãy báo ngay cho bác sĩ để có lời khuyên.
Trước khi điều trị nên báo cáo đầy đủ với bác sĩ điều trị các thuốc mà bạn sử dụng. Nên uống cách xa hoặc giảm liều để tránh xảy ra tương tác.
Tương tác đáng chú ý nhất là gây tăng tác dụng phụ trên cơ vân của artovastatin xảy ra khi dùng đồng thời với với các nhóm thuốc có tác dụng lên hệ enzyme chuyển hóa ở gan như: Erythromycin, niacin, dẫn xuất acid fibric, cyclosporin, thuốc kháng nấm nhóm azole.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Lưu ý trên bệnh nhân suy gan, nghiện rượu, bệnh gan.
Thận trọng với người lái xe và vận hành máy.
7.2 Lưu ý trên phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng thuốc này do có thể có ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi và trẻ sơ sinh.
7.3 Bảo quản
Điều kiện lý tưởng cho việc bảo quản thuốc là trong hộp thuốc kín.
Nơi khô ráo thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời hay nhiệt quá cao chiếu trực tiếp làm hỏng thuốc.
8 Nhà sản xuất
SDDK: VD-24240-16.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm OPV.
Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên, hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim.
9 Alipid 20 giá bao nhiêu?
Thuốc Alipid 20 mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Alipid 20 mua ở đâu chính hãng?
Alipid 20 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Ưu điểm
- Atorvastatin là một trong những loại thuốc được kê đơn rộng rãi nhất và Statin được kê đơn nhiều trên thế giới.
- Mười một thử nghiệm lâm sàng của Atorvastatin, đã được phát triển ở Nhật Bản, đã chứng minh rõ ràng khả năng làm giảm nồng độ LDL-C mạnh hơn và ở nhiều bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị LDL-C hơn đáng kể so với các chất ức chế men khử khác có hồ sơ an toàn tương tự.
- Atorvastatin là một liệu pháp hữu hiệu trong việc quản lý hiệu quả chứng tăng cholesterol máu và tăng lipid máu kết hợp. [2]
- Các thử nghiệm lâm sàng của Atorvastatin cũng cho thấy giảm đáng kể Triglycerid huyết tương.
- Liều Atorvastatin được khuyến cáo từ 10 đến 80 mg/ngày có tác dụng giảm 36% đến 53% LDL-cholesterol. [3]
12 Nhược điểm
- Cần chú ý đến một số phản ứng trên cơ như yếu cơ, mỏi cơ, giảm vận động và trên cả hệ tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, kích thích ruột.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Alipid 20mg. Tải bản PDF tại đây
- ^ T Funatsu, H Kakuta, H Tanaka, Y Arai, K Suzuki, K Miyata( cập nhật tháng 1 năm 2001), Atorvastatin (Lipitor): a review of its pharmacological and clinical profile, PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023
- ^ Stephen P Adams, Michael Tsang, James M Wright( cập nhật ngày 12 tháng 12 năm 2012), Lipid lowering efficacy of atorvastatin, PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023