Alavox 60
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Delta Pharma, Delta Pharma Limited |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm DO HA |
Số đăng ký | VN-15816-12 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Etoricoxib |
Xuất xứ | Bangladesh |
Mã sản phẩm | hm1366 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Alavox 60 ngày càng được sử dụng nhiều trong đơn kê điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, thống phong. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Alavox 60 hiệu quả.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Alavox 60 có chứa các thành phần bao gồm:
Etoricoxib có hàm lượng 60mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên theo công thức của nhà sản xuất.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Alavox 60
2.1 Tác dụng của thuốc Alavox 60
Thuốc Alavox 60 có chứa hoạt chất chính là etoricoxib, có đặc tính chống viêm, giảm đau trong các bệnh xương khớp hiệu quả.
Etoricoxib là một hoạt chất của nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chọn lọc COX-2 (coxib).
Etoricoxib hiện được phê duyệt ở một số quốc gia cho các chỉ định khác nhau bao gồm:
- Điều trị đau cấp tính.
- Viêm khớp gút cấp tính.
- đau thắt lưng mãn tính.
- đau bụng kinh nguyên phát và điều trị mãn tính các dấu hiệu và triệu chứng của viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
Cơ chế tác dụng: ức chế enzym cyclooxygenase-2 (COX-2) chuyển đổi axit arachidonic thành endoperoxit nên ngăn cản sự tổng hợp prostaglandin.
2.2 Chỉ định của thuốc Alavox 60
Thuốc Alavox 60 được chỉ định để:
Điều trị viêm xương khớp hoặc đau cơ xương mạn tính: Viêm xương khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp, bệnh Gout, thống phong.
Giảm các chứng đau cấp hoặc mạn, đau bụng kinh, đau răng,...
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Atocib 60: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Alavox 60
3.1 Liều dùng thuốc Alavox 60
Điều trị viêm xương khớp với liều 30mg/lần/ngày. Nếu bệnh không thuyên giảm có thể tăng lên 60mg/ngày.
Điều trị viêm khớp dạng thấp với liều khuyến nghị là mỗi lần 90mg, ngày dùng 1 lần.
Điều trị cơn gout cấp với liều 2 viên/lần, ngày uống 1 lần và không dùng quá 8 ngày.
Bệnh nhân suy gan: không uống quá 60 mg tương đương với 1 viên/ngày. Nên xem xét điều chỉnh liều giảm xuống 1 nửa.
Bệnh nhân suy thận không cần điều chỉnh liều nếu độ thanh thải trên 30ml/phút.
3.2 Cách dùng thuốc Alavox 60 hiệu quả
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên dùng theo đường uống.
Nên uống vào lúc đói để thuốc được hấp thu tốt hơn.
4 Chống chỉ định
Thuốc Alavox 60 không dùng cho các đối tượng:
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
Người suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải dưới 30ml/phút).
Trẻ em chưa đủ 16 tuổi.
Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Người suy tim, tăng huyết áp mất kiểm soát.
Bệnh nhân thiếu máu cục bộ, bệnh mạch não, bệnh động mạch ngoại biên.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Zostopain 60 (Etoricoxib) - Thuốc chống viêm nhóm NSAID
5 Tác dụng phụ
Trong thời gian sử dụng thuốc Alavox 60, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón, viêm dạ dày, viêm ruột.
- Nhức đầu, choáng váng.
- Phản ứng dị ứng.
- Viêm phế quản.
- Viêm gan, vàng da.
- Thiếu máu.
- Hiếm khi, thấy người bệnh gặp phải tình trạng phù mạch, phản vệ.
6 Tương tác
Kéo dài thời gian prothrombin của các thuốc chống đông (warfarin).
Tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa khi kết hợp với Acid Acetylsalicylic.
Giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc đối kháng angiotensin II.
Có thể làm tăng tác dụng độc tính trên thận khi phối hợp Alavox 60 với ciclosporin hoặc Tacrolimus.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần xem xét kĩ lưỡng về liều lượng và thời gian điều trị đối với những đối tượng mắc bệnh cao huyết áp, tăng lipid máu, đái tháo đường để hạn chế những ảnh hưởng xấu đối với tim mạch.
Tránh sử dụng thuốc cho những bệnh nhân từng có tiền sử mắc các bệnh đường tiêu hóa.
Khi điều trị cho những bệnh nhân suy gan, cần phải theo dõi chặt chẽ và làm xét nghiệm đánh giá chức năng gan thường xuyên để có hướng điều trị tốt nhất.
Alavox 60 gây ra tác dụng phụ trên hệ thần kinh gây hoa mắt, chóng mắt nên tránh lái xe hoặc thao tác máy móc phực tạp trong thời gian dùng thuốc.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Thuốc Alavox 60 chống chỉ định dùng cho chị em đang trong thời kì mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ.
7.3 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, chống ẩm ướt, mối mọt.
Không để thuốc nơi ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-15816-12.
Nhà sản xuất: Công ty Delta Pharma Ltd. - BĂNG LA ĐÉT.
Đóng gói: Hộp 3 vi x 10 viên,
9 Thuốc Alavox 60 giá bao nhiêu?
Thuốc Alavox 60 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Alavox 60 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Alavox 60 mua ở đâu?
Thuốc Alavox 60 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn bác sĩ kê thuốc Alavox 60 mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Ở liều 90 mg đối với bệnh viêm khớp dạng thấp và 60 mg đối với bệnh viêm xương khớp và đau thắt lưng mãn tính etoricoxib đã đem lại tác dụng tương đối hiệu quả. [1]
- So với indometacin và Diclofenac, etoricoxib có tỷ lệ tác dụng phụ thấp hơn.
- Etoricoxib 120 mg uống 1 lần/ngày có hiệu quả đối với bệnh gút cấp tính tương tự như indometacin và diclofenac.
- Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Etoricoxib được bệnh nhân dung nạp tốt hơn so với các NSAID như indometacin và diclofenac. [2]
12 Nhược điểm
- Giá thành tương đối cao.
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Alan K Matsumoto 1, Paul F Cavanaugh Jr (Ngày đăng năm 2004). Etoricoxib, PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả Shaobo Zhang và cộng sự (Ngày đăng năm 2016). Efficacy and safety of etoricoxib compared with NSAIDs in acute gout: a systematic review and a meta-analysis, PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023