A.T Urea 20%
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược phẩm An Thiên (A.T PHARMA CORP), Công ty Cổ phần dược phẩm An Thiên - Việt Nam |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần dược phẩm An Thiên - Việt Nam |
Số đăng ký | VD-33398-19 |
Dạng bào chế | Kem bôi ngoài da |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 tuýp 20g |
Hoạt chất | Urea |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | at108 |
Chuyên mục | Thuốc Da Liễu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc A.T Urea 20% được sử dụng trong điều trị viêm da, vảy cá.... Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc A.T Urea 20% trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi tuýp A.T Urea 20% có chứa:
- Urea: 2g.
- Phụ liệu: vừa đủ 1 tuýp.
Dạng bào chế: Kem bôi ngoài da.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc A.T Urea 20%
2.1 Tác dụng của thuốc A.T Urea 20%
2.1.1 Dược lực học
Urea là một chất làm mềm keratolytic có tác dụng điều trị hoặc ngăn ngừa da khô, thô ráp, có vảy, ngứa[1].
2.1.2 Dược lâm sàng
Urea nhẹ nhàng hòa tan ma trận nội bào, dẫn đến nới lỏng lớp sừng của da và bong vảy da đều đặn, do đó làm mềm các vùng dày sừng. Urea cũng hydrat hóa và hòa tan nhẹ nhàng ma trận gian bào của tấm móng, điều này có thể dẫn đến sự mềm mại và cuối cùng là sự bong tróc của tấm móng[2].
Để loại bỏ và thúc đẩy quá trình chữa lành bình thường các tổn thương bề mặt tăng sừng hóa, đặc biệt khi quá trình lành vết thương bị chậm lại do nhiễm trùng tại chỗ, mô hoại tử, mảnh vụn xơ hoặc mủ hoặc đóng vảy. Urê rất hữu ích trong điều trị các tình trạng tăng sừng hóa như da khô, thô ráp, viêm da, bệnh vẩy nến, khô da, bệnh vảy cá, chàm, dày sừng, dày sừng, ngô và vết chai, cũng như móng tay bị hư hỏng và mọc ngược.
2.2 Chỉ định của thuốc A.T Urea 20%
Thuốc A.T Urea 20% được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Rối loạn keratin hóa: chai gan bàn tay, dày sừng ở gan bàn tay & bàn chân,
- Nứt nẻ tay chân, bệnh vảy cá, dị ứng da, chàm dị ứng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc SkinCare-U 30g Thuốc trị khô da, nứt nẻ, vẩy nến, á sừng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc A.T Urea 20%
3.1 Liều dùng thuốc A.T Urea 20%
Khuyến cáo nên bôi thuốc 2 - 3 lần mỗi ngày hoặc sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
3.2 Cách dùng thuốc A.T Urea 20% hiệu quả
Rửa sạch vùng da bị sừng hóa rồi lấy một lượng cream vừa phải bôi lên da.
Thoa đều kem khắp vùng da tổn thương để đạt hiệu quả điều trị cao.
Chú ý, rửa sạch tay ngay sau khi bôi thuốc để tránh tình trạng thuốc dính vào niêm mạc mắt, mũi, miệng gây kích ứng.
4 Chống chỉ định
Không chỉ định sử dụng A.T Urea 20% đối với những người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
Với những vết thương trên da bị sưng tấy, rỉ dịch cũng khuyến cáo không dùng thuốc này.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Kem dưỡng làm mềm da, chống nứt nẻ tay chân Skink - U
5 Tác dụng phụ
Thuốc A.T Urea 20% dung nạp tốt khi dùng bôi trên da và hầu như không có tác dụng phụ.
Tuy nhiên, nếu bôi quá nhiều thuốc hoặc da nhạy cảm bạn có thể cảm thấy đau nhức và bỏng rát, thậm chí là nổi ban đỏ, ngứa và phù tại vị trí vết thương.
Nếu gặp bất cứ triệu chứng bất lợi nào, bạn nên dừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ da liễu để được xem xét, chẩn đoán cụ thể hơn về các vấn đề này.
6 Tương tác
Một số loại thuốc bôi ngoài da như 5-Fluorouracil hay Dithranol sẽ tăng tác dụng khi bôi cùng với A.T Urea 20%.
Thuốc A.T Urea 20% sẽ làm tăng khả năng giải phóng thuốc và thẩm thấu qua da của nhóm bôi da corticosteroid.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc chỉ dùng để bôi ngoài da, không được dùng để uống.
Tuyệt đối không bôi trực tiếp vào vùng mắt, mũi, miệng,...
Nếu bị kích ứng da do bôi thuốc quá liều hãy rửa sạch ngay phần thuốc đã bôi lên da bằng nước sạch.
Không bôi cùng lúc nhiều loại thuốc vào một vị trí tổn thương mà không có chỉ định cụ thể từ bác sĩ da liễu để tránh những tương tác bất lợi làm giảm hiệu quả của các thuốc điều trị.
Việc dùng thuốc không ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Chỉ sử dụng thuốc trên nhóm đối tượng này nếu lợi ích vượt lên trên nguy cơ có thể gặp phải.
7.3 Bảo quản
Nhiệt độ bảo quản thuốc A.T Urea 20% phù hợp là dưới 30 độ C.
Không để thuốc ở nơi nhiệt độ cao khiến kem chảy lỏng.
Vặn chặt nắp tuýp thuốc sau khi đã lấy đủ lượng thuốc cần dùng.
Tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-33398-19.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần dược phẩm An Thiên - Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 1 tuýp 20g.
9 Thuốc A.T Urea 20% giá bao nhiêu?
Thuốc A.T Urea 20% giá bao nhiêu? Thuốc A.T Urea 20% hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc A.T Urea 20% mua ở đâu?
Thuốc A.T Urea 20% mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
Urea, một thành phần của yếu tố giữ ẩm tự nhiên của da, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm và tính toàn vẹn của da.
Ở liều thấp hơn (≤10%), các công thức bôi ngoài da có chứa urê hoạt động như một chất dưỡng ẩm cho da, trong khi ở nồng độ cao hơn (>10% urê), các chế phẩm dựa trên ure có tác dụng tiêu sừng. Urea cũng hữu ích trong các liệu pháp kết hợp với thuốc chống viêm và chống nấm, do hoạt động của nó như một chất tăng cường thâm nhập. [3]
Dựa trên các tài liệu hiện có, các sản phẩm chứa ure nồng độ thấp có hiệu quả trong điều trị và/hoặc ngăn ngừa bệnh khô da ở một số rối loạn về da như bệnh vảy cá, viêm da dị ứng và bệnh vẩy nến hoặc không liên quan đến các bệnh da cụ thể. [4]
Giá thành tương đối phù hợp.
Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi.
12 Nhược điểm
- Dạng kem có thể gây nhờn rít, khó thấm trên da.
Tổng 1 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia Pubchem. Urea, Pubchem. Truy cập ngày 24 tháng 07 năm 2023
- ^ Chuyên gia Drugs. Urea Gel Prescribing Information, Drugs. Truy cập ngày 24 tháng 07 năm 2023
- ^ Tác giả Leonardo Celleno (Ngày đăng năm 2018). Topical urea in skincare: A review, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 07 năm 2023
- ^ Tác giả Francesco La Carrubba và cộng sự (Ngày đăng năm 2020). Clinical evidences of urea at low concentration, PubMed. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2023