1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. Thuốc Trị Ho

Thuốc trị ho gồm những nhóm thuốc nào? Dùng thuốc sao cho hợp lý?

Cập nhật lần cuối: , 3 phút đọc

Trungtamthuoc.com -  Ho là một triệu chứng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Nó không chỉ gây khó chịu cho bản thân người bị mà đôi khi còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Vậy nguyên nhân gây ho là gì và có những nhóm thuốc nào điều trị ho? Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1 Tổng quan về bệnh ho 

1.1 Ho là gì? 

Ho là cách cơ thể phản ứng khi có thứ gì đó kích thích cổ họng hoặc đường thở. Đây là một phản xạ bảo vệ của cơ thể, giúp đẩy các chất tiết của phế quản ra ngoài. 

Thông thường ho là triệu chứng của một số bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp. 

Ho thường là triệu chứng của bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp
Ho thường là triệu chứng của bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp

1.2 Nguyên nhân gây ra ho

Một số nguyên nhân gây ho thường gặp là:

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Thuốc ức chế ACE hoặc ít gặp hơn là thuốc ARB dùng để điều trị huyết áp cao, suy tim hoặc bệnh thận
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động (hoặc hút các chất khác như cần sa)
  • Ung thư phổi
  • Bệnh phổi như giãn phế quản, xơ nang hoặc bệnh phổi kẽ

1.3 Phân loại bệnh ho

Tùy thuộc vào thời gian kéo dài cơn ho của người bệnh gồm có:

Bệnh ho cấp tính: thường bắt đầu nhanh chóng và thường do cảm lạnh, cúm, viêm mũi dị ứng, bệnh viêm đường hô hấp trên,...Tình trạng ho cấp tính thường sẽ kéo dài nhỏ hơn 3 tuần với các triệu chứng đi kèm như:

  • Thở nông, thở khò khè
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Sốt, sổ mũi
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm

Bệnh ho mạn tính: là cơn ho kéo dài từ 8 tuần trở lên ở người lớn hoặc 4 tuần ở trẻ em. Ho mãn tính có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bệnh nhân cảm thấy kiệt sức. Trường hợp ho mạn tính nặng có thể gây nôn mửa, chóng mặt và thậm chí gãy xương sườn. Ho mạn tính có thể xảy ra với các dấu hiệu và triệu chứng khác, có thể bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Cảm giác có chất lỏng chảy xuống sau cổ họng (chảy nước mũi sau)
  • Thường xuyên hắng giọng và đau họng
  • Khàn tiếng
  • Thở khò khè và khó thở
  • Ợ chua hoặc có vị chua trong miệng
  • Trong một số trường hợp hiếm hiếm có xuất hiện ho ra máu 

2 Nguyên tắc điều trị ho

Ưu tiên điều trị nguyên nhân gây ho.

Chỉ điều trị triệu chứng khi:

  • Chưa xác định được nguyên nhân gây ho
  • Ho quá nhiều và dai dẳng, khiến bệnh nhân không chịu nổi
  • Điều trị nguyên nhân chưa đủ khống chế ho
  • Điều trị nguyên nhân không thể được hay thất bại

3 Các nhóm thuốc điều trị ho do nguyên nhân

Các thuốc điều trị ho do nguyên nhân sẽ tập trung vào điều trị các nguyên nhân gây ra ho.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nhóm thuốc điều trị

Hen suyễn và COPD

Thuốc giãn phế quản (cường beta-2 adrenergic)

Viêm phổi hoặc viêm phế quản cấp tính

Kháng sinh

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc kháng histamin H2

Viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Kháng histamin H1

4 Các nhóm thuốc điều trị triệu chứng ho

4.1 Thuốc giảm ho tác động trên trung ương

Cơ chế tác dụng: Thuốc giảm ho trung ương hoạt động bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành tủy, nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tuỷ. Một số loại thuốc giảm ho trung ương thường sử dụng các thành phần opioid như Dextromethorphan (DXM), Codein. Đây là nhóm thuốc cắt cơn ho cho người lớn được dùng phổ biến khi chưa tìm ra nguyên nhân gây ho.

4.1.1 Codein

Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, tuy nhiên thuốc có thể gây khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Các tác dụng phụ khi dùng Codein như táo bón, buồn nôn, khô miệng, nhức đầu, buồn ngủ. Codein thường dùng kết hợp với các hoạt chất khác, ví dụ như Codein và terpin hydrat (Terpin Codein - F) hoặc Codein và Guaifenesin (Eucatopdein). Dạng bào chế có thể ở dạng viên nén hoặc siro.

Liều dùng của các chế phẩm Codein

Tên thuốc

Liều dùng

Codein và Terpin hydrat (Terpin Codein - F)

Người trưởng thành: 2 viên/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ em 5-12 tuổi: 1-2 viên/lần x 2 lần/ngày.

Codein và Guaifenesin (Eucatopdein)

Trẻ > 12 tuổi và người lớn: 2-4 viên/lần x 3-4 lần/ngày. Liều dùng nhiều nhất là 24 viên/ngày.
Trẻ 5-12 tuổi: 1-2 viên/lần x 3-4 lần/ngày. Liều dùng nhiều nhất là 12 viên/ngày. 

4.1.2 Dextromethorphan (DXM)

Dextromethorphan (DXM) có cơ chế hoạt động tương tự như Codein, tuy nhiên khi sử dụng thuốc này xảy ra ít tác dụng phụ hơn. Thuốc được chỉ định để điều trị ho mạn tính không có đờm, ho do viêm phế quản. Dextromethorphan có thể được dùng đơn độc để điều trị ho khan cho người lớn, ho do viêm phế quản như  Dexipharm 5mg, hoặc có thể sử dụng kết hợp với các hoạt chất khác như Terpin hydrat, natri benzoat như Neo-Corclion, Terdobon để điều trị ho và long đờm. Dạng bào chế có thể ở dạng viên nén hoặc siro.

Liều dùng của Dextromethorphan là 30mg mỗi 6-8 giờ/ngày. Chống chỉ định với trẻ em dưới 4 tuổi. 

Một số tác dụng phụ khi sử dụng nhóm thuốc giảm ho này thường gặp như:

  • Táo bón
  • Buồn nôn 
  • Khô miệng
  • Nhức đầu
  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi 

Lưu ý: Các thuốc giảm ho tác dụng lên thần kinh trung ương có chứa các hoạt chất opioid có khả năng gây nghiện nên chỉ được chỉ định dùng ngắn ngày, dùng cho người lớn.

Một số thuốc giảm ho tác động trên trung ương
Một số thuốc giảm ho tác động trên trung ương

4.2 Thuốc long đờm

Cơ chế tác dụng: Thuốc long đờm có khả năng làm giảm và làm lỏng chất nhầy. Các thuốc nhóm long đờm tác động lên đường hô hấp theo hai cách:

- Làm tiêu chất nhầy và điều hòa sự tiết chất nhầy: bằng cách cắt đứt cầu nối disulfid (S-S) của các sợi mucopoly saccarid, từ đó làm cho các nút nhầy bị cắt nhỏ ra, giúp chất nhầy được đẩy ra đường thở một cách dễ dàng. Một số thuốc có tác dụng này như N-acetylcystein ( Esomez 200mg, ANC 60ml), Bromhexin (Hexinvon 8), Ambroxol (Muspect 30)

- Làm lỏng dịch tiết: bằng cách kích thích các receptor từ niêm mạc dạ dày để gây phản xạ phó giao cảm, làm tăng bài tiết dịch hô hấp hoặc kích thích trực tiếp vào tế bào xuất tiết. Một số thuốc có tác dụng này như Kali iodid, Natri benzoat, Terpin hydrat, Guaifenesin, Eucalyptol. Các hoạt chất này thường được sử dụng kết hợp với nhau hoặc với các hoạt chất giảm ho trung ương. Ví dụ như Thuốc ho Tercodol (Terpin hydrat 100mg, Codein base 5mg, Natri benzoate 150mg), Thuốc Recotus New (Guaifenesin 100mg, Dextromethorphan 10mg, Phenylephrin 5mg).

Thuốc long đờm là nhóm thuốc được dùng để chỉ định điều trị ho có đờm, giúp làm long đờm khi ho có đờm đặc, ứ đọng đờm, gây cản trở đường hô hấp.

Liều dùng của một số thuốc long đờm như sau: 

Tên thuốc 

Liều dùng

N-acetylcystein ( Esomez 200mg)

Người lớn: 1 viên/lần x 3 lần/ngày.

Trẻ em từ 2-6 tuổi: 1 viên/lần x 2 lần/ngày.

 Bromhexin (Hexinvon 8)

Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: 8-16mg/lần x 3 lần/ngày.

Ambroxol (Muspect 30)

Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: 8-16mg/lần x 3 lần/ngày.

Ambroxol (Muspect 30)

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 1 viên/lần, 3 lần/ngày.

Trẻ em 5-10 tuổi: nửa viên/lần, 3 lần/ngày.

Terpin hydrat +Codein base+Natri benzoate (Tercodol)

Người lớn: 1 viên/lần x 3 lần/ngày

Trẻ em 5-15 tuổi: 1-3 viên/ngày

Guaifenesin +Dextromethorphan+Phenylephrin (Recotus New)

Người >12 tuổi: 2 viên/4-6 giờ, tối đa 12 viên/ngày.

Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc long đờm thường gặp như: 

  • Chóng mặt
  • Táo bón
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi 
  • Phát ban
  • Buồn nôn và nôn (nếu dùng liều cao)
Một số chế phẩm thuốc long đờm
Một số chế phẩm thuốc long đờm

5 Các loại thuốc giảm ho cho trẻ 

Lưu ý khi sử dụng thuốc ho cho trẻ em
Lưu ý khi sử dụng thuốc ho cho trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng bất kì một loại thuốc nào, và thuốc ho cũng không phải là một ngoại lệ. Khi sử dụng thuốc ho cho nhóm này tốt nhất nên tìm đến bác sỹ và những người có chuyên môn để tư vấn.

Ưu tiên các biện pháp chăm sóc trẻ bị ho nghẹt mũi thông thường không kèm các biểu hiện bệnh nghiêm trọng là các cách không dùng thuốc như:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi ho thường tăng tiết nước mũi, gây nghẹt mũi khó thở, nhỏ nước muối sinh lý sẽ làm sạch giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp. Làm như vậy sẽ giúp trẻ dễ ho hơn và dễ tống đờm ra ngoài. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có thể dùng dụng cụ hút mũi để hỗ trợ
  • Cho bé bú mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng. 
  • Vệ sinh phòng ốc thông thoáng, bù ẩm lọc không khí để giảm các yếu tố kích ứng gây ho 
  • Khi các biện pháp trên không hiệu quả, dùng thuốc ho theo chỉ định của bác sỹ. Không nên tự ý sử dụng thuốc ho cho trẻ vì một số thuốc ho trên thị trường tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi do tác dụng ức chế hô hấp, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé.

6 Nhóm thuốc giảm ho có nguồn gốc thảo dược

Mọi người thường tìm kiếm đâu là Thuốc trị ho nhanh nhất mà phải an toàn? Nhóm thuốc ho có nguồn gốc thảo dược được sử dụng rộng rãi nhờ tính an toàn và có thể điều trị cho mọi lứa tuổi trẻ sơ sinh, người lớn, người cao tuổi. Thuốc này có cơ chế chung là làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp.

Các hoạt chất như Glycerol, mật ong, siro đường mía, cao lá thường xuân… có tác dụng lên các receptor ở hầu họng bằng cách bảo vệ che phủ niêm mạc làm giảm cảm giác kích thích, ngứa khó chịu. Benzonatate, Bạc Hà...làm tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có một số loại siro ho có chiết xuất từ thảo dược như Thuốc ho Bảo Thanh, Thuốc trị ho bổ phế Nam Hà, Thuốc ho P/H, Siro ho Prospan

Cảnh báo: Trên thị trường hiện nay có bán tinh chất chữa ho Prospan 20ml của Úc. Một số phụ huynh khi mua tinh chất này cho các bé sử dụng thấy giảm ho nhanh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong tinh chất này có chứa Ethanol- chất có tác động đến thần kinh trung ương, nếu dùng liều dài ngày sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh của trẻ. Và sản phẩm này hiện nay đều là hàng xách tay, chưa có kiểm nghiệm của Bộ Y Tế. Do đó khi sử dụng thuốc trị ho cho các bé, phụ huynh nên hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ và mua thuốc tại các nhà thuốc và cơ sở y tế uy tín. 

Phân biệt chế phẩm Prospan nên và không nên dùng cho trẻ em
Phân biệt chế phẩm Prospan nên và không nên dùng cho trẻ em

7 Một số biện pháp trị ho ngứa cổ họng tại nhà

Một số cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà
Một số cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà

7.1 Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có hiệu quả nhất đối với chứng đau hoặc ngứa họng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Thêm 1/2 thìa cà phê muối vào 240 ml hoặc 1 cốc nước ấm và súc miệng bằng hỗn hợp nước muối vài lần mỗi ngày. Hơi nóng có thể làm dịu cơn ngứa họng và muối có thể giúp giảm sự tích tụ chất nhầy.

7.2 Sử dụng mật ong và chanh tươi

Mật Ong được biết đến như một vị thuốc đa công dụng, có tác dụng sát trùng chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nhất là các vi khuẩn gây các bệnh đường hô hấp dẫn đến ho. Chanh tươi chứa nhiều tinh dầu có tác dụng làm mát dịu cổ họng, giàu Vitamin C, Kali, khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Do vậy Mật ong kết hợp kết hợp với chanh là bài thuốc trị ho ngứa cổ họng hiệu quả. Dùng mật ong cùng với vài lát chanh tươi pha trong nước ấm uống buổi sáng và mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ làm dịu bớt các cơn ho và ngứa rát cổ họng.

7.3 Cách trị ho bằng lá hẹ và đường phèn

Hẹ được sử dụng trong đời sống hằng ngày là một loại rau gia vị phổ biến. Theo quan điểm đông y hẹ là vị thuốc có tính ấm, vị hơi chua có mùi hăng. Lá hẹ có chứa nhiều khoáng chất, vitamin chất chống oxy hóa, đặc biệt chứa hoạt chất allicin có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên có thể ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Đường phèn được tạo ra từ nước mía, nước củ cải đường và một số nguyên liệu khác. Đường phèn có vị ngọt tính bình qui vào kinh tỳ và phế nên có tác dụng hòa vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm. Bài thuốc hấp lá hẹ với đường phèn đã được sử dụng là một cách chữa ho hiệu quả an toàn cho cả trẻ sơ sinh và người lớn. 

Cách hấp lá hẹ với đường phèn:

Dùng lá hẹ tươi  khoảng 100g rửa sạch ngâm trong nước muối từ 5 đến 10 phút, thái khúc. Đường phèn đem giã nhỏ rải lên lá hẹ sau đó hấp cách thủy 30 phút. Chia đều ra uống 2 lần trong ngày.

7.4 Cách trị ho bằng gừng và muối

Gừng và muối là hai loại gia vị mà gian bếp gia đình nào cũng có sẵn. Hai loại gia vị này còn có tác dụng chữa ho hiệu quả được dân gian dùng từ lâu. Gừng được gọi tên trong đông y là sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô) có vị cay tính ôn làm ấm tỳ vị. Các hoạt chất trong gừng có tác dụng kháng khuẩn, làm tan đờm, giảm triệu chứng ngứa rát cổ họng. Muối được sử dụng là một chất sát khuẩn, làm sạch mảng bám vi khuẩn trong khoang miệng, hầu họng nên góp phần giảm triệu chứng rát cổ họng. 

Bạn đọc có thể tham khảo cách kết hợp gừng với muối để trị ho như sau:

Dùng 1 củ gừng nhỏ  20g rửa sạch, thái từng lát mỏng hoặc giã nhỏ. Cho gừng vào cùng 5g muối và 400ml nước lọc. Đung hỗn hợp lên đến khi còn 200ml. Để nguội bớt lọc lấy phần nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Lưu ý uống khi còn ấm.

8 Tài liệu tham khảo

1. Chuyên gia của Mayo Clinic, Ngày đăng 09 tháng 07 năm 2019, Chronic cough - Symptoms and causes, Mayo Clinic. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2023.

2. Chuyên gia của Drugs.com, Ngày cập nhật 01 tháng 08 năm 2023, Dextromethorphan Dosage Guide + Max Dose, Adjustments, Drugs.com. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2023

3. Chuyên gia của Medical news today, Ngày đăng 06 tháng 04 năm 2020, Expectorants: Everything you need to know, Medical news today. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2023

4. Chuyên gia của WebMD, Ngày đăng 16 tháng 05 năm 2023, A Guide to Cough Medicine, WebMD. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2023.

5. Tác giả C. Nicole Swiner, Ngày đăng 30 tháng 11 năm 2022, Remedies for an Itchy Throat, WebMD. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2023

Xem thêm chi tiết

Có tổng: 245 sản phẩm được tìm thấy

Siro bổ phế Bối Mẫu Forte Mom and Baby
Siro bổ phế Bối Mẫu Forte Mom and Baby
Liên hệ
Sirô Ho Traly
Sirô Ho Traly
Liên hệ
Xịt họng keo ong Honeyland Italy Bee
Xịt họng keo ong Honeyland Italy Bee
Liên hệ
Zokof Fort
Zokof Fort
Liên hệ
CA PHARMA Siro thảo mộc Prosbee ong mật
CA PHARMA Siro thảo mộc Prosbee ong mật
Liên hệ
Bổ Phế Hạnh Thái
Bổ Phế Hạnh Thái
Liên hệ
Siro ho Bạch Ngân PV Plus
Siro ho Bạch Ngân PV Plus
Liên hệ
Siro Ong Nâu Mom and baby new brand (Chai 100ml)
Siro Ong Nâu Mom and baby new brand (Chai 100ml)
65.000₫
Siro Ho người lớn Heropharm (Chai 90ml)
Siro Ho người lớn Heropharm (Chai 90ml)
27.000₫
DeBlu
DeBlu
Liên hệ
Bổ phế JV
Bổ phế JV
Liên hệ
Alpes Syrup
Alpes Syrup
62.000₫
Esoca Plus Iso
Esoca Plus Iso
Liên hệ
Cao An Phế Nam Dược 100ml
Cao An Phế Nam Dược 100ml
Liên hệ
Mật Ong Chanh Đào MDP 120ml
Mật Ong Chanh Đào MDP 120ml
Liên hệ
Esoca Iso
Esoca Iso
Liên hệ
Siro Brauer Kids Manuka Honey Chesty Cough 100ml
Siro Brauer Kids Manuka Honey Chesty Cough 100ml
Liên hệ
Codetax
Codetax
Liên hệ
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Tôi cần mua 5 chai siro bảo thanh. Tôi đã để lại thông tin rồi. Nhờ nhà thuốc gửi hàng cho tôi nhé.


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • KL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Lần đầu mình mua thuốc này tại Trung Tâm Thuốc thôi nhưng thấy rất tiện và đơn giản hơn hẳn so với đi ra ngoài mua thuốc. Mình đã tìm được đúng loại thuốc ho cho bé nhà mình. Em bé đã hết hẳn ho rồi. Cảm ơn các dược sĩ đã tư vấn tận tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (2)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633