1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. Thuốc Tim Mạch

Tổng quan dược lý các nhóm thuốc tim mạch thường dùng

Cập nhật lần cuối: , 9 phút đọc

Bệnh tim mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân tử vong hàng đầu nếu không được can thiệp kịp thời. Thuốc tim mạch có thể giúp kiểm soát tốt các dấu hiệu bệnh tim, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng có nguy cơ xảy ra. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin giới thiệu tới bạn đọc các nhóm thuốc tim mạch thông dụng nhất hiện nay.

 Bệnh tim mạch gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh tim mạch gây nhiều biến chứng nguy hiểm

1 Nhóm thuốc điều trị đau thắt ngực

1.1 Đau thắt ngực là bệnh gì?

Nguyên nhân của cơn đau thắt ngực là do cơ tim bị thiếu oxy đột ngột vì mất thăng bằng giữa tăng nhu cầu oxy của cơ tim và sự cung cấp không đủ oxy của mạch vành. 

Mạch vành không cung cấp đủ oxy trong các trường hợp:

  • Các bệnh mạch vành: xơ vữa động mạch làm hẹp hoặc tắc lòng mạch, co thắt mạch vành do chấn thương, huyết khối,... đã làm giảm lưu lượng mạch vành nên giảm cung cấp oxy cho cơ tim.
  • Khi stress, làm việc gắng sức gây kích thích giao cảm, làm tăng nhịp tim, tăng nhu cầu oxy cho cơ tim trong khi mạch vành cung cấp không đủ.
  • Thiếu máu nặng, nhiễm độc oxyd carbon làm giảm oxy trong máu nên máu vào tim qua mạch vành bị thiếu.

Cơn đau thắt ngực là tất cả các cơn đau tạm thời ở vùng ngực do cung cấp không đủ oxy cho cơ tim. Gồm các thể sau:

  • Đau thắt ngực ổn định.
  • Đau thắt ngực không ổn định.
  • Đau thắt ngực thể nằm.
  • Đau thắt ngực Prinzmetal.
  • Nhồi máu cơ tim.
Bệnh đau thắt ngực
Bệnh đau thắt ngực

1.2 Các thuốc điều trị đau thắt ngực

Các loại thuốc điều trị đau thắt ngực được chia thành 2 loại:

  • Loại chống cơn: các nitrat hữu cơ.
  • Loại điều trị củng cố làm giảm sử dụng oxy cơ tim: thuốc chẹn beta-adrenergic, thuốc chẹn kênh canxi.

Thuốc nitrat

Nitrat làm giãn tất cả cơ trơn, không ảnh hưởng đến cơ tim và cơ vân, tác dụng rõ trên cả động mạch và tĩnh mạch lớn nên làm giảm lượng máu tĩnh mạch trở về và giãn động mạch lớn, vì vậy làm giảm oxy cơ tim và giảm công năng cơ tim.

Chỉ định

  • Đây là thuốc đầu bảng điều trị cơn đau thắt ngực ở mọi thể, cắt cơn đau nhanh chóng.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Tăng huyết áp.
  • Suy tim sung huyết.

Các thuốc sử dụng: thuốc Nitroglycerin (Nitromint), Isosorbid, Amyl nitrit, Isosorbid dinitrat,...

Để cấp cứu các cơn đau thắt ngực thường dùng dạng đặt dưới lưỡi vì thuốc có tác dụng ngay sau 2-3 phút.

Phòng ngừa các cơn đau thắt ngực thường dùng dạng tác dụng kéo dài như dùng qua đường uống hoặc hệ điều trị qua da.

Thuốc chẹn beta - adrenergic

Thuốc chẹn beta - adrenergic làm giảm công năng tim do làm chậm nhịp tim, ức chế tác dụng tăng nhịp tim do gắng sức, giảm sử dụng oxy của cơ tim.

Thuốc được chỉ định trong điều trị đau thắt ngực cả thể ổn định và không ổn định, đau thắt ngực do gắng sức không đáp ứng với nitrat và là thuốc quan trọng trong điều trị trong và sau nhồi máu cơ tim.

Thuốc chống chỉ định cho người suy thất trái, vì có thể gây trụy mạch đột ngột. Không ngừng thuốc đột ngột vì có thể gây hiện tượng bật lại gây nhồi máu cơ tim, đột tử.

Các thuốc thường được sử dụng: Propranolol, Atenolol, Timolol, Metoprolol,...

Thuốc chẹn kênh canxi

Cơ chế tác dụng chống cơn đau thắt ngực:

  • Các thuốc chẹn kênh Canxi làm giảm lực co bóp của cơ tim nên làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim.
  • Trên thành mạch, các thuốc làm giãn mao động mạch, giảm sức cản ngoại biên, giảm huyết áp và giảm nhu cầu oxy.
  • Đối kháng với co thắt mạch vành. Tác dụng tốt đối với các cơn đau thắt ngực không ổn định.

Gồm các thuốc thế hệ 1 (Nifedipine, Verapamil,...) và thế hệ 2 (Amlodipin,  Felodipin, Nisodipin, Isradipine,...).

Các thuốc khác

Một số thuốc khác được chỉ định trong điều trị đau thắt ngực như: 

Dipyridamole (Persantine, Peridamol) có tác dụng làm giãn mạch vành, tăng cung cấp oxy cho cơ tim và chống ngưng kết tập tiểu cầu.

Amiodaron (Cordaron) có tác dụng giãn mạch vành, tăng cung lượng mạch vành, giảm nhu cầu oxy cơ tim, giảm nhẹ sức cản ngoại vi, huyết áp và công năng tim.

Thuốc Cordaron điều trị đau thắt ngực
Thuốc Cordaron điều trị đau thắt ngực

Trimetazidin (Vastarel) được coi là thuốc điều trị cơ bản chống cơn đau thắt ngực ở các thể bệnh. Thuốc có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim khi bị thiếu máu, hạn chế nhiễm Acid Lactic cơ tim và tác hại của các gốc tự do trong tế bào. Kéo dài thời gian chịu đựng thiếu oxy của cơ tim.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin tại: Thuốc điều trị đau thắt ngực Nitromint: công dụng, chỉ định.

2 Nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

2.1 Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Khi cơ tim không đập theo nhịp bình thường gọi là rối loạn nhịp tim. Có hai yếu tố chính gây rối loạn nhịp tim: rối loạn tạo xung động và rối loạn dẫn truyền xung động. Đôi khi rối loạn do phối hợp cả hai yếu tố trên.

Rối loạn tạo xung động:

  • Rối loạn tính tự động ở nút xoang và các cấu trúc sát dưới nút xoang gây loạn nhịp chậm, nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu, nhịp đôi, nhịp ba,...
  • Các thuốc hoặc các yếu tố, như nhiễm độc các glycosid trợ tim loại digitalis, catecholamin, atropin, thuốc lợi niệu giảm K+ máu, thiếu máu tại chỗ hay gây rối loạn nhịp tim kiểu này.

Rối loạn dẫn truyền:

  • Do bị tắc nghẽn một chiều dẫn truyền của một hoặc nhiều vùng cơ tim làm cho các xung động sau khi phát ra lại trở lại điểm xuất phát để gây xung động mới.
  • Dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ do tổ chức trơ trước sóng kích thích.
Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim

2.2 Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim là những thuốc có tác dụng điều hoà nhịp tim khi nhịp tim bị rối loạn (chệch khỏi nhịp tim bình thường).

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim theo phân loại của Vaughan-William được chia thành 4 nhóm:

Nhóm I

Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế dòng natri nhanh qua màng tế bào trong giai đoạn khử cực, có tác dụng ổn định màng tế bào. Trong nhóm này được chia thành 3 phân nhóm:

  • Nhóm Ia: Gồm các thuốc Quinidin, Procainamid, Disopyramide. Thuốc có tác dụng gây tê màng, giúp kéo dài thời kỳ trơ hiệu quả và điện thế động, ức chế co bóp cơ tim.
  • Nhóm Ib: Có khả năng gây tê màng nhẹ hơn nhóm Ia. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng rút ngắn thời kỳ trơ hiệu quả và điện thế động, ít ức chế sự co bóp cơ tim. Nhóm Ib gồm các thuốc Lidocain, Phenytoin, Tocainid và Mexiletin.
  • Nhóm Ic: là nhóm thuốc có cả 2 tác dụng trên nhưng chúng không thay đổi thời kỳ trơ và điện thế động, gồm các thuốc: Flecainide, Propafenone, Moricizin.

Nhóm II
Là các thuốc chẹn beta-adrenergic gồm Propranolol, Acebutolol, Esmolol, Metoprolol, Oxprenolol,…

Các thuốc trong nhóm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim là do ức chế beta- adrenergic và “ổn định màng tế bào”, làm giảm tính tự động, giảm tính chịu kích thích của các nút dẫn nhịp dẫn đến cắt được các xung động phụ, giảm lực co bóp cơ tim.

Nhóm III

Các thuốc thuộc nhóm III có tác dụng kéo dài thời gian trơ và điện thế động nhờ tác dụng ức chế kênh Kali ra khỏi tế bào nên ít làm giảm sự co bóp cơ tim. Thuốc điển hình thuộc nhóm III là Amiodaron (Cordarone), Sotalol, Bretylium, Ibutilide.

Nhóm IV

Nhóm thuốc này ức chế kênh canxi đi vào trong tế bào, do đó làm giảm tính tự động của nút xoang, giảm dẫn truyền nhĩ-thất và giảm sức co bóp cơ tim. Đứng đầu nhóm là thuốc Verapamil. [2]

==>> Xem thêm thông tin thuốc cụ thể: Thuốc Cordarone 200mg: tác dụng, cách dùng, lưu ý khi dùng.

3 Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

3.1 Tăng huyết áp và cơ chế điều hòa tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng tăng huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm trương có hoặc không có nguyên nhân.

Huyết áp cao là nguy cơ tim mạch và phổ biến nhất. Kiểm soát huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tim mạch, trong đó hạ huyết áp là khâu quan trọng nhất.

Cơ chế điều hòa tăng huyết áp: huyết áp phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: cung lượng tim và sức cản ngoại vi. 2 yếu tố này phụ thuộc vào các yếu tố khác như hoạt động của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật, vỏ, tủy thượng thận, ADH, tình trạng cơ tim, hệ RAA, thành mao mạch,... Hai thông số quan trọng của tăng huyết áp là tiền gánh và hậu gánh phụ thuộc vào sự co hẹp lòng mạch máu. Vì vậy, thuốc điều trị tăng huyết áp phải tác động lên tất cả các khâu của cơ chế điều hòa huyết áp để làm giãn mạch, giảm lưu lượng tim dẫn đến hạ huyết áp.

Huyết áp cao là nguy cơ bệnh tim mạch
Huyết áp cao là nguy cơ bệnh tim mạch

3.2 Nhóm các thuốc điều trị tăng huyết áp

Đích huyết áp khi dùng thuốc là do bác sĩ quyết định. Thông thường thì nên dưới 140/90 mmHg. Nếu bệnh nhân đã có biến chứng liên quan đến tim mạch, đái tháo đường hoặc suy thận thì huyết áp mục tiêu cần hạ dưới 130/80 mmHg.

Dưới đây là các nhóm thuốc hạ huyết áp thường dùng.

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu làm giảm thể tích huyết tương dẫn đến giảm cung lượng tim và giảm huyết áp, làm tăng tác dụng hạ huyết áp khi phối hợp với thuốc hạ áp.

  • Thuốc lợi tiểu Thiazid: là thuốc hiệu quả nhất và sử dụng nhiều nhất để điều trị tăng huyết áp nhẹ và trung bình. Thuốc giúp đào thải muối và nước ra khỏi cơ thể và có tác dụng giãn mạch để nâng cao hiệu quả hạ huyết áp. Những thuốc lợi tiểu Thiazid điển hình: Hydrochlorothiazide, Indapamide, Chlorothiazide, Metolazone,...
  • Thuốc lợi tiểu quai: có tác dụng lợi tiểu mạnh nên được chỉ định trong trường hợp suy tim và phù nặng. Các thuốc được sử dụng phổ biến gồm: Furosemide, Torsemide, Bumetanid,...
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali: có tác dụng làm giảm thể tích chất lỏng mà không làm mất kali trong cơ thể, thường được phối hợp với thuốc nhóm thiazid hoặc lợi tiểu quai. Các thuốc lợi tiểu giữ K+ gồm: Amiloride, Spironolactone, Eplerenone, Triamterene,...

Thuốc giảm hoạt động trên hệ giao cảm và hủy receptor adrenergic

  • Thuốc kích thích alpha adrenergic trung ương để làm giảm trương lực giao cảm ngoại vi: gồm các thuốc ClonidinMethyldopa.
  • Các thuốc này kích thích receptor alpha 2-adrenergic trung ương, làm giảm giải phóng nor-adrenalin ở hành não do giảm nhịp tim, giảm trương lực cơ giao cảm ngoại biên, giảm lưu lượng máu ở não, tạng, thận, mạch vành gây hạ áp.
  • Thuốc liệt hạch: Đại diện của nhóm thuốc này là Trimethaphan. Thuốc cản trở dẫn truyền thần kinh qua hạch thần kinh thực vật do đối kháng cạnh tranh với acetylcholin tại hạch làm liệt giao cảm và phó giao cảm dẫn tới hạ huyết áp.
  • Thuốc tác động lên thần kinh hậu hạch giao cảm: gồm Reserpin, Guanethidin. Các thuốc này ức chế tác dụng của catecholamin ở hậu hạch giao cảm.
  • Thuốc hủy alpha-adrenergic: gồm các thuốc Prazosin, Terazosin, Bufeniod. Prazosin, Terazosin ức chế chọn lọc receptor alpha 1 - adrenergic, Bufeniod tác dụng trên cả receptor alpha 1, alpha 2 - adrenergic làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại biên, hạ huyết áp.
  • Thuốc chẹn beta-adrenergic: gồm Propranolol, Metoprolol, Atenolol, Nadolol,... làm giảm huyết áp do giảm lưu lượng tim, giảm tiết renin, giảm trương lực giao cảm ở trung ương do đối kháng với beta-adrenergic.

Thuốc giãn mạch trực tiếp

Gồm: Hydralazin, Minoxidil, Diazoxide, Nitroprusiat.

Hydralazin, Minoxidil, Diazoxide là thuốc giãn cơ trơn mạch máu ngoại biên trực tiếp do hoạt hóa kênh K+, tăng dòng K+ vào tế bào gây sự gia tăng phân cực, kìm hãm sự khử cực tế bào làm giãn cơ trơn mạch máu, hạ huyết áp. Mặt khác thuốc còn ức chế kênh Ca++ ở cơ trơn mạch máu nên cũng làm giãn mạch, hạ huyết áp.

Nitroprusiat làm tăng GMPV nên giãn cơ trơn thành mạch, tương tự như nitrat, có tác dụng giãn cả tĩnh mạch, động mạch nên giảm cả tiền gánh và hậu gánh đồng thời không ức chế giao cảm nên nhịp tim tăng.

Thuốc chẹn kênh Canxi tác dụng trên tim mạch

Theo tính chọn lọc, thuốc chẹn kênh Canxi chia thành 2 thế hệ:

  • Thế hệ 1: thuốc chẹn Ca++ ở màng tế bào và màng túi lưới nội bào.
  • Thế hệ 2: tác dụng chọn lọc trên tế bào cơ trơn thành mạch và tim hơn thế hệ 1, đồng thời thời gian bán thải kéo dài và ổn định hơn.

Các thuốc chẹn Ca++ thế hệ 2 có tác dụng giãn mạch ngoại vi theo thứ tự: Amlodipin, Felodipin, Nisodipin, Nimodipin > Nifedipin, Nitrendipine > Diltiazem, Verapamil.

Thuốc chẹn kênh Canxi điều trị tăng huyết áp Amlodipin
Thuốc chẹn kênh Canxi điều trị tăng huyết áp Amlodipin

Cơ chế: thuốc gắn đặc hiệu vào kênh Ca++ có ở tế bào cơ tim và cơ trơn thành mạch, phong tỏa kênh không cho Ca++ đi vào trong tế bào nên làm giãn cơ. DHP còn ức chế nucleotide phosphodiesterase vòng ở tế bào cơ trơn, dẫn đến tăng nucleotid vòng gây giãn cơ trơn mạch máu, làm giảm huyết áp.

Thuốc chẹn kênh Ca++ được coi là thuốc điều trị tăng huyết áp an toàn và hiệu quả. Thuốc còn có ưu điểm là không gây tác dụng không mong muốn ở thận, không gây rối loạn chuyển hoá.

Thuốc ức chế hệ Renin - Angiotensin - Aldosteron (hệ RAA)

Thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin (ACE)

Một số thuốc ức chế men chuyển thường gặp gồm: Benazepril, Captopril, Enalapril, Lisinopril, Moexipril,... 

Cơ chế: ACE xúc tác cho quá trình tạo angiotensin II là chất có tác dụng co mạch, tăng giữ Na+ và làm giáng hóa bradykinin nên gây tăng huyết áp. Khi dùng thuốc ức chế ACE, angiotensin II không được hình thành và bradykinin bị ngăn cản giáng hoá dẫn đến giãn mạch, tăng thải Na+ làm hạ huyết áp.

Thuốc chẹn receptor AT1 của angiotensin II

Gồm: Losartan, Candesartan, Irbesartan, Valsartan,...

Cơ chế: do ức chế RAT1 của angiotensin II làm mất tác dụng của angiotensin II.

Tác dụng hạ huyết áp do giãn mạch trực tiếp nên giảm sức cản ngoại vi, giảm trương lực giao cảm ngoại vi và giảm giải phóng vasopressin từ tuyến yên và giảm đáp ứng của hệ mạch với các chất co mạch. Đồng thời làm giảm co bóp cơ tim và nhịp tim.

==>> Xem thêm thông tin cụ thể thuốc: Thuốc điều trị cao huyết áp Amlodipin 500mg: tác dụng, chỉ định, liều dùng.

4 Nhóm thuốc điều trị hạ huyết áp

Hạ huyết áp là tình trạng huyết áp động mạch bất thường, có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.

Hạ huyết áp có thể chia thành hai trạng thái là hạ huyết áp cấp và mạn.

Hạ huyết áp được phân chia thành 3 thể, gồm:

  • Hạ huyết áp tư thế: giữa đứng và nằm hoặc ngược lại thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc do một số thuốc.
  • Hạ huyết áp điều chỉnh qua cơ chế trung gian: đứng quá lâu, ốm nằm quá lâu, bệnh lý dạ dày, tình trạng tâm thần kinh,…
  • Hạ huyết áp nặng liên quan đến sốc gây tổn thương các cơ quan sống như tim, não,... có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Dựa vào thể hạ huyết áp mà có quyết định sử dụng thuốc điều trị.

Hạ huyết áp tư thế do mất nước hoặc do hội chứng nhạy cảm xoang cảnh ở người cao tuổi dùng thuốc chủ vận alpha 1 (Midodrine), ngất do thần kinh phế vị không có nhịp chậm sử dụng thuốc ức chế beta.

Hạ huyết áp nặng liên quan đến sốc nguy hiểm tới tính mạng khi chảy máu hoặc trong các hình thái sốc (tim, nhiễm khuẩn, suy gan,...) thì phải dùng các thuốc giống thần kinh giao cảm làm tăng huyết áp như noradrenalin hoặc dopamin.

Hạ huyết áp có triệu chứng cơ năng nhẹ - vừa, không có triệu chứng thực thể có thể điều trị ngắn hạn bằng Heptaminol.

5 Nhóm thuốc điều trị suy tim

5.1 Suy tim là gì?

Suy tim là tình trạng tim suy giảm chức năng, cung lượng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ thể trong các trạng thái sinh hoạt của người bệnh.

Cung lượng tim là thông số biểu hiện hoạt động của tim, phụ thuộc vào 4 yếu tố là tiền gánh, hậu gánh, tần số và sức co bóp của tim.

Hoạt động của tim bị giảm dẫn tới cung lượng tim giảm theo, cơ thể sẽ phản ứng bằng cơ chế bù trừ:

  • Tại tim: hệ thần kinh giao cảm được kích thích, tăng sức co bóp cơ tim và tần số tim, giãn tâm thất nhằm tăng cung lượng tim.
  • Hệ thống ngoài tim: tăng hoạt tính của hệ giao cảm ngoại biên, hệ RAA (Renin-Angiotensin-Aldosteron), tăng giải phóng arginine-vasopressin nhằm cố duy trì cung lượng tim này.

Khi cơ chế bù trừ này bị vượt quá dẫn tới suy tim.

Suy tim
Suy tim

5.2 Các thuốc điều trị suy tim

Các thuốc điều trị suy tim tác dụng làm tăng cung lượng tim bằng cách tác động vào các yếu tố ảnh hưởng:

  • Tăng sức co bóp cơ tim: chế phẩm của digitalis.
  • Giảm tiền gánh và hậu gánh: thuốc giãn mạch.
  • Giảm ứ muối, ứ nước: thuốc lợi niệu.
  • Giảm hậu gánh và giảm ứ muối, ứ nước: thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin.

Nhóm thuốc trợ tim (Glycosid trợ tim) 

Glycosid trợ tim loại digitalis 

Gồm: digitoxin (digitalin), gitoxin, digoxin.

Các thuốc trợ tim nhóm này làm tâm thu mạnh và ngắn, tâm trườn dài ra, nhịp tim chậm lại nên tim đc nghỉ nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy cơ tim giảm, do đó cải thiện được tình trạng suy tim.

Các glycosid trợ tim loại strophanthus

Gồm G.strophantin (Ouabain) và K.strophantin.

Thuốc có tác dụng làm tim co bóp mạnh và đều theo cơ chế tương tự glycosid trợ tim loại digitalis. Thuốc ít tác dụng trên dẫn truyền nội tại cơ tim nên có thể dùng khi nhịp tim chậm.

Thuốc làm tăng co bóp cơ tim do tăng AMPv

Các thuốc làm tăng biên độ và rút ngắn thời gian co bóp nên có tác dụng tốt trong điều trị sốc nhưng không cải thiện được tình trạng suy tim như glycosid tim.

Cơ chế tác dụng: Các thuốc này làm tăng AMPv ở màng tế bào cơ tim, do vậy,  hoạt hoá proteinkinase phụ thuộc AMPv, khi các proteinkinase được hoạt hoá, nó sẽ giúp cho quá trình phosphoryl hoá kênh Ca++ mạnh hơn dẫn tối tăng Ca++ vào trong tế bào làm tăng co bóp cơ tim.

Các thuốc làm tăng co bóp cơ tim do tăng AMPv gồm:

  • Thuốc cường beta - adrenergic: Isoproterenol, Dobutamin, Dopamin.
  • Thuốc phong tỏa phosphodiesterase: Milrinone, Milrinone, Enoximon.

Các thuốc điều trị suy tim khác

  • Thuốc lợi niệu: các thuốc lợi niệu quai, lợi niệu thiazid và lợi niệu giữ kali, có tác dụng làm giảm ứ muối và nước.
  • Thuốc giãn mạch trực tiếp: gồm Hydralazine, Natri nitroprusiat làm giảm hậu gánh, nitroglycerin giảm tiền gánh.
  • Thuốc ức chế men chuyển và chẹn receptor AT1 của angiotensin II: có tác dụng làm giảm cả tiền gánh và hậu gánh, giảm sự phì đại cơ tim nên được dùng điều trị suy tim mạn tính.
  • Thuốc chẹn beta - adrenergic: Metoprolol, Atenolol, Bisoprolol, Carvedilol. Các thuốc này cải thiện được tình trạng suy tim mạn khi dùng liều thấp phối hợp với các thuốc kinh điển khác như lợi tiểu, glycosid, ức chế men chuyển.

==>> Quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về thuốc tại: Thuốc trợ tim Digoxin 0.5mg/2ml: cách dùng, liều dùng, lưu ý khi dùng.

6 Nhóm thuốc điều trị nhồi máu cơ tim

6.1 Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là tình trạng đau tim đe dọa tính mạng khi lưu lượng máu đến cơ tim bị đột ngột cắt đứt, tổn thương mô. 

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch, xảy ra do sự tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, bao gồm cholesterol, canxi, và các chất thải tế bào. Các mảng xơ vữa bị bong tróc dẫn đến tắc mạch và thiếu máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim gồm 2 loại: Nhồi máu có ST chênh (STEMI) và không có ST chênh (NSTEMI). Những bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh (STEMI) có nguy cơ tử vong cao hơn, đặc biệt khi có xuất hiện đau khi nghỉ.

Xơ vữa động mạch khiến một phần tim bị thiếu oxy
Xơ vữa động mạch khiến một phần tim bị thiếu oxy

6.2 Nhồi máu cơ tim được điều trị bằng thuốc nào?

Điều trị ban đầu

Thở Oxy với liều 2 - 4 lít/phút khi có bằng chứng của sự thiếu oxy, phù phổi, hoặc nhồi máu tiếp diễn.

Nitroglycerin liều 0,4mg để ngậm dưới lưỡi hoặc Natispray dạng xịt dưới lưỡi, tuy nhiên cần lưu ý nitroglycerin có thể làm nhịp chậm, nên không dùng với người bệnh bị nhồi máu cơ tim thất phải.

Chống ngưng kết tiểu cầu bằng Aspirin với liều 325-500mg nhai hay tiêm tĩnh mạch, người bệnh viêm loét dạ dày có thể thay thế bằng Clopidogrel với liều 300mg.

Thuốc ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim Aspirin Agimexpharm 81mg
Thuốc ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim Aspirin Agimexpharm 81mg

Tiêm tĩnh mạch thuốc chống đông Heparin làm giảm giảm tắc nghẽn và huyết khối hệ thống.

Thuốc chẹn beta giao cảm dùng trong nhồi máu cơ tim cấp làm giảm nguy cơ tử vong và tổn thương cơ tim bị nhồi máu hoại tử.

Điều trị tái tưới máu

Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên: Can thiệp động mạch vành qua da hoặc thuốc tiêu sợi huyết (Alteplase, Streptokinase). Tái tưới máu bằng cách sử dụng fibrinolytics là hiệu quả nhất, bắt đầu càng sớm càng tốt.

Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên: Can thiệp mạch vành qua da ngay lập tức cho bệnh nhân không ổn định hoặc trong vòng 24 đến 48 giờ cho bệnh nhân ổn định.

Điều trị dài hạn

Điều trị hạ lipid máu: Nên bắt đầu dùng statin cường độ cao để giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL) và ổn định các mảng xơ vữa động mạch.

Điều trị chống huyết khối: Aspirin được khuyên dùng suốt đời và căn cứ vào vào quy trình trị liệu có thể bổ sung phương pháp PCI với đặt stent.

Thuốc ức chế men chuyển: khuyến cáo ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thất trái, hoặc suy tim, tăng huyết áp hoặc tiểu đường.

Thuốc chẹn beta: khuyến cáo ở những bệnh nhân có LVEF dưới 40% nếu không có chống chỉ định nào khác.

Điều trị hạ huyết áp có thể duy trì mục tiêu huyết áp dưới 140/90 mmHg.

Điều trị đối kháng thụ thể khoáng chất được khuyến cáo ở một bệnh nhân bị rối loạn chức năng thất trái (LVEF dưới 40%). [1,2]

7 Nhóm thuốc hạ lipid máu

7.1 Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu là rối loạn chuyển hóa lipoprotein, bao gồm thừa hoặc thiếu lipoprotein. Những rối loạn này có thể được biểu hiện bằng sự gia tăng nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh, nồng độ cholesterol và LDL-cholesterol và giảm nồng độ HDL-cholesterol,... Hậu quả của các rối loạn này là gây ra các bệnh lý nguy hiểm như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch vằng, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…

Rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu

7.2 Các thuốc giảm lipid máu

Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin

Các thuốc này có vai trò ức chế enzym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase, do đó làm ức chế tổng hợp cholesterol toàn phần, kích thích tăng tổng hợp LDL-cholesterol. Từ đó, LDL-cholesterol được tăng lưu trữ tại gan, giảm LDL-cholesterol máu, VLDL, cholesterol toàn phần, triglyceride và tăng HDL-cholesterol. 

Thuốc nhóm statin còn làm giảm viêm nội mạc mạch máu, làm thoái lui mảng xơ vữa, tăng tổng hợp nitric oxide ở tế bào nội mạc.

Một số thuốc thuộc nhóm statin thường dùng điều trị rối loạn lipid máu do tăng LDL-cholesterol, cholesterol toàn phần là: Atorvastatin, Simvastatin, Rosuvastatin, Lovastatin, Fluvastatin,...

Nhóm thuốc statin giúp giảm cholesterol trong máu
Nhóm thuốc statin giúp giảm cholesterol trong máu

Thuốc hạ mỡ máu nhóm fibrate

Các thuốc nhóm fibrate làm giảm triglycerid do kích thích PPAR-α, tăng oxy hóa acid béo và tổng hợp lipoprotein Lipase. Từ đó tăng thanh thải các lipoprotein giàu triglycerid và VLDL. Đồng thời, các fibrat cũng làm tăng các HDL-cholesterol.

Các fibrate được dùng cho người bệnh tăng triglycerid là: Gemfibrozil, Clofibrat, Fenofibrat,...

Thuốc hạ mỡ máu nhóm acid nicotinic

Thuốc nhóm acid nicotinic làm giảm triglycerid do ức chế phân hủy các tổ chức mỡ và giảm tổng hợp triglycerid, acid béo và quá trình este hóa chúng tại gan, từ đó làm giảm VLDL, LDL-cholesterol và tăng HDL-cholesterol.

Một số chế phẩm dùng cho người bị tăng VLDL, LDL-cholesterol, TG là Niacor, Niaspan, Slo-niacin,...

Thuốc hạ mỡ máu nhóm resin

Các thuốc nhóm này có tác dụng tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol và thúc đẩy bài tiết acid mật, làm giảm cholesterol ở gan giúp hạ mỡ máu. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, táo bón, đầy hơi.

Một số thuốc hạ mỡ máu nhóm resin: Cholestyramine, Colestipol, Colesevelam,... 

Thuốc hạ mỡ máu Ezetimibe

Ezetimibe ức chế sự hấp thụ cholesterol ở ruột non thông qua chất vận chuyển sterol, dẫn đến việc giảm lượng cholesterol cung cấp cho gan và cholesterol dự trữ trong gan, tăng độ thanh thải cholesterol trong máu. Từ đó làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, ApoB và triglyceride.

Thuốc có chứa acid béo không bão hòa Omega 3

Thuốc có tác dụng làm giảm triglycerid và VLDL; ít ảnh hưởng tới LDL và FIDL - cholesterol trong máu. Các acid béo không no họ Omega 3 hay dùng là:

  • Acid eicosa - penta - ecoic (EPA).
  • Acid docosa - hexa - enoic (DHA). [1]

==>> Bạn đọc xem thêm về lưu ý sử dụng về thuốc: Thuốc hạ mỡ máu SAVI Fenofibrat 200mg: cách dùng, liều dùng, lưu ý sử dụng.

8 Một số thuốc tim mạch phổ biến nhất hiện nay

Theo lời khuyên của các chuyên gia tim mạch hàng đầu Việt Nam, để góp phần kiểm soát tình trạng bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng kết hợp với tuân thủ điều trị. Dưới đây là một số thuốc điều trị bệnh tim mạch hiệu quả, được các bác sĩ đầu ngành chỉ định.

8.1 Thuốc Nitromint

Thuốc Nitromint có chứa hoạt chất chính là Nitroglycerin, thuộc nhóm Nitrat hữu cơ. Thuốc có tác dụng giãn mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn do đó ngăn ngừa được cơn đau thắt ngực tái phát.

Thuốc Nitromint với hàm lượng 2,6 mg được bào chế dưới dạng viên nén giải phóng chậm. Ngoài ra, thuốc Nitromint còn được bào chế dưới dạng xịt Nitromint 8mg/g giúp người dùng có thể thuận tiện sử dụng hơn trong những trường hợp cấp.

Chỉ định:

Nitromint có tác dụng trong quá trình điều trị bệnh về động mạch vành và ngăn ngừa sự xuất hiện các cơn đau thắt ngực. 

Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh suy tim sung huyết.

Liều dùng thuốc Nitromint 2,6mg:

Tùy theo mức độ nặng nhẹ và tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ có chỉ định liều phù hợp.

  • Dự phòng đau thắt ngực: Liều khởi đầu sử dụng 1-2 viên/lần, sau đó có thể tăng liều 2-3 viên/lần, dùng 2 lần/ngày.
  • Liều hỗ trợ suy tim sung huyết: có thể dùng 6-12 viên, dùng 2-3 lần/ngày.

Thuốc Nitromint 2,6mg hiện được bán với giá khoảng 500.000VNĐ/hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. 

Thuốc Nitromint 2,6mg
Thuốc Nitromint 2,6mg

8.2 Thuốc Vastarel MR - Thuốc điều trị đau thắt ngực

Thuốc tim mạch Vastarel thuộc nhóm thuốc chống đau thắt ngực với hoạt chất là Trimetazidine.

Trimetazidine có tác dụng ổn định năng lượng tế bào trong trường hợp giảm oxy toàn thân hoặc thiếu máu cục bộ. Đồng thời ngăn ngừa sự suy giảm năng lượng của các sợi cơ tim, do đó làm giảm tần suất các cơn đau thắt ngực.

Chỉ định:

Vastarel MR Thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong các trường hợp điều trị đau thắt ngực ổn định:

Chưa kiểm soát được cơn đau, Vastarel như liệu pháp bổ sung và hỗ trợ các biện pháp hiện có.

Không dung nạp các thuốc điều trị đau thắt ngực khác.

Tuyệt đối không dùng thuốc khi người bệnh đang trong quá trình lên cơn đau thắt ngực.

Thuốc điều trị đau thắt ngực Vastarel MR
Thuốc điều trị đau thắt ngực Vastarel MR

Liều dùng: Mỗi ngày uống 60mg, dùng 3 lần trong ngày. Sau đó nếu tình trạng thuyên giảm, bệnh nhân có thể giảm liều: Mỗi ngày 40mg, chia thành 2 lần trong ngày.

Giá tham khảo: Thuốc Vastarel MR 35mg trị đau thắt ngực có mức giá dao động khoảng 190,000đ/hộp/60 viên.

==>> Quý khách có thể tìm hiểu thêm thông tin tại: Thuốc Vastarel MR 35mg: công dụng, chỉ định, giá bán.

8.3 Thuốc tim mạch Concor 5mg

Mỗi viên nén bao phim thuốc Concor 5mg chứa 5mg hoạt chất Bisoprolol hemifumarate. 

Bisoprololthuốc giảm nhịp tim nhanh, có tác dụng phong bế hệ thần kinh giao cảm trên tim. Ngoài ra, Bisoprolol còn có tác dụng làm giảm co bóp cơ tim, hạ huyết áp, làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim, hiệu quả trong điều trị đau thắt ngực.

Chỉ định:

  • Điều trị bệnh suy tim mãn tính ổn định từ trung bình đến trầm trọng có kèm suy giảm chức năng tâm thu (kết hợp với một số thuốc khác).
  • Điều trị cho người mắc bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực.

Liều dùng:

Thuốc được sử dụng với liều tăng dần theo phác đồ trị liệu sau:

  • Tuần 1: 1,25 mg một lần/ngày.
  • Tuần 2: 2,5 mg một lần/ngày.
  • Tuần 3: 3,75 mg một lần/ngày.
  • Tuần 4-7: 5 mg một lần/ngày.
  • Tuần 8-11: 7,5 mg một lần/ngày.
  • Tuần 12 và sau đó: 10 mg một lần/ngày như liều duy trì.

Thuốc Concor 5mg hiện đang bán tại Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy với giá tham khảo là 150.000 VNĐ/Hộp 2 vỉ x 14 viên.

==>> Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về cách dùng thuốc tại: Thuốc điều trị suy tim Concor 5mg: chỉ định, cách dùng, giá bán.

Thuốc Concor 5mg
Thuốc Concor 5mg

8.4 Thuốc trợ tim Digitalis - Digoxin Richter 0,25 mg

Digoxin Richter 0,25 mg là một glycosid trợ tim, chứa 0,25 mg hoạt chất chính Digoxin trong một viên nén.

Thuốc Digoxin tác dụng chủ yếu lên tim, làm tim đập mạnh, chậm nhưng đều, vì vậy tim được nghỉ nhiều hơn, cung lượng tim tăng kèm nhu cầu oxy giảm, do đó, cải thiện được tình trạng suy tim.

Thuốc trợ tim Digoxin Richter 0,25 mg
Thuốc trợ tim Digoxin Richter 0,25 mg

Thuốc thường được sử dụng kết hợp với các thuốc điều trị suy tim khác như các thuốc ức chế men chuyển, thuộc chẹn beta giao cảm để tăng hiệu quả điều trị.

Tùy vào mức độ suy tim, bệnh nhân sẽ được chỉ định với các chế độ liều khác nhau:

Người lớn:

  • Mỗi ngày dùng từ 2-4 viên, chia uống từ 2-4 lần/ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ.
  • Điều trị duy trì với liều 1 viên/ngày, có thể uống 1 lần hoặc chia uống 2 lần.

Trẻ em:

  • Khởi đầu chỉ được chỉ định sử dụng 1 liều duy nhất. Liều dùng dựa trên cân nặng của trẻ. Trên 24kg dùng liều  7mcg/kg, từ 12 đến 24kg dùng liều 10mcg/kg, từ 3 đến 6kg dùng liều 20 mcg/kg, dưới 3kg dùng liều 15mcg/kg.
  • Điều trị duy trì với ⅓ liều khởi đầu, cứ mỗi 8 giờ sử dụng một liều lặp lại.

Giá tham khảo: Hiện tại thuốc trợ tim Digoxin đang được bán với giá 85.000 VNĐ/hộp.

==>> Bạn đọc có thể xem thêm thông tin chi tiết: Thuốc trợ tim Digoxin Richter: công dụng, tương tác thuốc, giá bán.

8.5 Hydralazine - Thuốc chống tăng huyết áp

Hydralazine là thuốc giãn mạch ngoại vi chọn lọc trên động mạch. Thuốc Hydralazine làm giảm mạch cản bằng cách giảm trương lực cơ. Do đó, thuốc được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp nhằm ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 

Chỉ định:

  • Điều trị tăng huyết áp khi thuốc chẹn beta và các thuốc lợi tiểu không có tác dụng.
  • Điều trị suy tim khi dùng digitalis, các chất ức chế enzym chuyển dạng angiotensin và các thuốc lợi tiểu không đủ hiệu lực.
Thuốc chống tăng huyết áp Hydralazine
Thuốc chống tăng huyết áp Hydralazine

Liều dùng:

Sử dụng trong điều trị tăng huyết áp:

  • Liều ban đầu: dùng 10mg/ngày chia thành 4 lần, duy trì 2-4 ngày. Sau đó liều lượng có thể tăng lên 25mg để cân bằng cho 4 lần uống với tuần điều trị đầu tiên. Ở tuần sử dụng thứ 2, tăng liều đến 50 mg và vẫn  chia đều cho 4 lần/ ngày.
  • Sử dụng liều điều trị duy trì: dùng liều lượng với mức thấp nhất mà vẫn phải có hiệu quả.

Sử dụng trong trường hợp điều trị cho người suy tim sung huyết:

  • Sử dụng liều điều trị ban đầu: Dùng 10 mg/ngày, chia đều thành 4 lần uống.
  • Sử dụng liều điều trị duy trì: Dùng đến 800 mg/ ngày, chia đều thành 3 lần uống. Đây là liều lượng đã có hiệu quả trong việc làm giảm hậu tải khi điều trị suy tim sung huyết.

Hydralazine có những dạng thuốc với hàm lượng sau:

Dung dịch tiêm dạng muối hydrochloride (HCL): 20mg/mL.

Viên nén, đường uống, dạng muối hydrochloride (HCL): 10mg, 25mg, 50mg, 100mg.

8.6 Thuốc Betaloc Zok 50mg

Với thành phần chính là Metoprolol hàm lượng 50mg, thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc thụ thể beta 1 (chọn lọc trên tim), ngăn cản adrenalin và noradrenalin gắn vào thụ thể này, từ đó làm chậm nhịp tim. Thuốc Betaloc Zok 50mg được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Suy tim mạn tính.
  • Loạn nhịp tim, đau thắt ngực.
  • Điều trị duy trì sau nhồi máu cơ tim.
  • Hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân đang bị tăng huyết áp.

Liều dùng:

  • Trong điều trị suy tim, khởi đầu sử dụng với liều 12,5 - 25mg, mỗi ngày 1 lần tùy vào mức độ suy tim. Có thể hiệu chỉnh liều lên liều tối đa có hiệu quả 200mg/lần/ngày.
  • Liều dùng điều trị cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực: mỗi ngày dùng 100 - 200 mg, chia làm 1 lần trong ngày.
  • Liều dùng điều trị cho bệnh nhân dự phòng sau nhồi máu cơ tim: mỗi ngày dùng 200mg, chia làm 1 lần trong ngày.
  •  Liều dùng điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp: Mỗi ngày dùng 50mg/lần/ngày. Có thể tăng liều lên 100 mg/ngày hoặc 200mg/ngày nếu mức 50mg không đáp ứng điều trị. Liều dùng tối đa là 400 mg/ngày.
Thuốc Betaloc Zok 50mg
Thuốc Betaloc Zok 50mg

Thuốc Betaloc Zok 50mg có giá bao nhiêu?

Mức giá mỗi hộp thuốc có dao động giữa các đơn vị. Tại Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, người dùng được mua với giá 172.000 VNĐ/lọ 30 viên nén.

==>> Quý bạn đọc có thể đặt hàng qua số hotline 1900 888 633 hoặc qua web: Thuốc Betaloc Zok 50mg: công dụng, chỉ định, liều dùng.

9 Thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?

Khi nhắc đến các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, mọi người thường nghĩ ngay tới bệnh lý liên quan đến hô hấp, ung thư phổi mà ít ai biết được đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khến nhiều người mắc bệnh và tử vong do các bệnh lý tim mạch. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch lên gấp 2-3 lần so với người bình thường không hút thuốc.

Khói thuốc có chứa nhiều hóa chất độc hại, trong đó có chứa nicotin và khí CO. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khói thuốc có thể gây bệnh tim mạch. Những người hút thuốc có tăng nồng độ cholesterol LDL oxy hóa và giảm nồng độ của cholesterol HDL - yếu tố đóng vai trò bảo vệ tim. Những yếu tố này kết hợp với sự tác động của chất độc nicotin và khí CO gây tổn thương nội mạch. Cơ thể của người hút thuốc lá sẽ tăng phản ứng mạch máu, giảm cung lượng máu mang oxy, dẫn đến thiếu máu cơ tim và co thắt mạch vành. Hút thuốc cũng liên quan đến tăng kết dính tiểu cầu và tăng nồng độ fibrinogen.

Khói thuốc lá gây hại cho tim mạch
Khói thuốc lá gây hại cho tim mạch

Những bệnh mà người hút thuốc lá có nguy cơ mắc cao là tăng huyết áp, bệnh mạch vành, phình động mạch chủ, bệnh cơ tim,...

  • Tăng huyết áp: Nicotin trong khói thuốc là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Nicotin là chất gây nghiện, kích thích sản sinh adrenaline làm tim đập nhanh gây bệnh huyết áp cao. Hút thuốc lá còn làm giảm hiệu quả cho bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp.
  • Bệnh mạch vành: hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành, do tình trạng xơ vữa động mạch do lớp nội mạch bị phá hủy bởi chất độc trong khói thuốc. Hút thuốc lá còn gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Khói thuốc lá làm tăng sản sinh catecholamine gây loạn nhịp tim, điển hình là ngoại tâm thu thất và rung thất, rồi ngưng tim.
  • Phình động mạch chủ: người hút thuốc lá có tỷ lệ phình động mạch cao hơn 8 lần và tỷ lệ tử vong do vỡ phình động mạch chủ cao hơn những người không hút. Xơ vữa động mạch chủ làm động mạch chủ yếu và phình ra ở thành mạch.
  • Bệnh cơ tim: CO có trong thuốc lá gây tổn thương trực tiếp đến cơ tim, tăng khả năng nhạy cảm với virus gây viêm cơ tim.

Những tác hại của thuốc lá là vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và khói thuốc là nguyên nhân gây hại tới các cơ quan trong cơ thể. Cách tốt nhất để bảo vệ trái tim của bạn luôn khỏe mạnh là không bao giờ bắt đầu sử dụng thuốc lá hoặc bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

10 Chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạch 

Với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, chế độ chăm sóc về ăn uống và tinh thần là một trong những vấn đề cần được chú trọng. Có một chế độ ăn uống đúng cách, khoa học, bệnh tim mạch có thể được cải thiện đáng kể, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.

10.1 Bệnh tim mạch nên ăn uống như thế nào?

Ngoài có một chế độ ăn uống đủ chất, người bệnh tim mạch cần được bổ sung các nguồn thực phẩm có lợi cho tim mạch, cụ thể như sau:

Bổ sung nguồn thực phẩm giàu chất xơ: chất xơ làm giảm cholesterol trong máu, giảm thiểu nguy cơ tim mạch. Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất xơ giúp nhanh no, giảm đường huyết, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Mà đái tháo đường và béo phì cũng gây nên những gánh nặng cho tim. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ như: trái cây, rau xanh ngũ cốc,...

Cân bằng lượng kali trong khẩu phần ăn: kali là chất khoáng cực kỳ quan trọng đặc biệt với hoạt động của tim. Nguồn thực phẩm giàu kali có thể kể đến như: chuối, bơ, cải xanh,...

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nên chia nhỏ bữa ăn và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi ăn.

Cung cấp đủ vitamin cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin nhóm B.

Người bệnh tim mạch cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất
Người bệnh tim mạch cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất

10.2 Người bệnh tim mạch cần kiêng những gì?

Bên cạnh cung cấp cho cơ thể những sản phẩm tốt cho hoạt động của tim, người bệnh cũng cần hạn chế, kiêng ăn một số nguồn thực phẩm sau:

  • Người bệnh cần hạn chế các bữa ăn nhiều dầu mỡ, vì khi lượng dầu mỡ đưa vào cơ thể nhiều, làm tăng cholesterol máu, từ đó gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong lòng mạch, gây áp lực lên tim (phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi).
  • Người bị bệnh tim mạch nên kiêng thực phẩm giàu natri, đồng thời tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh,…
  • Hạn chế cholesterol có trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo. Tránh thực phẩm có đường và cắt giảm muối trong khẩu phần ăn. Chế độ ăn nhiều muối gây hại cho huyết áp.
  • Những người bệnh tim mạch cần chú ý không hút thuốc lá, vape hoặc sử dụng các sản phẩm chứa nicotin và tránh đến nơi hút thuốc để hạn chế hít khói thuôc thụ động.
  • Hạn chế uống rượu vì rượu gây ra nhiều nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, loạn nhịp tim. Lượng rượu cần giảm xuống dưới 10-20g ancol/ngày.
Người bệnh tim mạch cần hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn
Người bệnh tim mạch cần hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn

Không chỉ cần ăn uống đúng cách, việc nghỉ ngơi một cách khoa học, hạn chế hoạt động thể lực mạnh, không hoạt động gắng sức cũng phần nào giảm gánh nặng cho tim, hạn chế được những diễn biến xấu đi của bệnh.

11 Tài liệu tham khảo

1. Dược lý học tập 2 - Mai Tất Tố,  truy cập ngày 19/01/2021.

2. Dược thư cơ sở 2, truy cập ngày 19/01/2021.

3. Hút thuốc lá và nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, truy cập ngày 19/01/2021.

Xem thêm chi tiết

Có tổng: 472 sản phẩm được tìm thấy

Morita 400
Morita 400
Liên hệ
Vinaga-DHA Gacoil Capsule
Vinaga-DHA Gacoil Capsule
Liên hệ
Blackmores Omega Double High Strength Fish Oil
Blackmores Omega Double High Strength Fish Oil
Liên hệ
VitaHealth Salmon Fish Oil 100 viên
VitaHealth Salmon Fish Oil 100 viên
Liên hệ
UBB Omega 3-6-9
UBB Omega 3-6-9
Liên hệ
Omexxel 3-6-9
Omexxel 3-6-9
Liên hệ
Flecaine 100mg Viatris
Flecaine 100mg Viatris
2.100.000₫
Amioxilto 200
Amioxilto 200
Liên hệ
Isosorbid 10mg Khapharco
Isosorbid 10mg Khapharco
Liên hệ
Hismedan 20mg
Hismedan 20mg
Liên hệ
Flecaine 100mg Meda
Flecaine 100mg Meda
Liên hệ
Dosaka
Dosaka
Liên hệ
Coenzyme Q10 MC
Coenzyme Q10 MC
Liên hệ
Đan sâm - Tam Thất Domesco
Đan sâm - Tam Thất Domesco
Liên hệ
Lostad T100
Lostad T100
Liên hệ
Omega 3-6-9 Pharmekal
Omega 3-6-9 Pharmekal
Liên hệ
Lisinopril STELLA 2.5 mg
Lisinopril STELLA 2.5 mg
Liên hệ
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    tôi muốn tìm mua thuốc bổ cho người già bị mỡ máu và cao huyết áp


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • DH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Bố tôi bị hẹp mạch vành va cao huyết áp. Đi khám bác sĩ cho đơn về mua thuốc. Cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình, tìm được thuốc phù hợp cho bố tôi. Bố tôi đang uống và sức khỏe đã ổn định hơn.

    Trả lời Cảm ơn (15)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633