Chlorhexidine
27 sản phẩm
Dược sĩ Nguyễn Trang Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ước tính: 1 phút đọc, Ngày đăng:
Cập nhật:
Chlorhexidine là hoạt chất khử trùng có tác dụng trong khử trùng phẫu thuật và trong chăm sóc sức khỏe,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi tới quý bạn đọc các thông tin về hoạt chất Chlorhexidine.
1 Chlorhexidine là gì?
Tên chung quốc tế: Chlorhexidine.
Công thức hoá học: C22H30Cl2N10.
Dạng bào chế: Chất lỏng, bột, kem bôi.
Chlorhexidine hay còn gọi với cái tên chlorhexidine gluconate (CHG) được biết với tác dụng là một chất khử trùng, sát trùng dùng cho da bệnh nhân, cán bộ y tế tiền phẫu thuật và dụng cụ phẫu thuật. Ngoài ra còn có thêm một số vai trò khác như sát khuẩn vết thương, răng miệng ngăn ngừa mảng bám,...
Chlorhexidine do Imperial Chemical Industries phát triển tại Anh vào đầu những năm 19509 và năm 1970 được giới thiệu ở Mỹ. Tuy nhiên, FDA đã rút lại sự cho phép sử dụng chlorhexidine gluconate 0,5% - cồn bôi ngoài da do một vài biến chứng liên quan đến bỏng hóa chất, nhiệt khi sử dụng loại chế phẩm này. Mặt khác, nhiều dạng của chlorhexidine đã được sử dụng dưới nhiều dạng chất có tác dụng an toàn khác nhau.
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Clorhexidine là hoạt chất kháng khuẩn phổ rộng mang hoạt tính chống lại cả vi khuẩn gram (+) và gram (-), nấm men, vi rút. Liều lượng quy định khả năng kháng khuẩn của hoạt chất: nồng độ > 0,12% tác dụng diệt khuẩn và nồng độ từ 0,02%-0,06% tác dụng kìm khuẩn.
Cơ chế kháng khuẩn của hoạt chất này là phá vỡ màng tế bào vi sinh vật. Phân tử chlorhexidine tích điện dương phản ứng với các nhóm phốt phát tích điện âm trên bề mặt tế bào vi sinh vật - phản ứng này vừa phá hủy tính toàn vẹn của tế bào, vừa cho phép rò rỉ vật chất nội bào, đồng thời cho phép chlorhexidine xâm nhập vào tế bào, gây kết tủa các thành phần tế bào chất và cuối cùng là tế bào chết. Phương thức cụ thể gây chết tế bào phụ thuộc vào nồng độ của chlorhexidine - nồng độ thấp hơn có tác dụng kìm khuẩn và dẫn đến rò rỉ các chất nội bào như Kali và phốt pho, trong khi nồng độ cao hơn có tác dụng diệt khuẩn và gây kết tủa tế bào chất.
2.2 Dược động học
Hấp thụ | Chlorhexidine dạng nước súc miệng hấp thu kém và 30% hoạt chất được giữ lại trong miệng sau khi súc miệng và nó đi vào dịch miệng một cách từ từ. Nồng độ tối đa ở người với liều 300mg sau khi uống liều là 0,206 µg/g chỉ trong 30 phút sau uống. |
Liên kết protein | Chlorhexidine được biết là có khả năng liên kết với Albumin trong cả huyết thanh và nước bọt, mặc dù mức độ liên kết này vẫn chưa rõ ràng. |
Sự trao đổi chất | Vì chlorhexidine được hấp thu rất kém trong Đường tiêu hóa, nó không có khả năng trải qua quá trình chuyển hóa ở bất kỳ mức độ đáng kể nào. |
Con đường loại bỏ | Sự bài tiết của chlorhexidine hầu như chỉ xảy ra qua phân, với ít hơn 1% liều uống được bài tiết qua nước tiểu. |
3 Công dụng và chỉ định
Công dụng của Chlorhexidine theo nhiều dạng bào chế khác nhau:
Chlorhexidine dạng Dung dịch súc miệng: điều trị viêm nướu, giảm độ sâu túi nha chu, ngăn ngừa mảng bám, nấm miệng, loét miệng...
Chlorhexidine dạng dung dịch sát khuẩn nhằm ngăn ngừa khuẩn gây hịa trên da dùng trong phụ khoa và phẫu thuật.
Chlorhexidine tẩm trong bông gạc: dùng trong phẫu thuật hoặc chấn thương, đái tháo đường, loét do giãn tĩnh mạch,...; Vết thương do bỏng, chọc dò phẫu thuật, xét nghiệm, kẹp ép; Da trầy xước, rách da, côn trùng cắn; Cắt bao quy đầu, nhổ hoặc thay móng chân, tay; Mở thông hồi tràng, đại tràng, khí quản, trích rạch viền móng, chỗ trích rạch áp xe; Nhiễm trùng da thứ phát: viên da, eczema, zona.
Chlorhexidine dạng bôi dùng trong vùng da trầy xước nhiễm trùng, bỏng, vết xước, vết cắt da,...
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với Chlorhexidine.
5 Liều dùng và cách dùng
Tuỳ vào chế phẩm của Chlorhexidine có liều dùng khuyến cáo riêng.
Với chế phẩm nước súc miệng dùng sau đánh răng ngày 2 lần, ngậm tỏng miệng ít nhất 30 giây và nhổ ra.
Các dạng chế phẩm khác thì sử dụng da theo chỉ định của bác sĩ.
==>> Xem thêm về hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Nước súc miệng Asioral Chlorhexidine 300ml sạch miệng.
6 Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng không mong muốn sẽ gặp phải khi dùng Chlorhexidine như: phản ứng dị ứng tần suất hiếm gặp mức độ nghiêm trọng đe dọa tính mạng, nổi mề đay, thở khò khè, khó thở, phát ban da nghiêm trọng, đổ mồ hôi lạnh, sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng, cảm thấy nhẹ đầu, mảng trắng hoặc vết loét bên trong miệng hoặc trên môi của bạn; Loét miệng; sưng tuyến nước bọt (bên dưới hàm).
Thường gặp: miệng kích ứng; nhuộm răng; giảm vị giác; khô miệng; mùi lạ trọng miệng.
7 Tương tác thuốc
Chưa có báo cáo về những tương tác của Chlorhexidine gây ra.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Smile gel 10g bảo vệ khoang miệng
8 Thận trọng khi sử dụng
Không dùng thuốc này cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên khi chưa được bác sĩ chỉ định. Chlorhexidine có thể gây kích ứng nghiêm trọng hoặc bỏng hóa chất ở trẻ nhỏ.
Mắc bệnh nha chu nên kết hợp phương pháp điều trị đặc biệt trong khi sử dụng chlorhexidine.
Phụ nữ có thai và cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ vì hoạt chất này có thể gây hại đến thai nhi và trẻ bú mẹ.
Chlorhexidine gluconat có thể làm ố răng, răng giả, phục hồi răng, lưỡi hoặc bên trong miệng đặc biệt là răng giả.
Tránh ăn, uống hoặc đánh răng ngay sau khi sử dụng thuốc này.
Không sử dụng bất kỳ loại nước súc miệng nào khác khi chưa được bác sĩ chỉ định.
9 Độc tính của Chlorhexidine
Sự độc tính của Chlorhexidine thể hiện với liều LD 50 tiêm dưới da trên chuột là >5 g/kg.
Trẻ em uống 1-2 ounce Chlorhexidine có thể buồn nôn, đau dạ dày, nhiễm độc.
Xử trí: Điều trị triệu chứng.
10 Tài liệu tham khảo
1. Abdy Moshrefi, cập nhập năm 2002. Clorhexidin, Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 06 năm 2023.
2. Chuyên gia của Drugs.com, cập nhập ngày 27 tháng 02 năm 2023. Chlorhexidine gluconate (oral rinse), Drugs.com. Truy cập ngày 19 tháng 06 năm 2023.
3. Pierpaolo Cortellini, cập nhập tháng 07 năm 2008. Chlorhexidine with an anti discoloration system after periodontal flap surgery: a cross-over, randomized, triple-blind clinical trial, Pubemd. Truy cập ngày 19 tháng 06 năm 2023.