Lorazepam

1 sản phẩm

Lorazepam

Ngày đăng:
Cập nhật:

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

Tên chung quốc tế: Lorazepam. 

Mã ATC: N05BA06. 

Loại thuốc: Thuốc chống lo âu, an thần loại benzodiazepin. 

Công thức cấu tạo của lorazepam
Công thức cấu tạo của Lorazepam 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Viên nén uống: 0,5 mg; 1 mg; 2 mg; 2,5 mg. 

Viên nén đặt dưới lưỡi: 0,5 mg; 1 mg; 2 mg. 

Dung dịch uống: 2 mg/ml.

Ống tiêm: 2 mg/ml;4mg/ml (có alcol benzylic 2%, polyethylenglycol Các bệnh nhân trước đây đã điều trị với lorazepam: Thuốc có thể 400 và propylenglycol).

2 Dược lực học 

Lorazepam là một benzodiazepin tác dụng ngắn. Cơ chế tác dụng của thuốc thông qua chất trung gian thần kinh loại ức chế gama- aminobutyric acid (GABA). Sau khi gắn với thụ thể benzodiazepin, lorazepam làm tăng khả năng gắn GABA với thụ thể GABA,, gây mở kênh C1, gây ưu cực màng tế bào, ức chế hiệu điện thế hoạt động, giảm dẫn truyền các xung động thần kinh loại kích thích do vậy có tác dụng giải lo âu, an thần, gây ngủ, giãn cơ và chống co giật. 

3 Dược động học 

Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi uống và tiêm bắp. Sinh khả dụng đường uống khoảng 90%. Nồng độ đỉnh đạt được sau uống 2 giờ, sau khi tiêm bắp khoảng 60 - 90 phút. Phân bố: Thể tích phân bố ở người lớn khoảng 1,3 lít/kg. Thuốc qua hàng rào máu - não, qua nhau thai và vào sữa mẹ. Thuốc gắn vào protein khoảng 85 - 93%. 

Chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa ở gan thành dạng glucuronid không có hoạt tính (3-O-phenolic glucuronid). 

Thải trừ: Nửa đời thải trừ: Trẻ sơ sinh: 40,2 giờ; trẻ lớn hơn: 10,5 giờ; người lớn: 12,9 giờ; người cao tuổi: 15,9 giờ; suy thận giai đoạn cuối: 32 - 70 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (88%), một phần qua phân (7%). 

4 Chỉ định 

Rối loạn lo âu (điều trị ngắn hạn). 

Mất ngủ đi kèm lo âu (điều trị ngắn hạn). 

Cơn hoảng loạn cấp. 

Tiền mê. 

Trạng thái động kinh. 

Co giật do sốt cao. 

Co giật do ngộ độc thuốc. 

Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu
Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu

5 Chống chỉ định

Mẫn cảm với lorazepam, có thể có mẫn cảm chéo với các benzodiazepin khác. Bệnh glôcôm góc đóng cấp. Hội chứng ngừng thở khi ngủ. Tiêm thuốc vào động mạch. Suy hô hấp nặng.

6 Thận trọng 

Khi dùng lorazepam cho bệnh nhân trầm cảm: Tình trạng trầm cảm có thể nặng lên hoặc tái phát khi điều trị bằng lorazepam. Thuốc làm tăng ý nghĩ tự sát, cần tránh kê đơn với một lượng lớn thuốc cho các bệnh nhân này. 

Thận trọng khi dùng lorazepam cho các bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, nghiện thuốc, bệnh nhân có rối loạn nhân cách, bệnh nhân dùng liều cao kéo dài do lorazepam có thể gây lệ thuộc thuốc. Khi ngừng thuốc đột ngột, có thể gây hội chứng cai thuốc, cần giảm liều từ từ trước khi ngừng thuốc. 

Khi dùng thuốc cho người cao tuổi, người suy nhược, người có bệnh gan, thận, bệnh nhân suy hô hấp mạn tính: Cần dùng mức liều thấp, thường xuyên theo dõi và hiệu chỉnh liều. 

Khi dùng lorazepam để điều trị lo âu và mất ngủ: Lo âu, mất ngủ có thể là triệu chứng của một vài bệnh lý nào đó, bệnh nhân cần được xác định nguyên nhân và điều trị nguyên nhân hơn là chỉ dùng các thuốc điều trị triệu chứng. 

Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em và người già do thuốc có thể gây hội chứng ngoại tháp. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có nguy cơ biến chứng trên tim mạch hoặc mạch não do thuốc có khả năng gây tụt huyết áp. 

Các bệnh nhân trước đây đã điều trị với lorazepam làm tăng nguy cơ mất trí nhớ hoặc suy giảm trí nhớ tạm thời.

7 Thời kỳ mang thai 

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy thuốc gây quái thai. Trẻ sơ sinh có thể bị ức chế hô hấp, hội chứng cai thuốc hoặc giảm trương lực cơ khi mẹ dùng thuốc ở những tháng cuối thai kỳ, hoặc gần ngày sinh. Chống chỉ định dùng thuốc ở phụ nữ mang thai.

8 Thời kỳ cho con bú 

Lorazepam được thải trừ với một lượng nhỏ vào sữa mẹ. Chống chỉ định dùng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú.

9 Tác dụng không mong muốn (ADR)

9.1 Rất thường gặp

Thần kinh: buồn ngủ, an thần. 

9.2 Thường gặp 

Toàn thân: suy nhược, mệt mỏi. 

Thần kinh: chóng mặt, mất điều vận. Cơ - xương - khớp: yếu cơ.

9.3 Hiếm gặp 

TKTW: lú lẫn, trầm cảm, tê liệt cảm xúc, phấn khích, thay đổi thèm ăn, rối loạn giấc ngủ, thay đổi ham muốn, giảm cực khoái, đau đầu, giảm nhận thức, rối loạn ngôn ngữ/khó phát âm, chứng quên tạm thời hoặc sa sút trí nhớ. 

Mắt: rối loạn tầm nhìn (chứng song thị, nhìn mờ). Mạch: tụt huyết áp. 

Hô hấp: ngừng thở, nặng thêm tình trạng ngừng thở khi ngủ, làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn, suy hô hấp. 

Tiêu hóa: nôn, táo bón, thay đổi tiết nước bọt. 

Rối loạn gan - mật: tăng bilirubin, transaminase, phosphatase kiềm, vàng da. 

Da: mẩn ngứa, viêm da dị ứng. 

Hệ sinh sản: bất lực.

9.4 Rất hiếm gặp 

Máu: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu. 

Miễn dịch: phản ứng quá mẫn bao gồm sốc phản vệ phản ứng phản vệ. Nội tiết: rối loạn bài tiết hormon chống bài niệu, hạ natri huyết. TKTW: run, nổi loạn ngoại tháp, hôn mê. 

Toàn thân: giảm thân nhiệt. 

9.5 Chưa xác định được tần suất 

Tâm thần: lệ thuộc thuốc, ý nghĩ hành vi tự sát. 

Các phản ứng nghịch thường như bồn chồn, kích động, ảo tưởng, gây hấn, mất ngủ, ác mộng, ảo giác, rối loạn tâm thần, kích thích tình dục và hành vi không phù hợp đôi khi được ghi nhận trong quá trình sử dụng.

Hội chứng cai thuốc: Các triệu chứng đã được ghi nhận sau khi ngừng benzodiazepin bao gồm đau đầu, đau cơ, lo âu, căng thẳng, trầm cảm, mất ngủ, bồn chồn, lú lẫn, kích thích, toát mồ hôi và hiện tượng hồi ứng. Trong một số trường hợp nặng có xuất hiện các triệu chứng như rối loạn tri giác, mất nhân cách, nhạy cảm với thỉnh lực, ù tai, tê liệt, ngứa ran đầu chỉ, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, run, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, chán ăn, gây hẳn, nhịp tim nhanh, cơn hoảng loạn, chóng mặt, mất trí nhớ tạm thời, ảo giác/mê sảng, sốt cao, co giật. Tình trạng co giật thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc sử dụng các thuốc làm giảm ngưỡng co giật. 

9.6 Hướng dẫn cách xử trí

Các ADR thường xuất hiện lúc bắt đầu điều trị và thưởng hết khi tiếp tục điều trị hoặc giảm liều. Thận trọng khi kê đơn cho người cao tuổi, suy nhược, trầm cảm (nguy cơ tự sát), chỉ kê đơn số lượng ít và ngắn ngày không quá 2 tuần. Cần giảm liều từ từ trước khi ngừng thuốc để tránh hội chứng cai thuốc.

10 Liều lượng và cách dùng

10.1 Cách dùng

Thuốc có thể uống, tiêm bắp (tiêm sâu), hoặc tiêm tĩnh mạch (không được vượt quá 2 mg/phút hoặc 0,05 mg/kg trong 2 - 5 phút, pha loãng liều tiêm tĩnh mạch với một thể tích tương đương nước cất pha tiêm, hoặc dung dịch tiêm Natri clorid 0,9% hay dung dịch tiêm Glucose 5%). Tránh tiêm vào động mạch, không để thoát  dịch ở nơi tiêm.

10.2 Liều dùng 

Sử dụng ngắn hạn trong điều trị lo âu: 

Người lớn: Uống 1 - 4 mg/ngày, chia làm nhiều liều, với các bệnh nhân suy nhược, sử dụng liều dành cho người cao tuổi. Người cao tuổi: Uống 0,5 - 2 mg/ngày, chia làm nhiều liều. Sử dụng ngắn hạn trong điều trị mất ngủ đi kèm lo âu: Người lớn. uống 1 - 2 mg/ngày, vào giờ đi ngủ. 

Con hoảng loạn cấp: Người lớn tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm: 0,025 - 0,03 mg/kg, lặp lại sau 6 giờ nếu cần (liều thông thưởng 1,5 - 2,5 mg mỗi 6 giờ), nên đưa vào tĩnh mạch lớn, chỉ sử dụng đường tiêm bắp khi không thể tiêm tĩnh mạch. Tiền mê 

Người lớn: 

Uống 2 - 3 mg vào tối trước phẫu thuật và 2 - 4 mg, uống 1 - 2 giờ trước phẫu thuật. 

Tiêm tĩnh mạch chậm: 0,05 mg/kg, nên tiêm 30 - 45 phút trước phẫu thuật. 

Tiêm bắp: 0,05 mg/kg, nên tiêm 60 - 90 phút trước phẫu thuật. Trẻ em (5 - 13 tuổi): Uống 0,5 - 2,5 mg (tương ứng 0,05 - 0,5 mg/kg) ít nhất 1 giờ trước phẫu thuật. 

Không khuyến cáo sử dụng lorazepam dưới dạng thuốc tiêm với mục đích làm thuốc tiền mê cho trẻ < 12 tuổi. 

Trạng thái động kinh, co giật do sốt cao, co giật do ngộ độc thuốc:

Tiêm tĩnh mạch chậm 

Trẻ từ 1 tháng - 11 tuổi: 100 microgam/kg (tối đa 4 mg) cho 1 liềusau đó 100 microgam/kg, sau 10 phút nếu cần (tối đa 4 mg/liều), đưa vào tĩnh mạch lớn. 

Trẻ từ 12 - 17 tuổi: 4 mg/liều, sau đó 4 mg, sau 10 phút nếu cần Người lớn: 4 mg/liều, sau đó 4 mg, sau 10 phút nếu cần. Hội chứng cai rượu: Uống 2 mg, mỗi 6 giờ, trong 4 liều, sau đó 1 mg mỗi 6 giờ trong 8 liều. 

Dự phòng buồn nôn, nôn do hóa trị liệu: Người lớn tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm liều duy nhất 0,025 - 0,05 mg/kg (tối đa 4 mg đường uống 1 - 2 mg/giờ nếu cần. 30 - 35 phút trước khi dùng hóa trị liệu; có thể bổ sung lorazepam 

Suy thận: 

Uống: Không cần điều chỉnh liều. 

Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch: Nguy cơ nhiễm độc propylen glycol, thận nhẹ đến vừa: Dùng thận trọng. Suy thận nặng: Không nên dùng. vì vậy phải theo dõi sát khi dùng kéo dài hoặc dùng liều cao. Suy 

Suy gan: 

Uống: Suy gan nhẹ đến vừa: không cần điều chỉnh liều. Suy gan nặng và/hoặc bệnh não: dùng thận trọng, có thể phải giảm liều. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch: Suy gan nhẹ đến vừa: dùng thận trọng. Suy gan nặng: không nên dùng.

11 Tương tác thuốc 

11.1 Các thuốc nên tránh phối hợp 

Rượu: Phối hợp làm tăng tác dụng an thần của lorazepam, giảm khả năng lái xe và vận hành máy móc. 

Natri oxybat: Lorazepam làm tăng tác dụng của natri oxybat.

Các thuốc ức chế HIV protease: Phối hợp làm kéo dài tác dụng an thần của lorazepam.

11.2 Các thuốc làm tăng tác dụng của lorazepam

Thuốc chống động kinh: Lorazepam làm tăng tác dụng trên TKTW của Phenobarbital, tăng nguy cơ ADR của hydantoin hoặc barbiturat. Valproat làm tăng nồng độ lorazepam trong máu, tăng nguy cơ lờ đờ, mất tập trung. 

Các thuốc giảm đau gây ngủ: Phối hợp làm tăng sảng khoái dẫn đến tăng nguy cơ lệ thuộc thuốc. 

Thuốc chống loạn thần: Đã có các báo cáo về tình trạng an thần quá mức, tăng tiết nước bọt, tụt huyết áp, mất ngủ, mê sảng và ngừng thở khi sử dụng phối hợp clozapin với lorazepam. 

Các thuốc tác dụng trên hệ TKTW khác: thuốc an thần gây ngủ, thuốc mê, các kháng histamin (có tác dụng an thần) khi phối hợp với lorazepam làm tăng tác dụng ức chế TKTW. 

Các thuốc ức chế enzym gan như: cimetidin, Isoniazid, Erythromycin, omeprazol, esomeprazol, itraconazol, ketoconazol, fluconazol, voriconazol, nước ép Bưởi làm tăng nồng độ benzodiazepin trong máu dẫn đến làm tăng và kéo dài tác dụng của các benzodiazepin. 

Cần giảm liều của các benzodiazepin. 

Một số thuốc khác: cisaprid, lofexidin, nabilon, Disulfiram, Baclofen, tizanidin, các thuốc tránh thai chứa estrogen. Tác dụng an thần của lorazepam tăng lên khi phối hợp với các thuốc này.

11.3 Các thuốc làm giảm tác dụng của lorazepam 

Các thuốc kháng acid (antacid): Sử dụng đồng thời làm chậm hấp thu lorazepam. 

Theophylin/aminophylin: Tăng chuyển hóa dẫn đến làm giảm tác dụng của lorazepam. 

Cafein: Giảm tác dụng an thần và giải lo âu của lorazepam. Các thuốc cảm ứng enzym gan (như Rifampicin): Làm tăng chuyển hóa và tăng thải trừ các benzodiazepin. Ảnh hưởng của lorazepam lên các thuốc khác 

Các thuốc điều trị tăng huyết áp, giãn mạch và các thuốc lợi tiểu: Phối hợp lorazepam với các thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn alpha, các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II, các thuốc chẹn kênh calci, các thuốc chẹn beta, moxonidin, nitrat, hydralazin, Minoxidil, natri nitroprusiat và các thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ tụt huyết áp khi dùng cùng. 

Các thuốc tác dụng lên hệ dopaminergic: Lorazepam có tác dụng đối kháng làm giảm tác dụng của Levodopa

Zidovudin: Lorazepam làm tăng thải trừ zidovudin.

12 Tương kỵ

Thuốc tiêm lorazepam tương kỵ vật lý với sargramostim hoặc Losartan đạt trong vòng 1 giờ, của chất chuyển hóa có hoạt tính đạt astreonam. 

13 Quá liều và xử trí 

Triệu chứng: Quả liều benzodiazepin thường biểu hiện bằng các triệu chứng tc chế TKTW ở mức độ khác nhau từ lờ đờ đến hông mẽ. Trong các trường hợp nhẹ, các triệu chứng bao gồm buồn ngủ, lủ lẫn và lơ mơ. Trong một số trường hợp nặng, đặc biệt khi dùng cùng các thuốc ức chế TKTW khác hoặc rượu, các triệu chứng bao gồm mất điều vận, tụt huyết áp, giảm trương lực, suy hô hấp, hôn mẽ và có thể tử vong (hiếm gặp). 

Xử tri: Biện pháp giải độc chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc hỗ trợ, theo dõi chức năng tim mạch và các dấu hiệu sinh tồn. Rửa dạ dày cùng với uống than hoạt để loại bỏ và ngăn cản hấp thu phần thuốc còn lưu lại trong đường tiêu hóa. Duy trì thông khí hỗ trợ và liệu pháp oxygen. Điều trị tụt huyết áp và trụy tuần hoàn cho bệnh nhân. Lorazepam ít thải trừ qua thẩm phân phúc mạc. Có thể sử dụng thuốc đối kháng đặc hiệu Flumazenil cho các bệnh nhân nhập viện để điều trị quá liều benzodiazepin. 

Cập nhật lần cuối 2017

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Lorazepam

Temesta 1mg
Temesta 1mg
300.000₫
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633