Ceftizoxim

3 sản phẩm

Ceftizoxim

Ngày đăng:
Cập nhật:

Bài viết này không nằm trong Dược thư quốc gia Việt Nam 2022 lần xuất bản thứ 3

Hoạt chất Ceftizoxim được biết đến và được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Ceftizoxim.

Tên chung quốc tế: Ceftizoxime

Mã ATC: J01DD07

Loại thuốc: Kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3. 

1 Tổng quan về hoạt chất Ceftizoxim

1.1 Ceftizoxim là gì?

Ceftizoxim thế hệ máy? Ceftizoxim là kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, được bán tổng hợp. Dạng dùng của thuốc là dạng tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc đạn.

Ceftizoxim
Cấu trúc của Ceftizoxim

1.2 Đặc điểm hoạt chất Ceftizoxim 

CTCT: C13H13N5O5S2

Khối lượng phân tử: 383,4 g/mol

Độ hòa tan: 2,29e-01 g/L

Nhiệt độ nóng chảy: 277 độ C

Ceftizoxim
Phương trình tổng hợp Ceftizoxim

Ceftizoxim được bán tổng hợp và có khả năng kháng được các enzyme phân hủy nhờ vào cấu trúc đặc biệt là toàn bộ chuỗi bên C-3 trong ceftizoxime đã được loại bỏ. 

Tuy nhiên, hoạt chất này không còn được sản xuất và tiêu thụ tại thị trường Mỹ từ năm 2007. 

2 Tác dụng dược lý của hoạt chất Ceftizoxim

2.1 Dược lực học

Ceftizoxim có khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm hiếu khí và kỵ khí. Hoạt chất này cũng có khả năng kháng betalactamase tương đối tốt. 

Phổ tác dụng của Ceftizoxim: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus agalactiae, Streptococcus pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Serratia marcescens, Bacteroides spp., Peptococcus spp., Peptostreptococcus spp., Streptococcus pyogenes, Enterobacter spp., E.coli, Haemophilus influenzae (có tác dụng với cả chủng đã kháng Ampicillin), Klebsiella pneumoniae, Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia rettgeri.

2.2 Cơ chế tác dụng 

Ceftizoxim vẫn có tác dụng diệt khuẩn dựa trên cơ chế chung của nhóm kháng sinh betalactam. Thuốc sẽ gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicillin (PBP) là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn, do đó ức chế bước cuối cùng của quá trình sinh tổng hợp thành tế bào, vi khuẩn sinh ra không có thành tế bào bảo vệ sẽ dễ dàng bị tiêu diệt. 

2.3 Dược động học

Đường dùng chủ yếu của Ceftizoxim là đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp do thuốc không hấp thu qua được đường tiêu hóa. Với đường dùng tiêm bắp, thuốc cần 1 giờ để đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương. Thuốc có thể phân bố rộng rãi vào trong mô và dịch cơ thể, tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 30%. Thuốc cũng vào được dịch não tủy trong trường hợp màng não bị viêm. Ceftizoxim qua được nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ ở lượng tương đối thấp. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 1.7 giờ, thuốc được thải trừ qua nước tiểu ở dạng không đổi. 

3 Chỉ định - Chống chỉ định của Ceftizoxim

3.1 Chỉ định

Ceftizoxim được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Lậu không biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn xương khớp, viêm vùng chậu.
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm.
  • Viêm màng não.
Ceftizoxim
Ceftizoxim được chỉ định cho nhiều nhiễm khuẩn

==>> Xem thêm về hoạt chất: Chlorobutanol chất bảo quản ngăn ngừa nhiễm bẩn cho dung dịch nhỏ mắt 

3.2 Chống chỉ định 

Ceftizoxim chống chỉ định sử dụng cho người dị ứng, có tiền sử mẫn cảm với Ceftizoxim và các kháng sinh nhóm Cephalosporin. 

4 Thận trọng 

Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận, có tiền sử bệnh đường tiêu hóa (nhất là viêm đại tràng).

Bệnh nhân điều trị với Ceftizoxim, nhất là bệnh nhân suy thận nặng cần được theo dõi chức năng thận trong suốt quá trình điều trị.

Bệnh nhân dị ứng với các nhóm kháng sinh betalactam khác cũng cần thận trọng do nguy cơ xảy ra tình trạng dị ứng chéo. 

Cân nhắc nếu cần sử dụng kháng sinh dài ngày vì có thể làm tăng số lượng các chủng vi khuẩn, vi sinh vật không nhạy cảm, tăng nguy cơ kháng thuốc.

5 Thời kỳ mang thai và cho con bú 

Ceftizoxim có thể qua được nhau thai và vào được sữa mẹ ở lượng thấp. Các nghiên cứu thử nghiệm trên động vật (chuột, thỏ) không ghi nhận trường hợp thuốc làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và bào thai. Cần thận trọng khi sử dụng và chỉ sử dụng khi đã cân nhắc các yếu tố nguy cơ/lợi ích của thuốc. 

6 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

Khi dùng đường tiêm, Ceftizoxim dung nạp tương đối tốt, một số tác dụng không mong muốn thường gặp liên quan đến dị ứng, mẫn cảm:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: đau, nóng, co cứng cơ, viêm tĩnh mạch,..
  • Quá mẫn: phát ban, sốt, ngứa.
  • Gan: tăng AST, ALT, phosphatase kiềm thoáng qua.
  • Máu: tăng bạch cầu ưa eosin, tăng tiểu cầu.
  • Gây dương tính giả với xét nghiệm Coombs

Tác dụng không mong muốn ít gặp:

  • Gan: tăng bilirubin
  • Thận: tăng BUN, creatinin thoáng qua.
  • Máu: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, buồn nôn, viêm đại tràng giả mạc. 

7 Liều lượng và cách dùng 

7.1 Cách dùng

Dùng tiêm bắp: hòa 1g Ceftizoxim vào 3ml nước cất pha tiêm, tiêm vào vùng cơ bắp lớn.

Tiêm tĩnh mạch: 1g Ceftizoxim  hòa với 10ml nước cất pha tiêm, tiêm chậm trong từ 3-5 phút.

Truyền tĩnh mạch: dùng 1g Ceftizoxim pha với 10ml nước cất pha tiêm rồi tiếp tục pha loãng đến 100ml với một trong các dịch truyền: Nacl 0.9%, dextrose 5/10%, dung dịch dextrose 5% + NaCl 0.9%, Natri bicarbonat 5%, Ringer lactat, đường nghịch chuyển 10% trong nước, dextrose 5% trong Ringer lactat. 

Dung dịch đã pha sẽ ổn định trong vòng 24 giờ ở nhiệt độ phòng và 96 giờ trong tủ lạnh (dưới 5 độ C).

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Ethosuximid: Thuốc sucinimid chống động kinh - Dược thư Quốc Gia 2022 

7.2 Liều lượng 

Người lớn dùng liều từ 1-2g Ceftizoxim trong mỗi 8-12 giờ trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể tiêm tĩnh mạch liều 2-5g Ceftizoxim  mỗi 6 giờ. Liều 2g mỗi 4 giờ có thể sử dụng nếu bệnh nhân đang bị đe dọa tính mạng bởi nhiễm khuẩn. 

Liều Ceftizoxim cho trẻ em trên 6 tháng tuổi là 50mg/kg cân nặng mỗi 6-8 giờ.

Bệnh nhân mắc nhiễm trùng niệu không biến chứng dùng liều 500mg mỗi 12 tiếng.

Bệnh nhân mắc lậu không biến chứng dùng 1 liều 1g Ceftizoxim tiêm bắp.

Bệnh nhân suy thận cần được hiệu chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin. Liều đầu tiên vẫn dùng 500mg - 1g sau đó các liều duy trì như sau: 

Độ thanh thải creatinin (ml/phút)Liều dùng
50-79dùng 500mg - 1,5g mỗi 8 giờ
5-49250mg - 1g dùng trong mỗi 12 giờ.
<5dùng 250mg - 500mg mỗi 24 tiếng hoặc dùng 500mg - 1g Ceftizoxim  mỗi 48 giờ đồng hồ.

8 Tương tác thuốc 

Thận trọng khi sử dụng Ceftizoxim đồng thời với các thuốc sau:

  • Probenecid: giảm độ thanh thải kháng sinh, tăng nồng độ thuốc trong huyết tương.
  • Aminoglycosid: tăng nguy cơ nhiễm độc thận. 

9 Quá liều và xử trí 

Ceftizoxim chưa có thuốc đặc trị. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu quá liều, ngộ độc hay dị ứng thì cần bảo vệ đường hô hấp, hỗ trợ thoáng khí và truyền dịch cho người bệnh. Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng nếu có. Ceftizoxim có thể được loại bỏ khỏi cơ thể bằng thẩm tách máu. 

10 Sản phẩm chứa Ceftizoxim

Ceftizoxim
Một số chế phẩm chứa Ceftizoxim có mặt tại thị trường Việt Nam

11 Tài liệu tham khảo

Chuyên gia PubChem. Ceftizoxime | C13H13N5O5S2 | CID 6533629, PubChem. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2024. 

Xem thêm chi tiết

Các sản phẩm có chứa hoạt chất Ceftizoxim

Ceftibiotic 2000 (Hộp 10 Lọ)
Ceftibiotic 2000 (Hộp 10 Lọ)
Liên hệ
Zasemer 2g
Zasemer 2g
Liên hệ
Zasemer 1g
Zasemer 1g
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633