Tràm gió

4 sản phẩm

Tràm gió

Ngày đăng:
Cập nhật:

Tràm gió được biết đến là một loại thực vật chuyên được dùng để lấy tinh dầu tràm dùng trong các chế phẩm y học như điều trị viêm xoang, viêm khớp, viêm họng,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về tràm gió.

1 Giới thiệu về cây tràm gió

Cây tràm gió có tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell, thuộc chi Tràm - Myrtaceae. Là một loài cây thân gỗ, tràm gió được tìm thấy ở phần lớn các nước Đông Nam Á, Úc, New Guinea và đảo Torres Strait.

1.1 Đặc điểm thực vật

Tràm gió là cây thân gỗ có chiều cao khoảng 35m, thân cây có màu xám, nâu hoặc trắng và nhiều lớp. Thân cây non nhẵn, bóng, sau đó trưởng thành thì sẽ cứng và có nhiều lớp sần sùi.

Hình ảnh cây tràm gió

Lá cây mọc xen kẽ nhau với chiều dài khoảng 40-140mm, có hình thuôn dần ở hai đầu. Hoa cây có màu trắng hoặc kem, đôi khi có màu xanh lục vàng. Nó thường mọc thành hình trụ chùm ở đầu cành. Trung bình mỗi cành nhỏ có 8-20 chùm hoa, mỗi chùm có khoảng 3 hoa. Tuỳ thuộc vào thời điểm màu hoa sẽ khác nhau.

Quả tràm có hình tròn mọc theo cành cây như hoa, có đường kính khoảng 2-2.8mm.

1.2 Tinh dầu tràm gió là gì ?

Tinh dầu tràm gió là là một loại tinh dầu được sản xuất bằng cách chưng cất hơi nước của lá và cành cây tràm. Dầu tràm có chứa cineol, terpineol, terpinyl axetat, terpenes, phytol, alloarmadendrene, ledene, axit platanic, axit betulinic, betulinaldehyde, viridiflorol, palustrol, v.v. là một số thành phần hoạt tính. Dầu tràm rất lỏng và trong suốt. Nó có mùi thơm ấm áp với vị Long Não, sau đó là cảm giác mát lạnh trong miệng. Nó hòa tan hoàn toàn trong rượu và dầu không màu.

Tinh dầu tràm gió

1.3 Phân biệt Tràm trà và tràm gió

Đặc điểm Tràm gióTràm trà
Chiều caoCao đến 35mCây tràm trà có chiều cao đến 30cm
Xếp xen kẽ lên nhau, hình dáng thon dần ở hai đầu lámọc so le, hình trứng hoặc hình mũi mác
Hoamàu trắng, kem, lục vàng, nở ở cuối cành cây, dài thành cụm hình trụ, phát triển ra phía sau, mỗi chùm 3 hoa

Hoa mọc thành cụm một, theo dọc thân cây, cánh hoa nhỏ, mọc thành cùm dày, màu hoa đa dạng từ đỏ, hồng, trắng đến ánh lục.

Quảhình tròn, mọc dọc theo cành cây, mỗi quả có đường kính từ 2mm – 2,8mmquả nang và chưa nhiều hạt nhỏ
Nguồn gốctrồng chủ yếu ở Đông Nam Á, Úc, New Guinea và vùng đảo Torres Strait.có nguồn gốc từ Châu Úc.
Công dụng

Làm than ở đông nam á

Thân cây, gỗ làm cột, sàn nhà, tráng kính,...

Lá dùng làm thuốc trị bệnh đường hô hấp, đau nhức, an thần, đuổi côn trùng.

Tinh dầu làm trong mỹ phẩm, xà bông, thực phẩm.

Dùng chữa bệnh ngoài da như mụn trứng cá, viêm xoang, nấm ngứa, viêm xoang.

Dùng trong các chế phẩm kem đánh răng, dầu gội, nước súc miệng.

2 Thành phần hoá học

Tinh Dầu Tràm gió có chứa hoạt chất nổi bật là α-pinene (38,9%), β-pinene (1,5%), myrcene (0,5%), α-terpinene (0,2%), Limonene (2,9%), 1,8 cineole (21,1%), γ -terpinene (1,0%), ρ-cymene (3,1%), terpinolene (0,8%), linalool (0,3%), terpinen-4-ol (1,9%) và α-terpineol (3,3%) 6.

Phân bố Tràm gió

3 Tinh dầu tràm gió có tác dụng gì ?

3.1 Làm sạch da đầu

Trên thực tế, các tình trạng da đầu bị khô dễ gây ra gàu hoặc các bệnh lý về vảy nến, chàm, dị ứng, nấm đều gây ra vẫn đề gàu trên da đầu. Tinh dầu tràm đã được nghiên cứu và báo cáo về tác dụng chống nấm khi được kết hợp với tinh dầu Quế

3.2 Giảm các bệnh đường hô hấp

Tinh dầu tràm có hương thơm và hoạt chất cineol giúp làm giảm chất nhầy trong mũi, hạn chế tắc nghẽn viêm xoang, giúp thông thoáng đường thở. 

3.3 Chữa viêm khớp

Hợp chất cineol trong tinh dầu giúp kháng khuẩn, giảm đau. Dùng một lượng tinh dầu vừa đủ massage lên vùng đau do viêm khớp có thể cải thiện rõ rệt tình trạng sức khoẻ của người bệnh.

3.4 Bệnh lý khác

Khi uống dầu tràm, nó sẽ gây ra cảm giác ấm áp trong dạ dày. Nó giúp tăng tốc mạch, tăng mồ hôi và nước tiểu. 

Dầu tràm pha loãng rất có lợi trong việc điều trị mụn trứng cá, đau bụng, bầm tím, thấp khớp, ghẻ và cả những vết bỏng đơn giản. 

Có thể bôi dầu tràm trực tiếp lên vùng nhiễm trùng nấm ngoài da và nhiễm trùng ở chân của vận động viên để chữa bệnh nhanh chóng. 

Bệnh chốc lở và vết côn trùng cắn cũng được chữa khỏi bằng cách sử dụng dầu tràm. 

Dầu tràm khi thêm vào nước và súc miệng, giúp điều trị viêm thanh quản và viêm phế quản. Dầu tràm điều trị nhiễm ký sinh trùng giun tròn và bệnh tả.

Dầu tràm giúp thư giãn, giảm stress, ngủ ngon hơn.

Lợi ích khi dùng tràm gió

4 Một số lưu ý khi dùng dầu tràm gió

Không dùng dầu tràm lên các vết thương hở.

Chỉ nên dùng 1 liều lượng vừa phải tránh dùng quá nhiều.

Không dùng trực tiếp lên da của trẻ nhỏ

Mẹ chỉ nên dùng dầu tràm gió khi trẻ bị ho, cảm cúm, tránh lạm dụng tinh dầu tràm khi trẻ khỏe mạnh, vận động nhiều.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả TS. Trần Thị Ái My và cộng sự (Ngày đăng báo tháng 8 năm 2020). Evaluation of the Inhibitory Activities of COVID‐19 of Melaleuca cajuputi Oil Using Docking Simulation, pmc. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Tràm gió

Viên xông Natural Hương Tràm Tía Tô Gừng gió
Viên xông Natural Hương Tràm Tía Tô Gừng gió
Liên hệ
Xịt họng Abipolis 15ml
Xịt họng Abipolis 15ml
Liên hệ
Xịt nhiệt miệng Abipolis
Xịt nhiệt miệng Abipolis
Liên hệ
Dầu trị bỏng Trancumin OPC
Dầu trị bỏng Trancumin OPC
Liên hệ
1 1/1
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633