Phật Thủ (Phật Thủ Phiến)

0 sản phẩm

Phật Thủ (Phật Thủ Phiến)

Ngày đăng:

Cây Phật Thủ có tên khoa học là Citrus medica L. var. sarcodactylis (Noot.) Swingle) - dược liệu này thường được sử dụng quả để bày mâm ngũ quả trong ngày Tết ngoài ra còn có tác dụng chữa đau bụng, chán ăn. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Phật Thủ

1 Giới thiệu về cây Phật Thủ

Đặc điểm thực vật của cây Phật Thủ
Đặc điểm thực vật của cây Phật Thủ

Tên khoa học: Citrus medica L. var. sarcodactylis (Noot.) Swingle.

Tên gọi khác: Phật Thủ Cam, Phật Thủ Phiến.

Họ thực vật: Họ Cam Rutaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Quả Phật Thủ khi chín có màu vàng
Quả Phật Thủ khi chín có màu vàng

Phật Thủ thuộc dạng cây nhỡ, thân thẳng, trên thân có nhiều gai và cứng.

Lá cây mọc so le, phiến lá có dạng hình bầu dục hoặc hình trứng, đầu lá hơi tù, gốc lá thuôn. Mép lá có răng cưa.

Hoa mọc thành chùm hoặc mọc riêng lẻ. Hoa có màu trắng.

Đài 5.

Tràng 5.

Nhị nhiều.

Bầu có hình trứng.

Mùa hoa rơi vào tháng 5 đến tháng 8, mùa quả rơi vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.

Quả có lá noãn rời nhau, cụp vào trong giống như bàn tay nhiều ngón khom vào nhau. Bề mặt sần sùi, khi chín có màu vàng, ruột quả có màu trắng, hơi xốp.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá.

Thời điểm thu hái:

  • Quả có màu vàng, thu hái vào mùa đông.
  • Lá thu hái quanh năm.
  • Rễ thu hái vào mùa thu.

1.3 Đặc điểm phân bố

Vườn trồng Phật Thủ
Vườn trồng Phật Thủ

Phân bố gốc ở cân Himalaya. Cây được trồng từ xa xưa ở vùng đất thuộc Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Malaysia.

Tại nước ta, Phật Thủ được tìm thấy ở các địa phương thuộc trung du, đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh trong miền Nam.

Với bản chất là một loại cây ưa ẩm, nhạy cảm với thời tiết có nhiệt độ cao và sương mù nên cây chịu hạn kém, không chịu được ngập.

Tại một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên,... nhân dân thường trồng Phật Thủ xen kẽ với các loại cây ăn quả.

2 Thành phần hóa học

Trong quả Phật Thủ có chứa các hoạt chất như:

  • Limettin.
  • Diosmin.
  • Xitropten.

Tinh dầu có chứa một chất FlavonoidHesperidin.

3 Tác dụng - Công dụng

Phật Thủ được bày trên mâm ngũ quả trong ngày Tết
Phật Thủ được bày trên mâm ngũ quả trong ngày Tết

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Tác dụng kháng khuẩn

Tinh dầu được chiết xuất từ cây có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt trên các chủng vi khuẩn Gram dương như Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus nhưng không có tác dụng với Pseudomonas aeruginosa.

3.1.2 Tác dụng kháng nấm

Tinh dầu Phật Thủ có tác dụng kháng nấm với Candida albicans, Trichophyton rubrum,...

3.1.3 Tác dụng kích thích tiêu hóa

Khi tiến hành nghiên cứu trên động vật thí nghiệm, người ta nhận thấy rằng, tinh dầu Phật Thủ có tác dụng kích thích tiêu hóa ở chuột thí nghiệm, thể trọng chuột tăng rõ.

3.1.4 Thử độc tính trường diễn

Tiến hành cho chuột cống trắng uống tinh dầu Phật Thủ với nước trong thời dài dài, kết quả cho thấy không có sự thay đổi ý nghĩa đối với các thông số như Glucose huyết, hemoglobin toàn phần, cholesterol huyết, công thức bạch cầu,...

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Quả Phật Thủ có vị cay, chua, đắng, tính ấm.

Tác dụng: Chỉ thống, hóa đờm, chống nôn, hành khí, kiện vị,...

3.2.2 Công dụng

Phật Thủ được sử dụng làm đồ chưng Tết, là dược liệu có tác dụng chữa đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn với liều dùng được khuyến cáo là 3-10g cùi quả Phật Thủ khô, sắc hoặc hãm lấy nước uống, có thể sử dụng quả để ngâm rượu. Khi không có quả, có thể sử dụng các bộ phận khác của cây như hoa, lá, rễ để dùng.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng quả Phật Thủ để chữa bệnh Scorbut (một căn bệnh do sự thiếu hụt Vitamin C), giải khát, hạ sốt, chống nôn. Nước cất vỏ quả Phật Thủ có tác dụng an thần, hạ sốt, chữa nhức đầu.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Phật Thủ

4.1 Viêm phế quản mạn, ho đờm

Nhai cùi quả, nuốt với nước hoặc có thể sử dụng Phật Thủ cùng với Bán Hạ đã chế với gừng, mỗi vị dùng 6g, sắc lấy nước, thêm đường cho dễ uống.

4.2 Chữa đau dạ dày

Lấy 10-15g Phật Thủ tươi hoặc 6g Phật Thủ khô, chế với nước sôi, đậy kín hãm lấy nước uống lúc nóng. Mỗi ngày uống 1 thang, uống thay chè.

4.3 Đau dạ dày mạn tính, chướng bụng, chán ăn

10g Phật Thủ Khô.

6g Hoa Lài.

Chế với nước sôi, hãm lấy nước uống.

Mỗi ngày uống 1 thang thay nước chè.

4.4 Chữa đau dạ dày do lạnh

15g Phật Thủ khô.

30g Gạo tẻ sao vàng.

Sắc lấy nước uống.

4.5 Chữa đau bụng do tì vị hư hàn

Quả Phật Thủ
Quả Phật Thủ

100g Phật Thủ tươi hoặc 40g Phật Thủ khô.

1 lít rượu trắng.

Cắt nhỏ Phật Thủ, ngâm với rượu trắng ít nhất 15 ngày, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10ml.

4.6 Chữa nấc, nôn

Sử dụng vỏ quả Phật Thủ tươi, cắt nhỏ, trộn với đường, mỗi ngày ăn từ 3-4 lần.

4.7 Chữa trẻ bị viêm gan truyền nhiễm

Liều dùng Phật Thủ được tính theo cân nặng của trẻ như sau:

  • Đối với trẻ từ 1-3 tuổi: Sử dụng 10-15g.
  • Đối với trẻ từ 3-5 tuổi: Sử dụng 15-20g.
  • Đối với trẻ từ 5-7 tuổi: Sử dụng 20-25g.
  • Đối với trẻ từ 7-10 tuổi: Sử dụng 30g.

Bại Tương Thảo thêm vào thang thuốc với liều như sau:

  • Mỗi tuổi thêm 1g.
  • Trẻ trên 10 tuổi thì cứ 2 tuổi thêm 1g.

Sắc lấy nước trong 15 phút, thêm đường, uống 3 lần mỗi ngày trong 7-10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm phương pháp này và thấy rằng các triệu chứng cải thiện rất tốt.

4.8 Chữa xơ gan cổ trướng phù thũng

12g Phật Thủ khô, chỉ lấy vỏ, không lấy cùi.

90g Nhân Trung Bạch.

Tán thành bột mịn.

Uống với nước sôi nguội khi đói.

4.9 Đau bụng kinh

30g Phật Thủ Tươi.

8g Đương Quy.

6g Gừng tươi.

30g Rượu trắng.

Thêm nước sắc, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

4.10 Chữa huyết trắng ra nhiều

30g Phật Thủ tươi.

30cm ruột non heo.

Sắc lấy nước, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

4.11 Giải rượu

30g Phật Thủ tươi, sắc lấy nước uống.

Phật Thủ phơi khô rất tốt, do đó nên tích trữ sẵn trong nhà. Không nên dùng do người có chứng khí trệ, bệnh lỵ lâu ngày, bệnh âm hư có hỏa bốc do vị thuốc có tính hành khí mạnh.

5 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Tất Lợi, Phật Thủ trang 763-765. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Phật Thủ (Phật Thủ Phiến)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633