Duối

0 sản phẩm

Duối

Ngày đăng:
Cập nhật:

Duối được biết đến là một loại cây nhỏ được tìm thấy ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy(trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về thực vật này.

1 Cây duối còn được gọi là cây gì ?

Duối còn có tên gọi là Ruối, Duối nhám, với tên khoa học là Streblus asper Lour., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

Các bộ phận khác nhau của cây duối được sử dụng trong các bài thuốc truyền thống và các loại thuốc dân gian khác để điều trị các bệnh khác nhau như bệnh giun chỉ, bệnh phong, đau răng, tiêu chảy, kiết lỵ và ung thư.

1.1 Đặc điểm thực vật

Bộ phận Mô tả 
  • Duối là cây nhỏ, chiều cao khoảng 4-5m.
  • Thân và cành khúc khuỷu.
Lá 
  • Mọc so le, hình elip, hình thoi, hình trứng hoặc hình trứng ngược
  • Cứng, ráp, mép khía răng, có răng không đều.
Hoa 
  • Cụm hoa đực dạng đầu có cuống, đính ở dưới những cành ngắn, gồm 10-12 hoa.
  • Cụm hoa cái chỉ có 1 hoa.
Quả
  • Mọng màu vàng, gắn trên đài tồn tại.
Bộ phận cây Duối

1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái

Duối là loài bản địa của các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Cây được tìm thấy ở những vùng khô hạn hơn của Ấn Độ, từ Rohilkund, về phía đông và nam tới Travancore, Penang và quần đảo Andaman. 

1.3 Thu hái và chế biến

Thông thường, người ta thường thu hoạch vỏ rễ, vỏ thân, lá và mủ cây duối để chế biến và sử dụng làm dược liệu.

Các bộ phận này được thu hái quanh năm. Lượng mủ thu hoạch được dùng tươi, các bộ phận khác đem rửa sạch, thái ngắn, phơi khô và sao vàng.

Bộ phận của cây Duối khô

2 Thành phần hóa học

Duối là thực vật có nguồn glycosid phong phú. Các nhà khoa học đã phân lập được hơn 20 glycosid tim từ vỏ rễ của cây và có thể mô tả cấu trúc của ∼ 15 hợp chất, trong đó có kamloside, asperoside, strebloside, indroside, cannodimemoside, strophalloside, strophanolloside,.… 

Từ vỏ thân của cây này, người ta đã phân lập được α-amyrin axetat, lupeol axetat, β-sitosterol, α-amyrin, lupeol và diol ( 22 ), strebloside và mansonin.

Trong mủ cây có chứa nhựa và một ít cao su. Khi mủ đông đặc, tỷ lệ nhựa là 76%, Cao Su là 23%. Nhựa có tác dụng làm đông mủ.

CTCT của Duối

3 Tác dụng dược lý của Duối

Các bộ phận khác nhau của cây Duối đã được phát hiện có thể hiện các hoạt động trợ tim, chống giun chỉ, chống ung thư, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống sốt rét.

3.1 Bảo vệ tim mạch

Chiết xuất etanolic toàn phần được phân lập từ vỏ rễ cây đa được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp, cùng với tác dụng nhất định với cơ tim.

3.2 Chống ung thư

Duối đã được báo cáo là có hoạt tính chống ung thư. Khả năng gây độc tế bào đã được tìm thấy trong các chiết xuất metanol và dichloromethane của vỏ thân. Hai glycoside tim gây độc tế bào, strebloside và mansonin, đã được phân lập cho thấy hoạt tính đáng kể trong hệ thống nuôi cấy tế bào.

3.3 Hoạt tính kháng khuẩn

Các nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để xác định khả năng kháng khuẩn của lá Duối. Chiết xuất Ethanol từ cành và lá của cây đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của Streptococcus mutans.

Quả Duối

3.4 Một số tác dụng khác của Duối

  • Chống dị ứng
  • Chống lại vi khuẩn kỵ khí
  • Vệ sinh răng miệng
  • Chống giun chỉ
  • Chống ký sinh trùng và diệt côn trùng

4 Công dụng của cây Duối theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị - Tác dụng

Duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Người ta nhận thấy chất đắng của vỏ có tác dụng đối với cơ tim tương tự như adrenalin. Streblosid có thể so sánh với digitoxin.

4.2 Công dụng của Duối

Bộ phận Công dụng
QuảĂn ngọt và thơm
  • Đánh bóng đồ gỗ
  • Chữa trâu bò đau bụng ỉa chảy và xoa bóp chữa bại liệt
  • Chữa nắng nóng
  • Lá sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ.
  • Lá non giã đắp trị vết thương chảy máu (thêm ít vôi tôi).
  • Làm thức ăn cho gia sức
Vỏ
  • Chứa nhiều xơ dùng dệt túi, nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy.
  • Chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi 2012 chảy, lỵ, trị được họ và lao phổi, phong thấp đau nhức, chó dữ cắn và đắp bó chữa gãy xương.
  • Vỏ rễ chữa đái đục, bí đái. Liều dùng 12-20g dưới dạng thuốc sắc để uống và ngậm. Dùng ngoài lấy lượng vừa đủ.
Gỗ
  • Mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc.
Nhựa
  • Dùng dán hai bên thái dương chữa nhức đầu; cũng dùng chữa đinh sang, lở chốc.
Cành và rễ
  • Thái mỏng sắc uống làm thuốc thông tiểu chữa bụng trướng.

5 Một số bài thuốc từ cây Duối

5.1 Bài thuốc chữa phù thũng

Dùng lá Duối 12g, vỏ Bưởi (sao vàng) 12g, vỏ Quýt 12g, cây Bố rừng 12g, vỏ Tỏi 10g, củ Sả 10g. Đổ 600ml nước sắc còn 200ml, uống mỗi thang 2 nước trong 1 ngày.

5.2 Bài thuốc chữa đái đục

Dùng vỏ rễ Duối, vỏ rễ Nhót, mỗi vị 20g, sắc uống.

5.3 Bài thuốc bó gãy xương

Dùng vỏ Duối giã nhỏ với lá Thanh táo, dây Tơ hồng và bẹ Chuối tiêu đắp bó.

5.4 Bài thuốc chữa sâu răng

Dùng vỏ Duối sắc đặc ngậm

6 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2023). Duối, trang 820-821, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  2. Tác giả Subha Rastogi và cộng sự, ngày đăng báo tháng 6 năm 2006. Streblus asper Lour. (Shakhotaka): A Review of its Chemical, Pharmacological and Ethnomedicinal Properties, pmc. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Duối

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633