Đài Hái (Dây Hái)

0 sản phẩm

Đài Hái (Dây Hái)

Ngày đăng:
Cập nhật:

Cây Đài Hái có tên khao học là Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn, nhân dân ta trồng trong vườn nhà để lấy nhân hạt đồ xôi hoặc rang thơm ăn thay lạc. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Đài Hái

1 Giới thiệu về cây Đài Hái

Quả của cây Đài Hái
Quả của cây Đài Hái

Tên khoa học: Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn.

Tên gọi khác: Dây Hái, Dây Beo, Mướp Rừng.

Họ thực vật: họ Bí Cucurbitaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Hình ảnh toàn cây Đài Hái
Hình ảnh toàn cây Đài Hái

Đài Hái thuộc dạng cây leo, có thể dài đến 10 mét.

Thân cây phát triển mạnh, khỏe, phân thành nhiều nhánh nhỏ. Trên thân có nhiều tua cuốn có đường kính lớn, chẻ làm đôi ở ngọn.

Lá cây mọc so le, mỗi lá chia thành 3 đến 5 thùy, phiến lá rộng khoảng 15 đến 25cm. Gốc của lá Đài Hái có dạng hình tim, đầu lá hơi nhọn. Trên mỗi phiến lá có từ 3-5 gân hình chân vịt. Mặt trên lá có màu lục, mặt dưới có màu nhạt hơn.

Cuống dài, trên cuống có chia rãnh.

Lá kèm có dạng hình tam giác.

Hoa của Đài Hái thuộc dạng hoa đơn tính, hình ống. Hoa đực tập trung thành chùm, có màu đỏ.

Tràng 5, dính ở 1.3 họng.

Nhị dính với nhau thành hình đầu.

Hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá.

Quả Đài Hái có dạng hình cầu, kích thước tương đối lớn (có quả to bằng quả Bưởi). Thịt quả màu trắng, nhân chứa nhiều dầu.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 5 đến tháng 7. Mùa quả rơi vào tháng 9 đến tháng 1 hàng năm.

1.2 Thu hái và chế biến

Quả cây Đài Hái tương đối to
Quả cây Đài Hái tương đối to

Bộ phận dùng: Thân, lá, hạt của quả già.

Thời điểm thu hái: Quanh năm.

1.3 Đặc điểm phân bố

Tại nước ra, Đài Hái được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi như Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Nghệ An, Thanh Hóa, Gia Lai.

Đài Hái thường mọc leo lên các cây thân gỗ hoặc cây bụi ở ven rừng, cạnh các con suối, độ cao thường dưới 1000m.

Tại một số tỉnh của nước ta, nhân dân thường trồng Đài Hái trong vườn nhà để thu lấy hạt ăn.

2 Thành phần hóa học

Nhân hạt chứa các thành phần như:

  • Protein 21,5%.
  • Dầu béo 66,5%.

3 Công dụng trong Y học cổ truyền

Hình ảnh thân cây Đài Hái
Hình ảnh thân cây Đài Hái

3.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Nhân hạt Đài Hái có vị đắng, béo, hơi ngọt, tính mát.

Công dụng: Thanh nhiệt, sát trùng.

3.2 Công dụng

Nhân hạt của cây Đài Hái được sử dụng để nấu thức ăn như xôi hoặc rang sau đó giã với muối để ăn thay lạc, vừng. Nhân hạt ít được sử dụng trực tiếp để làm thuốc.

Dầu hạt được sử dụng với mục đích nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón với liều dùng được khuyến cáo là 2-4ml mỗi lần, dùng 3-4 lần. Dầu hạt còn được sử dụng để bôi ngoài nhằm mục đích chữa rôm sảy, sưng vú, bỏng, lở ngứa.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Đài Hái

Nhân hạt Đài Hái được sử dụng làm thức ăn
Nhân hạt Đài Hái được sử dụng làm thức ăn

4.1 Chữa cảm sốt, ngộ độc

Sử dụng các vị Đài Hái, Tía Tô, Sắn Dây, Củ Gấu, Tinh Tre, Dành Dành, sắc lấy nước uống.

4.2 Chữa sưng vú

Địa Liền sau khi đốt, lấy than trộn với dầu Đài Hái, thêm dầu dừa sau đó bôi lên vùng bị tổn thương.

4.3 Chữa loét mũi

Sử dụng thân và lá Đài Hái, ép lấy nước, sau đó nhỏ trực tiếp vào vùng loét. Bên cạnh phương pháp này, có thể sử dụng lá Đài Hái phơi khô, đốt và xông khói vào mũi.

4.4 Phòng bệnh sau khi đẻ

Sử dụng dầu Đài Hái xoa trực tiếp lên bụng, có thể kết hợp với uống nước sắc từ Gừng.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Đài Hái, trang 717-718. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Đài Hái (Dây Hái)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633