Cựa Khỏa Mạch

0 sản phẩm

Cựa Khỏa Mạch

Ngày đăng:
Cập nhật:

Cựa khoả mạch được biết đến là một loài sống ký sinh trên lúa mạch đen với công dụng cầm máu. Vậy những công dụng, đặc tính dược lý, phân bố và chế biến của dược liệu này là gì? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc một số thông tin có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về dược liệu này.

1 Giới thiệu về Cựa Khoả Mạch

Cựa khoả mạch là hạch của nấm Claviceps purpurea Tulasne, thuộc họ Clavicipitaceae sống ký sinh trên lúa mạch đen.

Cựa khoả mạch còn có tên gọi khác là nấm cựa gà.

1.1 Quá trình tạo thành hạch nấm

Vào mùa thu khi lúa mạch chín, Hạch nấm rơi xuống đất, nằm im qua mùa đông sang mùa xuân ngoài mặt sẽ mọc ra những vật nhỏ hình cầu có cuống nhỏ gọi là có chất mang nhiều thể quả hình chai đựng vào các túi bào tử.Mỗi túi bào tử có 8 bào tử hình sợi không ngăn vách. Khi túi vỡ các bào tử nhờ gió rơi vào hoa lúa mạch đen, chúng xâm nhập trên đốt quả non. Sau 10-14 ngày nó tiết ra chất nhày có nhiều đường (thường là dây mật) chứa nhiều chuỗi đính bào tử và qua côn trùng sẽ truyền bệnh sang những hoa khác. Tiếp sau đó, những sợi nấm như bông phát triển nhanh chóng thành những hạch nấm có lớp tế bào cứng được nuôi qua cây chủ. Khi ngũ cốc chín, những hạch cứng lại rơi xuống đất và tiếp tục một chu kỳ khác.

Ảnh cựa khỏa mạch

1.2 Phân bố và thu hái

Cựa khoả mạch được thu hái do mọc hoang ở Liên bang Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungaria, Rumani, Ba Lan. Nhưng để giải quyết nhu cầu sản xuất, người ta đã cấy hạch nấm lên môi trường nhân tạo thích hợp rồi lấy bào tử tiêm vào những bông lúa mạch đen. Các nước trồng nhiều: Đức, Thụy Sĩ, Áo, Tiệp, Hungaria, Ba Lan…

Năng suất thu hoạch phụ thuộc vào khí hậu: trung bình khoảng 100 - 200 g/ha đối với thu hoạch hoang; còn trồng đạt tới 450 kg/ha.

1.3 Bộ phận dùng làm dược liệu

Hạch nấm. Hạch nấm là một khối nhỏ dài 2 - 3 cm, đường kính 3 - 4 mm, hai đầu thuôn, mình hơi cong, mặt ngoài đen tím, có khía dọc và đôi khi nứt ngang ng và đàn hồi, mùi đặc biệt khó ngửi, càng để lâu càng khó ngửi, vị buồn nôn sợi đồng.

2 Thành phần hoá học

Cựa khoả mạch có hàm lượng alkaloid lớn. Tuy nhiên hàm lượng phụ thuộc vào nguồn gốc và sinh thái. Đối với loại mọc hoang, tỷ lệ alkaloid nằm trong khoảng 0-1%, đa số là dưới 0,2%, loại trồng đạt trên 1% và người ta đã tạo ra một số alkaloid cần thiết nhất định.

Tới nay các nhà khoa học đã nghiên cứu được ở trong loại nấm này có chứa hơn 30 loại alkaloid, tất cả đều là dẫn chất của acid lysergic hoặc isolysergic. Những alkaloid là dẫn suất của acid lysergic có tác dụng sinh lý mạnh. Còn những alkaloid là dẫn suất của isolygernic thì ít hoặc không có tác dụng sinh lý.

Ngoài hoạt chất alkaloid cựa khoả mạch còn có

  • Các amin: gồm những aminoalcol như cholin, acetylcholin; các acid amin nhu acid asparatic, glycin, Arginin, valin, leucin, Betain, tyramin, histamin... Các diamin chỉ có trong cựa khoả mạch khô: putrecin, cadaverin, erthionein. 
  • Những chất màu: chất có màu đỏ: clavorubrin, endocrocin..., những chất màu vàng: ergoflavin, ergocrysin, clavoxanthin. Những sắc tố màu vàng đều có tính kháng khuẩn.
  • Sterol: ergosterol, fungisterin, stigmasterin, squalen.
  • Chất béo (khoảng 30%) là glycerid của các acid béo no như acid palmatic, một ít myristic, stearic, arachic và những acid béo chưa no như acid oleic, linoleic, ricinoleic
  • Glucid: Glucose, trehalose, clavicepsin.
  • Nước: Khoảng 8%
  • Các chất vô cơ khoảng 3-5%

3 Tác dụng và công dụng Cựa khoả mạch

3.1 Tác dụng

Kích thích sự có thất của các cơ trơn mạch máu, phế quản, trực tràng, bằng quang, đặc biệt là tử cung. Tác dụng kích thích này không chỉ với tử cung bình thường mà còn rất mạnh với phụ nữ có thai. Do vậy trước đây được dùng để đẻ nhanh nhưng vì gây co cứng cơ tử cung quá kéo dài gây đẻ khó. Hiện nay, trong sản khoa chỉ dùng để cảm máu sau khi đẻ. 

Co mạch mạnh, do đó dùng để cầm máu và giảm viêm, tăng huyết áp và ổn định nhịp tim.

3.2 Công dụng

Cầm máu khi băng huyết, thổ huyết, chảy máu ruột , đái ra máu, chảy máu cam, trĩ chảy máu. Có thể làm tan viêm cơ tim do nhiễm khuẩn, viêm quầng (erysipele). 

Bột: Người lớn ngày uống 500mg - 3g (mới bào chế) chia làm liều nhỏ 200-500mg cách nhau 30 phút để cầm máu, trẻ em 500mg - 1g tuỳ từng độ tuổi. 

Cao mềm: Người lớn uống ngày 1 - 6 g dạng viên hoặc potio. Trẻ em 500mg - 1g tuỳ từng độ tuổi. 

Dịch chiết cựa khoả mạch có tác dụng rõ ràng vì hàm lượng hoạt chất không ổn định nên ngày nay người ta thường dùng dạng alcaloid tinh khiết. Trong các alcaloid thì ergobasin và ergotamin có giá trị lớn trong điều trị. 

Ergotamin: Dùng cầm máu tử cung, ức chế giao cảm, dùng trong bệnh basedow tim đập nhanh, mạch nhanh kịch phát. Người lớn ngày uống 1mg - 6mg dạng viên hay giọt, tiêm dưới da 1/2 mg hay tiêm 1/4 - 1/3 mg trong chứng đau nửa đầu (migraine). 

Ergobasin: Dùng cầm máu, chữa băng huyết. Có thể dùng thúc đẻ trong trường hợp tử cung co bóp rất yếu khi đẻ (không dùng khi tử cung co bóp bình thường). Dẫn chất metyl ergobasin tactrat (methergin, ergopectin) dùng uống hay tiêm bắp 0,2 - 0,3 mg.

4 Tài liệu tham khảo

  1.  Dược liệu học tập 2, nhà xuất bản Y học. Cựa đầu khấu trang 129-133, dược liệu học tập 2. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cựa Khỏa Mạch

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633