Cẩm Cù (Lan Sao)

0 sản phẩm

Cẩm Cù (Lan Sao)

Ngày đăng:

Phân loại khoa học
Họ(familia)

Asclepiadaceae

Chi(genus)

Hoya

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Hoya carnosa (L.f.) R. Br.

Cây Cẩm Cù có tên khoa học là Hoya carnosa (L.f.) R. Br.). Cẩm Cù thuộc dạng cây leo, sống phụ sinh, cây thường được nhân dân trồng làm cảnh và làm thuốc chữa viêm họng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây lan Cẩm Cù

1 Giới thiệu về cây Cẩm Cù

Tên khoa học: Hoya carnosa (L.f.) R. Br.

Tên gọi khác: Hoa Sao, Lan Sao, Lưỡi Trâu, Lưỡi Lợn.

Họ thực vật: Thiên lý Asclepiadaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Màu sắc của hoa Cẩm Cù
Màu sắc của hoa Cẩm Cù

Cẩm Cù thuộc dạng cây leo, sống phụ sinh. Thân và cành của cây Cẩm Củ có dạng hình trụ, lông nhỏ.

Lá mọc đối, phiến lá dày, có dạng hình trái xoan, chiều dài khoảng 5 đến 7cm, chiều rộng từ 2 đến 3cm. Gốc lá tròn, đầu hơi nhọn. Cuống lá dài, màu tía, cuống mập.

Cụm hoa mọc thành tán ở kẽ lá, đường kính cụm hoa khoảng 7-8mm. Cụm hoa mọc trên một cuống cứng, có màu tím sẫm. Hoa Cẩm Cù có màu trắng, trên mỗi bông hoa có một đốm nhỏ nằm ở giữa. Tràng 5 xếp thành hình sao.

Quả đại, thuôn.

Hạt có chùm lông trắng dài.

Mùa hoa rơi vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.

Những người chơi hoa lan thường gọi Cẩm Cù là Lan Sao do có hình ngôi sao và trồng cây bằng cách treo trước gió như khi trồng hoa lan.

1.2 Thu hái và chế biến

Cẩm Cù dùng để trồng làm cảnh
Cẩm Cù dùng để trồng làm cảnh

Bộ phận dùng: Toàn cây.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cẩm Cù là một loại cây nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở các nước như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Lào, Nam Trung Quốc và Việt Nam. 

Tại nước ta, cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh trung du và vùng núi thấp có độ cao dưới 600 mét và có khi tìm thấy Cẩm Cù ở vùng đồng bằng.

Cây sống phụ sinh vào những cây gỗ, đặc biệt là những khu vực có nhiều ánh sáng, ít phân cành.

Ở những thân già, xuất hiện các mấu, mọc ra nhiều rễ chùm để bám vào vỏ cây giá thể, những rễ có khả năng hút nước và giữ mùn tốt.

Cẩm Cù có khả năng ra hoa nhiều, hoa có tuyến mật do đó vào mùa, ong thường đến hút mật nhưng tỷ lệ đậu quả thường thấp.

Cây có thể được trồng bằng các đoạn thân hoặc đoạn cành.

Ở những thành phố lớn, người ta thường trồng Cẩm Cù cùng với những loại lan khác để làm cảnh.

2 Thành phần hóa học

Toàn cây có chứa hoyin, leucanthemitol.

3 Tác dụng - Công dụng

Cẩm Cù thuộc dạng cây leo
Cẩm Cù thuộc dạng cây leo

3.1 Tác dụng dược lý

Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng, cao chiết bằng nước từ các bộ phận khác nhau của tổng cộng 215 cây Cẩm Cù lấy ở Hy Lạp cho thấy tác dụng kháng khuẩn nhưng 2 loại cao Cẩm Cù thì không có tác dụng này.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Cẩm Cù có vị đắng, tình bình.

Tác dụng: Giải độc, tiêu viêm, tiêu ung, trừ thấp, long đờm, khu phong, hạ sốt.

3.2.2 Công dụng

Cẩm Cù được sử dụng để chữa viêm phổi, viêm tinh hoàn, viêm phế quản, sưng amidan, viêm vú với liều dùng được khuyến cáo là 60-90g cây tươi, đem giã hoặc ép, sắc lấy nước uống.

Có thể sử dụng lá cây tươi, sau đó rửa sạch, giã nát, đắp lên những vùng tổn thương.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Cẩm Cù

Cẩm Cù dùng để chữa viêm phế quản
Cẩm Cù dùng để chữa viêm phế quản

4.1 Chữa viêm phổi, viêm tinh hoàn, viêm phế quản

60-90g lá Cẩm Cù tươi.

Giã dập sau đó sắc lấy nước uống hoặc giã nát sau đó ép lấy dịch, thêm Mật Ong và uống.

4.2 Chữa thấp khớp

60-90g cây Cẩm Cù tươi.

Đoạn khớp trên của chân giò lợn.

Rượu vừa đủ.

Đem sắc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cẩm Cù, trang 355-356. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2024.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Cẩm Cù (Lan Sao)

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633