Bồ Câu

0 sản phẩm

Bồ Câu

Ngày đăng:
Cập nhật:

Trong y học cổ truyền, Bồ Câu được dùng với tên vị thuốc là cáp điểu gồm các bộ phận thịt chim, tiết chim, trứng chim hay thậm chí là phân chim cũng có công dụng trong y học. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Bồ Câu.

1 Các giống Bồ Câu ở Việt Nam

Các giống bồ câu ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng, có thể kể đến các giống chim bồ câu như: Bồ câu Pháp, Bồ câu Mỹ, Bồ câu Ai Cập, Bồ câu nhà....

Bài viết này sẽ gửi đến bạn những thông tin xoay quanh loài chim Bồ Câu Nhà, Chim Câu, có tên nước ngoài là Pidgeon, Pigeon domestique. Tên khoa học là Columba livia domestica Gmelin, thuộc họ Bồ câu - Columbidae.

2 Mô tả Bồ Câu

Bồ câu là loài chim có thân nhỏ gọn, hình thoi. Đầu nhỏ, tròn. Mỏ chim bồ câu ngắn, cánh mũi phồng lên giống như hai hạt gạo. Cánh rất khỏe và nhọn. Chân có 4 ngón. Đuôi ngắn. Bỏ lông màu xám đen, có khoang trắng.

Chim trưởng thành có trọng lượng từ 0,5 kg đến 1 kg. Bồ câu ngoại thường to hơn và nặng hơn 1 kg. Chim bồ câu cái nhỏ hơn chim đực. 

2.1 Môi trường sống của chim bồ câu

Bồ câu nhà có nguồn gốc từ bồ câu rừng, sống phổ biển ở châu Á, châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Phi và hiện nay là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục.

Chúng có nhiều giống rất khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân chia thành 4 nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Trong đó, bồ câu cảnh được coi là phong phú và đa dạng, nhiều màu sắc từ trắng, đen, nâu, xám đến nâu - đen, trắng đen và xám - đen, có loại mà lông đầu dựng lên như cái mào, có loại đuôi xòe như đuôi công (gọi là chim công), lại có loại phồng diều như quả bóng.

Bồ câu bay giỏi, tự kiếm thức ăn. Thức ăn thông thường của chim là các loại hạt như thóc, ngô, đậu xanh. Bồ câu đẻ 2 trứng cách nhau một ngày. Con đực và con cái thay nhau ấp trứng. Chim non được nuôi bằng chất sữa đặc biệt do diều của chim bố, mẹ tiết ra trộn với thức ăn được dựa vào diều.

Khi bồ câu con được: 2 - 3 tuần thì chim me lại tiếp tục đẻ. Chim con nuôi được 4 - 5 tuần đã bắt đầu tự mổ thức ăn. Thông thường hai chim con ở cùng một lứa sau trở thành đôi. Nhưng người ta thường ghép chim đực, chim cái ở 6 - 8 tháng tuổi để bảo đảm giống tốt, ngày càng phát triển. 

Hình ảnh chim bồ câu
Hình ảnh chim bồ câu

3 Nuôi bồ câu thịt: Cách nuôi bồ câu con

Cách chọn giống: Nên chọn bồ câu con đã 4-5 tháng sẽ cho tỷ lệ sống sót cao hơn và nên mua theo cặp 1 chim non đực, 1 chim non cái. Chọn những con khỏe mạnh, không bị dị tật, và chọn giống ở những nơi bán giống chim uy tín.

Nơi để tổ chim nên tránh những nơi ồn ào, chim đẻ trứng sau khi ấp khoảng 20 ngày sẽ nở, đôi khi bạn cần bóc vỏ trứng để chim non dễ dàng thoát ra khỏi vỏ.

Sau 7-10 ngày nở, cho ổ đẻ tiếp theo vào, vệ sinh sạch sẽ ổ đẻ, phơi khô sau khi tách mẹ. Thời gian tách mẹ khoảng 1 tháng.

Bạn có thể bổ sung các loại vitamin, kháng sinh vào chế độ ăn hay nước uống của chim để giúp chim khỏe hơn, chống lại bệnh tật.

Bồ câu con
Bồ câu con

3.1 Nuôi bồ câu trong nhà

Hay còn gọi là nuôi bồ câu trong nhà lưới, nuôi bồ câu trong lồng...

Nên lựa chọn lồng nuôi hay xây dựng những chuồng nuôi chắc chắn, tránh tiếng ồn quá lớn, tránh chuột, mèo và mưa gió, thông khí tốt.

Bố trí mỗi lồng một máng ăn, uống và ổ đẻ riêng biệt.

Thức ăn cho chim gồm, ngô, đậu, các loại ngũ cốc, lạc... cung cấp đủ nước sạch hàng ngày, có thể trộn thêm vitamin, kháng sinh nếu chim bị bệnh hay mùa chim dễ bệnh, giai đoạn chim dễ bệnh.

Vệ sinh chuồng cũng như ổ đẻ thường xuyên để tránh bệnh tật cho chim.

3.2 Cách nuôi bồ câu thả rông

Đây là mô hình chỉ cung cấp chuồng cho chim vè để chim tự do như ở ngoài thiên nhiên, có thể đặt thêm máng thức ăn nếu môi trường xunh quanh khan hiếm thức ăn, chim không thể tự kiếm đủ thức ăn.

Mô hình chuồng và bố trí ổ đẻ cũng tương tự như những mô hình nuôi chim bồ câu bình thường.

Tuy nhiên, máng ăn nên đặt máng lớn cho cả đàn, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, có thể bố trí cả máng nước cho chim tắm.

3.3 Tại sao bồ câu bỏ đi

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chim bồ câu bỏ đi, ví dụ như môi trường sống không phù hợp, bệnh tật, khu vực chuồng nuôi quá ồn ào, hay bị những loài vật khác quấy phá...

4 Bộ phận sử dụng

Bồ câu được dùng để chế biến rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Món ăn từ bồ câu
Món ăn từ bồ câu

Bồ câu được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), huyết chim (cáp điểu huyết) và phân chim (cáp điểu phẩn). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. 

5 Thành phần hóa học 

Thịt chim bồ câu chứa 22,14% protid, 1% lipid, các Muối Khoáng.

Tiết chim có nhiều chất đạm, chất Sắt, huyết sắc tố.

Phân chim chứa ni-tơ toàn phần, ammoniac. 

6 Tính vị, công năng

  • Thịt chim bồ câu có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa.
  • Tiết chim có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh.
  • Phân chim có vị đắng, tính ôn, có tác dụng giảm đau, tiêu tích.
  • Trứng chim có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tác dụng ích khí, giải độc. 

7 Công dụng

7.1 Thịt bồ câu

Thịt bồ câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em dưới dạng cháo ăn nóng. Người uống được rượu, hàng ngày ăn chim bồ câu tẩm rượu, nướng vàng cũng rất tốt. 
Để chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng, lấy chim bồ câu non (1 con) và chim sẻ (5 con) làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột min; Đỗ Trọng (120 g) sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang (4 g). Trộn đều các bột, luyện với Mật Ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương). 
Thịt chim bồ câu tần với Yến Sào, đỗ xanh, nếp vàng và mộc nhĩ lại là thức ăn ngon, vị thuốc bổ rất tốt cho mọi lứa tuổi. 

7.2 Tiết bồ câu

Tiết bồ câu được dùng lúc còn nóng, nhỏ làm nhiều lần vào miệng nạn nhân để chữa trúng độc thức ăn. Hoặc phối hợp với bột xơ mướp đốt tồn tính (1 quả) làm thành bánh, phơi khô; khi dùng tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8 g với rượu vào lúc đói chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông. 

7.3 Phân bồ câu

Phân bồ câu được dùng mỗi ngày 20 g, sao vàng, tán nhỏ, cho vào ít rượu, khuấy đều, đợi lắng trong thì bỏ cặn, gạn uống để chữa đau bụng thuộc âm chứng, sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt. Dùng ngoài, phân bồ câu sao vàng, tán bột, rắc chữa thịt lồi ra ở mun nhọt đã vỡ mủ. 

7.4 Bài thuốc từ Trung Quốc từ con chim bồ câu

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn - vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy.
Cách làm như sau: 
Chim bồ câu non (1 con) làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; Hoàng Kỳ (30 g), Câu Kỷ Tử (30 g) phơi khô, thái nhỏ. Trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, cho gia vị, rồi ăn cả cái lẫn nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3 – 5 lần. 

Để chữa đái đường, lấy chim bồ câu (1 con) làm sạch, chặt nhỏ, nấu chín với mộc nhĩ trắng (15 g) hoặc Hoài Sơn (30 g) và cây ngọc trúc (20 g). Ăn cả cái lẫn nước làm một lần trong ngày. 

Công dụng của thịt bồ câu
Công dụng của thịt bồ câu

8 Thị trường bồ câu thịt giá bao nhiêu?

Không khó để tìm kiếm nơi bán thịt chim bồ câu hiện nay, giá cả dao động khoảng vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn, cụ thể:

Chim thịt khoảng 1 tháng tuổi, bồ câu non có giá 80.000 đồng đến 100.000 đồng mỗi con

Không chỉ bồ câu nhà, những loại chim bồ câu khác cũng được bán như bồ câu siêu thịt giá 200.000 - 300.000 đồng/con, bồ câu pháp giá 60.000 - 75.000 đồng/con,...

9 Tài liệu tham khảo

  1. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2006). Bồ Câu trang 1079 - 1080, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 03 tháng 08 năm 2023.

Các sản phẩm có chứa dược liệu Bồ Câu

1/0
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633