1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. U mỡ tăng sinh mạch (Angiolipomas): Biểu hiện, cách chẩn đoán và điều trị

U mỡ tăng sinh mạch (Angiolipomas): Biểu hiện, cách chẩn đoán và điều trị

U mỡ tăng sinh mạch (Angiolipomas): Biểu hiện, cách chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - U mỡ tăng sinh mạch là một thể hiếm gặp của u mỡ (lipomas), thương tổn cơ bản của bệnh là các u mềm, ranh giới rõ, hay khu trú ở cánh tay và hay gặp ở nam giới. Bài viết dưới đây sẽ trình bày căn nguyên, biểu hiện lâm sàng, cách chẩn đoán và điều trị tình trạng này.

Chương 6. BỆNH DA HIẾM GẶP KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN, U MỠ TĂNG SINH MẠCH (Angiolipomas), trang 230-232, Sách BỆNH DA HIẾM GẶP

Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2024

Chủ biên: Thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hậu Khang - Giảng viên Cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội

Tải bản PDF TẠI ĐÂY

1 ĐẠI CƯƠNG

U mỡ tăng sinh mạch là một thể hiếm gặp của u mỡ (lipomas), thường gặp ở người trẻ và lành tính. Thương tổn cơ bản của bệnh là các u mềm, ranh giới rõ, hay khu trú ở cánh tay và hay gặp ở nam giới.

Tên gọi khác: lipoma cavernosum, vascularlipomas, telangiectatic lipomas, fibromyolipomas và haemangiolipomas.

2 PHÂN LOẠI

Cần phân biệt với các loại u mỡ sau:

- U mỡ (lipomas): u mềm, phát triển chậm, từ các tế bào mỡ, không tiến triển thành ác tính.

- U mỡ ác tính (liposarcomas): phát triển nhanh, bờ không rõ. Là ung thư phần mềm phát triển từ các tế bào mỡ.

- U mỡ tăng sinh mạch: có 2 loại sau.

+ Loại thâm nhiễm (Infiltrating angiolipomas): loại này hiếm gặp. Các u phát triển sâu, thâm nhập vào xơ, cơ nên khó điều trị.

+ Loại không thâm nhiễm (Non-Infiltrating angiolipomas): các u chỉ phát triển chậm ở da, bờ đều, không thâm nhiễm vào tổ chức xung quanh.

3 DỊCH TỄ

Đây là một bệnh hiếm gặp và không ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh. Các u thường xuất hiện ở nam giới lứa tuổi 20 - 30. Bệnh ít khi gặp ở trẻ em và người trên 50 tuổi.

4 CĂN NGUYÊN

Căn nguyên của bệnh chưa được rõ ràng. Tuy nhiên một số yếu tố có liên quan được các nhà khoa học để cập như:

- Yếu tố gia đình: bệnh thường gặp trong một số gia đình, song chưa xác định được các gen đột biến có liên quan.

- Tuổi giới: nam giới hay bị hơn, lứa tuổi 20 - 30.

- Tiểu đường.

- Thuốc: một số bệnh nhân bị u mỡ tăng sinh mạch có liên quan đến dùng corticoid kéo dài hay thuốc ức chế Protease.

- Chấn thương.

- Nội tiết tố.

5 BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

U mềm dưới da:

- Kích thước: đường kính 1 - 4 cm.

- Mật độ mềm.

- Số lượng: 3 - 5 u hay có thể nhiều u, tập trung ở một vùng da.

- Vị trí: u thường xuất hiện ở cánh tay. Tuy nhiên cũng có thể tìm thấy nhiều u ở chân, cổ, thân mình.

- Cơ năng: đau tự nhiên hay khi sờ nắn.

6 CHẨN ĐOÁN

- Chẩn đoán xác định dựa vào:

+ Biểu hiện lâm sàng đặc trưng.

+ Sinh thiết: tăng sinh tế bào mỡ, tế bào nội mô, tăng sinh mạch máu.

+ Chụp cắt lớp (Computed tomography).

+ Chụp cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging).

+ Chụp mạch (Angiography).

Hình 6.26. (1,2) Mô bệnh học có tăng sinh tế bào mỡ, tế bào nội mô và mạch máu (Nguồn: DermNet)
Hình 6.26. (1,2) Mô bệnh học có tăng sinh tế bào mỡ, tế bào nội mô và mạch máu (Nguồn: DermNet)

- Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt với các u mỡ (Lipomas) và u mỡ ác tính (Liposarcomas).

7 ĐIỀU TRỊ

Các u mỡ có tăng sinh mạch tiến triển chậm, không tự khỏi. Các u có thể gây đau, buốt, khó chịu. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật cắt bỏ các u và sử dụng thuốc giảm đau.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về bệnh Mồ hôi sắc tố (Chromhidrosis) TẠI ĐÂY


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633