1. Trang chủ
  2. Nội tiết - Đái Tháo Đường
  3. Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị suy cận giáp

Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị suy cận giáp

Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị suy cận giáp

Trungtamthuoc.com - Suy cận giáp dẫn đến hạ Canxi máu và tăng phospho gây ra các triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương và các hệ thống khác của cơ thể. Trong đó, triệu chứng phổ biến như chuột rút cơ bắp ở lưng dưới, chân và bàn chân, nếu nặng thì có dấu hiệu tetany rõ rệt.

1 Suy tuyến cận giáp là gì?

Suy tuyến cận giáp là một tình trạng hiếm gặp khi tuyến cận giáp, nằm ở cổ ngay gần tuyến giáp, sản xuất quá ít hormone cận giáp (PTH). Điều này làm cho nồng độ canxi trong máu giảm và nồng độ phốt pho trong máu tăng, có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm chuột rút cơ, đau và co giật.

Suy tuyến cận giáp là gì?
Suy tuyến cận giáp là gì?

2 Nguyên nhân gây suy tuyến cận giáp

Bình thường, chúng ta có 4 tuyến cận giáp vậy nên suy tuyến cận giáp nguyên phát thường không phổ biến. Hạ canxi máu do suy tuyến cận giáp khi toàn bộ 4 tuyến cận giáp đều bị ảnh hưởng. Suy tuyến cận giáp nguyên phát có thể là vĩnh viễn hoặc không, có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải.

Nguyên nhân phổ biến nhất của suy tuyến cận giáp nguyên phát là cắt bỏ tuyến cận giáp khi phẫu thuật điều trị tuyến giáp, thanh quản, bệnh ác tính cổ khác. Người bệnh chiếu xạ rộng khắp mặt, cổ hoặc trung thất có thể gây phá hủy cả 4 tuyến cận giáp dẫn đến suy tuyến cận giáp nguyên phát và chứng hạ canxi máu. Hoặc bệnh nhân cường tuyến cận giáp, cơ thể quen với mức PTH cao, khi loại bỏ nguyên nhân đó, làm PTH máu hạ đột ngột, gây suy cận giáp thoáng qua.[1]

Có những trường hợp bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp do nguyên nhân tự miễn dẫn đến sự phá hủy của tuyến cận giáp. Suy tuyến cận giáp tự miễn có thể xảy ra đơn lẻ, lẻ tẻ hoặc có tính chất gia đình.

Suy tuyến cận giáp có thể được gây ra bởi đột biến ở một trong một số gen và có thể xảy ra như một rối loạn phân lập hoặc liên quan đến khuyết tật của sự phát triển.

Không những thế, suy tuyến cận giáp nguyên phát còn có thể do hiện tượng quá tải kim loại ở người bệnh như: thừa Sắt, bệnh Thalassemia, bệnh Wilson, tăng Magie máu, lắng đọng nhôm trong tuyến cận giáp, hạ đường huyết...

Sự phá hủy tuyến cận giáp còn có thể là hậu quả của bệnh di căn, u hạt, bệnh thoái hóa tinh bột, giang mai và xơ cứng hệ thống...

  • Ngoài ra, em bé trong bào thai của người mẹ bị tăng canxi máu có sự ức chế mãn tính chức năng tuyến cận giáp. Trong trường hợp xấu nhất, tuyến cận giáp có thể bị teo. Khi sinh ra, sự dư thừa canxi của người mẹ được loại bỏ, và trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hạ canxi máu do suy tuyến cận giáp nguyên phát.
Các nguyên nhân gây suy cận giáp.
Các nguyên nhân gây suy cận giáp.

3 Chẩn đoán suy tuyến cận giáp

3.1 Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân suy tuyến cận giáp

Suy cận giáp dẫn đến hạ canxi máu và tăng phospho gây ra các triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương và các hệ thống khác của cơ thể.

Chuột rút cơ bắp ở lưng dưới, chân và bàn chân là phổ biến ở bệnh nhân suy tuyến cận giáp và hạ canxi máu. Nếu bệnh nhân bị hạ canxi máu nặng thì triệu chứng tetany rõ rệt hơn. Ở một số bệnh nhân, có thể gặp tình trạng co thắt thanh quản và phế quản gây đe dọa tính mạng.[2]

Tăng kích thích thần kinh cơ do hạ canxi máu do suy tuyến cận giáp với các biểu hiện như:

Dấu hiệu Chvostek: Co giật mặt, đặc biệt là quanh miệng, khi chạm nhẹ vào dây thần kinh mặt cùng phía, ở phía trước tai.

Dấu hiệu Trousseau: Bệnh nhân bị co thắt ống cổ tay khi bơm một vòng đo huyết áp quanh cánh tay đến áp suất 20 mmHg trong 3 - 5 phút.

Hạ canxi máu nguyên phát của bệnh suy tuyến cận giáp nguyên phát có thể gây ra hội chứng múa vờn ngoại tháp ở bệnh nhân bị vôi hóa hạch nền.

Và có khoảng 5% bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp vô căn bị Parkinson, loạn trương lực cơ, múa vung nửa người...

Bệnh nhân suy tuyến cận giáp bị hạ canxi máu có thể gây liệt 2 chi dưới,, chứng khó nuốt và chứng khó tiêu, nếu nặng gây phù nề, suy tim sung huyết. Đặc biệt, canxi máu thấp cũng gây ra sự bất ổn về cảm xúc, lo lắng, trầm cảm, nhầm lẫn, ảo giác và rối loạn tâm thần.

Những người bị hạ canxi máu mãn tính trong bệnh suy tuyến cận giáp nguyên phát có thể làm đục thủy tinh thể, răng bất thường, da khô, sưng húp và thô.

Chẩn đoán suy tuyến cận giáp như thế nào?
Chẩn đoán suy tuyến cận giáp như thế nào?

3.2 Chẩn đoán suy tuyến cận giáp như thế nào?

Ở những bệnh nhân mắc hội chứng đa nhân tự miễn, suy tuyến cận giáp vô căn có liên quan đến suy tuyến thượng thận và bệnh đơn bào. Người bệnh nấm gây ảnh hưởng đến các bộ phận như da, móng, khoang miệng và âm đạo.

Chẩn đoán suy tuyến cận giáp nhờ triệu chứng cận lâm sàng

Bệnh nhân suy tuyến cận giáp khi xét nghiệm máu cho thấy nồng độ canxi và PTH thấp hơn bình thường, phospho máu lại tăng lên, phosphatase kiềm bình thường.

Khi xét nghiệm nước tiểu thì thấy nồng độ canxi thấp hơn 2,5 mmol trong 24 giờ, độ thanh thải phospho hạ, đồng thời tỉ lệ tái hấp thu phospho tăng lên.

Ngoài ra, còn cần làm thêm xét nghiện điện tâm đồ, điện não đồ, chụp X-quang sọ để chẩn đoán bệnh nhân suy tuyến cận giáp có hạ canxi máu.

Cần phân biệt suy tuyến cận giáp với suy thận mạn tĩnh, hội chứng kém hấp thu và một số nguyên nhân gây kiềm máu...

4 Điều trị suy tuyến cận giáp như thế nào?

4.1 Cấp cứu bệnh nhân suy tuyến cận giáp

Bệnh nhân suy tuyến cận giáp được chỉ định cấp cứu khi có cơn tetany, co thắt thanh quản hay động kinh.

Trước tiên, cần đảm bảo thông khí cho bệnh nhân suy tuyến cận giáp.

Để điều trị hạ canxi quá mức ở người bệnh suy tuyến cận giáp, tiêm tĩnh mạch chậm Canxi Gluconate 10% với liều từ 10 đến 20 ml. Khi tiêm, không được tiêm nhanh để tránh biến chứng rối loạn chức năng tim như hạ huyết áp, loạn nhịp, thậm chí là trụy mạch.

Có thể tiêm bổ sung thêm thuốc an thần Diazepam khi bệnh nhân có hoảng loạn, rối loạn thần kinh trung ương.

Điều trị suy tuyến cận giáp như thế nào?
Điều trị suy tuyến cận giáp như thế nào?

Rồi truyền tĩnh mạch bằng dung dịch chứa 60 ml Canxi Gluconate trong 500ml Glucose 5%, với liều 0,92ml/kg/giờ để đảm bảo đưa Canxi vào cơ thể là 1mg/kg/giờ. Trong khi truyền, cần đo canxi máu mỗi 4 đến 6 giờ để điều chỉnh trong khoảng 8 - 9 mg/dl.

Cung cấp Vitamin D liều cao với bệnh nhân suy tuyến cận giáp cấp như sau:

  • Ergocalciferol tiêm bắp với liều từ 50000 đến 200.000 UI/ngày, chỉ tiêm nhiều nhất từ 2 đến 3 ngày.
  • Dedrogyl chứa Calcifediol hàm lượng 15mg/10ml, dùng nhỏ giọt cho bệnh nhân với liều mỗi ngày từ 20 - 30 giọt.
  • Rocaltrol chứa Calcitriol với hàm lượng 0,25mcg/viên nang mềm, mỗi ngày cho bệnh nhân dùng từ 1 đến 3mg.

Trường hợp bệnh nhân suy cận giáp, có kèm theo giảm nống độ Magnesi trong máu thì dùng Magne-B6 với liều mỗi ngày từ 4 đến 6 viên.

4.2 Điều trị lâu dài với người bệnh suy tuyến cận giáp

Người bệnh suy tuyến cận giáp cần được điều trị để đảm bảo calci máu ở mức bình thường trong khoảng từ 2,0 đến 2,1 mmol/l.

  • Có thể bổ sung canxi cho người bệnh dưới dạng uống bằng các chế phẩm chứa Calci chlorid, Calcium gluconate hay Calcium carbonate với liều mỗi ngày là 1g.
  • Tùy thuộc tình trạng suy cận giáp của người bệnh, mà uống chế phẩm chứa Ergocalciferol với liều từ 50.000 đến 100.000 UI/ngày tương ứng 1,25 - 2,5 mg/ngày. Trong quá trình điều trị suy cận giáp như vậy, cần kiểm tra nồng độ vitamin D và canxi máu để đánh giá đáp ứng.

Cho bệnh nhân suy cận giáp dùng Phosphatkali với liều từ 1 đến 2g mỗi ngày trong 2 - 3 tháng, có thể làm tăng lượng canxi trong tế nào.

Nếu bệnh nhân bị giảm magie máu với biểu hiện đục thủy tinh thể, rối loạn tiêu hóa thì cần bổ sung Magie và kết hợp điều trị tâm lý cho người bệnh

Lưu ý, trong quá trình điều trị cần kiểm soát lượng canxi máu, phospho máu, ure, creatinin máu để tránh biến chứng khác như suy thận. Trường hợp, bệnh nhân có biểu hiện tăng canxi máu thì không bổ sung canxi và vitamin D nữa, đến khi canxi máu về mữa bình thường.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cho người bệnh suy cận giáp.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Leyre Lorente-Poch, Juan J. Sancho, Jose Luis Muñoz-Nova, Patricia Sánchez-Velázquez và Antonio Sitges-Serra (Ngày đăng: tháng 2 năm 2015). Defining the syndromes of parathyroid failure after total thyroidectomy, NCBI. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: A Sitges-Serra, S Ruiz, M Girvent, H Manjón, J P Dueñas, J J Sancho (Ngày đăng: tháng 11 năm 2010). Outcome of protracted hypoparathyroidism after total thyroidectomy, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phòng ngừa bệnh suy cận giáp như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị suy cận giáp 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị suy cận giáp
    TL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633