1. Trang chủ
  2. Thần Kinh
  3. Sinh lý hệ thần kinh: Cấu tạo và chức năng của hệ thống thần kinh - BRS Physiology Linda Costanzo 2014

Sinh lý hệ thần kinh: Cấu tạo và chức năng của hệ thống thần kinh - BRS Physiology Linda Costanzo 2014

Sinh lý hệ thần kinh: Cấu tạo và chức năng của hệ thống thần kinh - BRS Physiology Linda Costanzo 2014

Trungtamthuoc.com - Hệ thần kinh đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với con người. Sinh lý học hệ thống thần kinh giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chức năng và nhiệm vụ của từng hệ thống

CHƯƠNG 2: SINH LÝ THẦN KINH, dịch từ sách BRS Physiology, xuất bản năm 2014

Tác giả: Linda S. Costanzo

1 Hệ thần kinh tự chủ (ANS)

Là một tập hợp các sợi dẫn truyền đến và đi từ hệ thần kinh trung ương (CNS) chi phối [phân bố thần kinh – nhúng thần kinh] và điều hòa cơ trơn, cơ timcác tuyến.

Khác với hệ thần kinh thân thể, nó chi phối cơ bám xương.

Có ba thành phần: giao cảm, đối giao cảmruột (thành phần ruột được thảo luận trong Chương 6).

1.1 A. Tổ chức của ANS (Bảng 2.1 và Hình 2.1)

1. Các synapse giữa các neuron hình thành trong các hạch thần kinh tự chủ.

a. Các hạch đối giao cảm nằm trong hoặc gần các cơ quan má nó tác động.

b. Các hạch giao cảm nằm trong chuỗi cạnh sống.

2. Các neuron trước hạch có thân tế bào nằm trong CNS và synapse nằm trong hạch tự -chủ.

Các neuron trước hạch của hệ thần kinh giao cảm bắt nguồn từ các đoạn tủy sống T1-L3 hay vùng ngực-thắt lưng.

Các neuron trước hạch của hệ thần kinh đối giao cảm bắt nguồn từ nhân của các dây thần kinh sọ và trong các đoạn tủy sống S2-S4 hay vùng so-cùng.

3. Các neuron sau hạch của cả hai bộ phận có thân tế bào của chúng trong hạch tự chủ và synapse trên các cơ quan mà chúng tác động (ví dụ: tim, mạch máu, tuyến mồ hôi).

4. Tủy thượng thận là hạch chuyên biệt của hệ thần kinh giao cảm.

Các sợi trước hạch tiếp hợp trực tiếp với các tế bào ưa sắc ở tủy thượng thận.

Các tế bào ưa sắc tiết ra epinephrine (80%) và norepinephrine (20%) vào hệ tuần hoàn(xem Hình 2.1).

Pheochromocytoma là khối u của tủy thượng thận tiết ra quá nhiều catecholamine và có liên quan đến việc tăng bài tiết acid 3-methoxy-4-hydroxymandelic (VMA).

1.2 B. Các chất dẫn truyền thần kinh của ANS

Neuron adrenergic giải phóng norepinephrine đóng vai trò như chất dẫn truyền thần kinh.

Neuron cholinergic, dù ở hệ thần kinh giao cảm hay đối giao cảm, nó giải phóng acetylcholine (ACh) đống vai trò như chất dẫn truyền thần kinh.

Các neuron không tiết adrenergic, không tiết cholinergic gồm một số neuron đối giao cảm sau hạch của đường tiêu hóa, giải phóng chất P, peptide vận mạch đường ruột (VIP) hoặc oxide nitric (NO).

Bảng 2.1: Tổ chức hệ thần kinh tự chủ

Đặc điểmGiao cảmĐối giao cảmThân thể*
Khởi nguồn của thần kinh trước hạchNhân của đoạn tuy sống T1-T12; L1-L3 (ngực - thắt lưng)Nhân dây thần kinh sọ III, VII, IX, X; đoạn tủy sống S2-S4 (sọ-cùng) 
Chiều dài của sợi trục thần kinh trước hạchNgắnDài 
Chất dẫn truyền thần kinh ở hạchAChACh 
Loại thụ thể ở hạchNicotinicNicotinic 
Chiều dài của sợi trục thần kinh sau hạchDàiNgắn 
Cơ quan nó chi phốiCơ trơn và cơ tim, các tuyếnCơ trơn và cơ tim, các tuyếnCơ bám xương
Chất dẫn truyền thần kinh ở cơ quan nó chi phốiNorepinephrine (ngoại trừ tuyến mồ hôi, nó sử dụng ACh)AChACh (synapse là mối nối thần kinh - cơ)
Loại thụ thể ở cơ quan nó chi phốiα 1, 2 và β 1,2MuscarinicNicotinic

* Hệ thần kinh thân thể đã được đưa vào để so sánh. ACh = acetylcholin.

Hình 2.1: Tổ chức của hệ thần kinh tự chủ. ACh=acetylcholin, CNS = hệ thần kinh trung ương
Hình 2.1: Tổ chức của hệ thần kinh tự chủ. ACh=acetylcholin, CNS = hệ thần kinh trung ương

Bảng 2.2: Cơ chế và con đường truyền tín hiệu của các thụ thể tự chủ

Thụ thểVị tríProtein GCơ chế
Adrenergic
α1Cơ trơnGqT IP3/Ca2+
α2Đường tiêu hóaGiG cAMP
β1TimGsT cAMP
β2Cơ trơnGsT cAMP
Cholinergic
NM (N1)Cơ bám xương_Mở kênh Na+/K+
NM (N2)Hạch tự chủ_Mở kênh Na+/K+
M1CNSGqT IP3/Ca2+
M2TimGiG cAMP
M3Các tuyến, cơ trơnGpT IP3/Ca2+

a. Thụ thể α1

Nằm ở cơ trơn mạch máu của da và các vùng nội tạng, cơ vòng đường tiêu hóa (Gl) và cơ thắt bàng quang, và cơ tia ở mống mắt.

gây kích thích (ví dụ như co hoặc thất).

đều nhạy cảm như nhau đối với norepinephrine và epinephrine. Tuy nhiên, chỉ có.norepinephrine được giải phóng từ neuron adrenergic mới có nồng độ đủ cao để kíchhoạt thụ thể α1.

Cơ chế tác dụng: Protein Gq, kích thích phospholipase C và tăng Inositol 1,4,5triphosphate (IP3) và [Ca2+] nội bào].

b. Thụ thể α2

nằm ở các đầu dây thần kinh sau hạch giao cảm (autoreceptor), tiểu cầu, tế bào mỡ và thành của đường tiêu hóa (heterorecepter).thường gây ức chế (ví dụ, duỗi hoặc giãn).

Cơ chế tác dụng: Protein Gi, ức chế adenylate cyclase và giảm Adenosine vòng monophosphate (cAMP).

C. Thụ thế β1

nằm ở nút xoang nhĩ (SA), nút nhĩ thất (AV) và cơ thất của tim.

gây kích thích (ví dụ, tăng tần số tim, tăng tốc độ dẫn truyền, tăng khả năng co bóp).

nhạy cảm với cả norepinephrine và epinephrine, và nhạy cảm hơn các thụ thể α1.

Cơ chế hoạt động: Protein Gs, kích thích adenylate cyclase và tăng cAMP.

d. Thụ thế β2

nằm ở cơ trơn mạch máu của cơ bám xương, cơ trơn phế quản và trên thành của đườngtiêu hóa và bàng quang.

gây duỗi (ví dụ: duỗi cơ trơn mạch máu, giãn tiểu phế quản, giãn thành bàng quang).

nhạy cảm với epinephrine hơn norepinephrine.

nhạy cảm với epinephrine hơn các thụ thế α1.

Cơ chế tác dụng: giống như thụ thể β1.

2. Thu thể cholinergic (cholinoreceptors)

a. Thụ thể nicotinic

nằm ở hạch tự chủ (NN) của hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm, tại mối nối thần kinh cơ (NM) và trong tủy thượng thận (NN). Các thụ thể ở những vị trí này tương tự nhau, nhưng không giống hệt nhau.

được kích hoạt bởi ACh hoặc nicotine.

gây kích thích.

bị chẹn bời các thuốc chẹn hạch (ví dụ, hexamethonium) ở hạch thần kinh tự chủ, nhưng không ở mối nối thần kinh cơ.

Cơ chế tác dụng: ACh gắn với tiểu đơn vị a của thụ thể nicotinic ACh. Các thụ thể ACh nicotinic cũng là các kênh ion Na+ và K+.

b. Thụ thể Muscarinic

nằm ở tim (M2), cơ trơn (M3) và các tuyến (M3).

ức chế tim (ví dụ: giảm nhịp tim, giảm tốc độ dẫn truyền ở nút AV).

kích thích cơ trơncác tuyến (ví dụ, tăng nhu động đường tiêu hóa, tăng bài tiết).

được kích hoạt bởi ACh và muscarine.

Cơ chế tác động:

bị chẹn bởi atropine.

(1) Nút SA tim: Protein Gi, ức chế adenylate c clase, dẫn đến mở các kênh K+, làm chậm tốc độ khử cực pha 4 tự phát, và giảm nhịp tim.

(2) Cơ trơn và các tuyến: Protein Gq, kích thích phospholipase C, tăng IP3 và [Ca2+] nộibào.

3. Các thuốc tác dụng trên ANS (Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Nguyên mẫu của thuốc ảnh hưởng đến hoạt động tự chủ

Các loại thụ thểĐồng vậnĐối vận
Adrenergic
 

Norepinephrin

Phenylephrin

Phenoxybenzamin

Phentolamin

Prazosin

 ClonidinYohimbine
 

Norepinephrine

Propranolol

Metoprolol

Propranolol

Metoprolol

 

IsoproterenoI

Albuterol

Propranolol

Butoxamin

Cholinergic
Nicotinic

ACh

Nicotine

Carbachol

Curare (thụ thể N1 tại mối nối thần kinh cơ)Hexamethonium (thụ thể N2 tại hạch)

Muscarinic

ACh

Muscarinic

Carbachol

Atropin

ACh = Acetylcholin

Bảng 2.4: Ảnh hưởng của hệ thần kinh tự chủ đến các hệ cơ quan

Cơ quanHoạt động giao cảmThụ thể giao cảmHoạt động đối giao cảmThụ thể đối giao cảm
Tim

T tần số tim

T sức co

T dẫn truyền qua nút

AV

β1

β1

β1

G tần số tim

G sức co (nhĩ)

G Dẫn truyền qua nút

AV

M2

M2

M2

Cơ trơn mạch máu

Co mạch máu ở da, tạng;

Co mạch máu ở cơ bám xương

α1

β2

_

_

 
Đường tiêu hóa

G nhu động

Co thắt cơ vòng

α2, β2

α1

T nhu động

Dãn cơ thắt vòng

M3

M3

Tiểu phế quảnDãn cơ trơn tiểu phế quảnβ2Co cơ trơn tiểu phế quảnM3
Cơ quan sinh dục namPhóng tinhαCương cứngM
Bàng quang

Dãn thành bàng quang

Co cơ thắt vòng

β2

α1

Co thành bàng quan

Duỗi cơ thắt vòng

M3

M3

Tuyến mồ hôiT đổ mồ hôiM (cholinergic giao cảm)_ 

Mắt 

Cơ tia, mống mắt

Cơ thắt vòng, mống mắt

Cơ mi

Dãn đồng tử (mydriasis)

_

Dãn (nhìn xa)

β

_

Co đồng tử (miosis)

Co (nhìn gần)

 

M

M

ThậnT bài tiết reninβ1_ 
Tế bào mỡT ly giải mỡβ1_ 

AV = nhĩ thất; M = Muscarinic

D. Ảnh hưởng của ANS đến các hệ cơ quan khác nhau (Bảng 2.4)

E. Các trung tâm tư chủ-thân não và vùng dưới đồi

1. Hành tủy

Trung tâm vận mạch

Trung tâm hô hấp

Trung tâm nuốt, họ và nôn

2. Bạn không

Trung tâm vận thở

3. Không có trung gian

Trung tâm tiểu tiện

4. Hạ đồi

Trung tâm điều hòa nhiệt đô

Trung tâm điều tiết lượng thức ăn [no – đói] và khát

2 Hệ cảm giác

2.1 A. Thụ thể cảm giác - tổng quan

Là các tế bào biểu mô hoặc neuron chuyên biệt truyền tín hiệu môi trường thành tín hiệu thần kinh.

Các tín hiệu môi trường có thể được phát hiện gồm lực cơ học, ánh sáng, âm thanh, hóa chất và nhiệt độ.

1. Các loại thụ thể cảm giác

a. Thụ thể cơ học

Tiếu thể Pacinian

Thụ thể khớp

Thụ thể lực căng trong cơ

Tế bào lông trong các ống thính giác và tiền đình

Thụ thể áp lực ở xoang cảnh

b. Thụ thể ánh sáng

Tế bào nón và que của võng mạc

c. Thụ thể hóa học

Thụ thể khứu giác

Thụ thế vị giác

Thụ thể thẩm thấuThụ thể 02 ở thể cảnh

d. Thụ thể nhiệt và đau cực độ

Thụ thể đau

2. Các loại sợi và vận tốc dẫn truyền (Bảng 2.5)

3. Trường tiếp nhận

là một khu vực của cơ thể, khi được kích thích, sẽ thay đổi tốc độ khơi mào của neuron cảm

giác. Nếu tốc độ khơi mào của neuron cảm giác tăng lên, thì trường tiếp nhận sẽ bị kíchthích. Nếu tốc độ khởi mào của neuron cảm giác bị giảm, thì trường tiếp nhận bị ức chế.

4. Trình tự các bước trong dân truyền cảm giác

a. Kích thích lan đến thụ thể cảm giác.

Kích thích có thế là photon ánh sáng lên võng mạc,phân tử NaCl trên lưỡi, cấu véo lên trên da, v.v.

b. Các kênh ion mở ra trong cơ quan nhận cảm, cho phép dòng điện chạy qua.

Bảng 2.5: Các điểm của các loại sợi thần kinh

Loại sợi chung và ví dụLoại sợi cảm giác và ví dụKích cỡTốc độ dẫn truyền
A-αIaLớn nhấtNhanh nhất
Neuron vận động α lớnSợi đến thoi cơ  
 IbLớn nhấtNhanh nhất
A-βIITrung gianTrung gian
Sờ, đờ épSợi thức cấp đến thoi cơ, sờ chạm và đè ép  
A-gamma_  
Neuron vận động gamma đến thoi cơ (sợi nội nang) TGTG
A-delta III NhỏTrung gian
Sờ, đè ép, nhiệt, và đauSờ, đè ép, đau nhanh và nhiệt độ  
B NhỏTrung gian
Sợi tự TK chủ trước hạch   
CIVNhỏ nhấtChậm nhất
Đau chậm; sợi TK tự chủ sau hạchĐau và nhiệt (không myelin hóa)  

Thông thường, dòng điện đi vào, sẽ gây ra sự khử cực của thụ thể.

Trường hợp ngoại lệ là ở thụ thể cảm quang, nơi ánh sáng làm giảm dòng điện đi vào và làm giảm ưu phân cực.

c. Sự thay đổi điện thế màng được tạo ra bởi kích thích là điện thế thụ thể, hay điện thế tạodòng điện (Hình 2.2).

Nếu điện thế thụ thể đang khử cực, thì nó sẽ đưa điện thế màng đến gần ngưỡng hơn.

Nếu điện thế thụ thể đủ lớn, thì điện thế màng sẽ vượt quá ngưỡng và điện thế hoạtđộng sẽ kích hoạt neuron cảm giác..Điện thế thụ thể được định cấp độ theo độ lớn tùy thuộc vào độ lớn của kích thích.

5. Sự thích ứng của các thụ thể cảm giác

à. Thụ thể thích ứng chậm, hay tonic (thoi cơ; áp lực; đau chậm)

đáp ứng lặp đi lặp lại với một kích thích kéo dài.

phát hiện một kích thích ổn định.

b. Thụ thể thích ứng nhanh, hay phasic (tiểu thể pacinian; chạm nhẹ)

biểu thị sự suy giảm tần số điện thế hoạt động theo thời gian để đáp ứng với một kíchthích liên tục.

chủ yếu phát hiện sự khởi phát và bù trừ của một kích thích.

6.Con đường cảm giác từ cơ quan cảm giác đến vỏ não

a. Thụ thể cảm giác

được kích hoạt bởi các kích thích môi trường.

có thể là các tế bào biểu mô chuyên biệt (ví dụ: thụ thể cảm quang, thụ thể vị giác, tế bào lông thính giác).

chuyển kích thích thành năng lượng điện học (nghĩa là điện thế thụ thể).

có thể là neuron hướng tâm sơ cấp (ví dụ, thụ thế hóa học khứu giác).

b. Neuron bậc 1

là các neuron hướng tâm sơ cấp nhận tín hiệu được tải nạp và gửi thông tin đến CNS.Thân tế bào của các neuron hướng tâm sơ cấp nằm trong rễ lưng hoặc hạch tủy sống.

c.Neuron bậc 2

nằm ở tủy sống hoặc thân não.

nhận thông tin từ một hoặc nhiều neuron hướng tâm sơ cấp trong nhân chuyển tiếp vàtruyền nó đến đồi thị.

Sợi trục của neuron bậc hai có thể bằng qua đường giữa trong nhânsống trước khi chúng đi lên đồi thị. Do đó, thông tin cảm giác khởi nguồn từ một bên của cơ thể sẽ đi lên đồi thị đối diện.

d. Neuron bậc 3

nằm trong nhân chuyển tiếp của đồi thị. Từ đó, thông tin cảm giác được mã hóa đi lên vỏ não.

e. Neuron bậc 4

Nằm trong khu vực cảm giác thích hợp của võ não. Thông tin nhận được là kết quả của quá trình nhận thức có ý thức về kích thích.

Hình 2.2: Điện thế thụ thể (bộ phát điện) và cách mà nó có thể gây ra điện thế hoạt động
Hình 2.2: Điện thế thụ thể (bộ phát điện) và cách mà nó có thể gây ra điện thế hoạt động

2.2 B. Hệ cảm giác thân thể

gồm các cảm giác sờ chạm, cử động, nhiệt và đau.

1. Con đường trong hệ cảm giác thân thể

a. Hệ cột sau

xử lý cảm giác chạm tinh tế, áp lực, phân biệt hai điểm, rung và nhận cảm bản thể.

chủ yếu bao gồm các sợi nhóm II.

Đường đi: các neuron hướng tâm sơ cấp có thân tế bào ở rễ lưng. Các sợi trục của chúng đi lên cùng bên với nhân thon và nhân chêm của hành tuỷ. Từ vùng tủy, các neuron bậchai băng qua đường giữa và đi lên đồi thị đối bên, nơi chúng synapse với các neuron bậcba. Các neuron bậc ba đi lên vỏ não cảm giác thân thể, nơi chúng synapse với các neuron bậc bốn.

b. Hệ trước - bên

xử lý các cảm giác về nhiệt, đau và chạm nhẹ.

chủ yếu bao gồm các sợi nhóm III và IV, đi vào tủy sống và kết thúc ở sừng sau.

Đường đi: neuron bậc hai đi qua đường giữa đến góc phần tư trước bên của tủy sống vàđi lên đồi thị đối diện, nơi chúng synapse trên các neuron thứ ba. Các neuron bậc ba đi lên vỏ não cảm giác thân thể, nơi chúng synapse với các neuron bậc bốn.

2.Các thụ thế cơ học trong sờ chạm và áp lực (Bảng 2.6)

3. Đồi thị

Thông tin từ các bộ phận khác nhau của cơ thể được sắp xếp phân bổ theo cơ thể.

Sự phá hủy nhân đồi thị dẫn đến mất cảm giác ở bên đối diện của cơ thể.

4. Vô não cảm giác thân thể—người lùn cảm giác [phân bổ các vùng cảm các thân thể ở vỏ]

Các khu vực cảm giác thân thể chính của vỏ não là SI và SII.

SI có một đại diện phân bố theo cơ thể tương tự như trong đồi thị.

“Bản đồ" cơ thể này được gọi là người lùn cảm giác.

Các khu vực lớn nhất đại diện cho khuôn mặt, bàn tay và ngón tay, nơi mà việc định vị chính xác là quan trọng nhất.

5. Đau

có liên quan đến việc phát hiện và nhận thức các kích thích độc hại (nociception).■ Các thụ thể nhận cảm đau là các đầu dây thần kinh tự do ở da, cơ và tạng.

Các chất dẫn truyền thần kinh đối với thụ thể đau là chất P. Ức chế giải phóng chất P là cơ sở để giảm đau bằng opioid.

a. Các sợi đau nhanh và đau chậm

Đau nhanh do các sợi nhóm III mang. Nó khởi phát và bù trừ nhanh chóng, và khu trú.

Đau chậm do các sợi C dẫn truyền. Nó có đặc điểm là nhức, rát hoặc nhói khó khu trú.

Bảng 2.6: Các loại thụ thể cơ học

Các loại thụ thể cơ họcMô tảMã hóa cảm giácThích ứng
Tiểu thể PacinianMô tả cấu trúc giống của Hành Tây ở dưới da (xung quanh các đầu dây thần kinh không có bao myelin)Rung, gõThích ứng nhanh
Thiếu thể MeissnerHiện diện ở da không có lôngVận tốcThích ứng nhanh
Tiểu thể RuffiniCó vỏ bọcÁp lựcThích ứng chậm
Dĩa MerkelĐầu dò nằm trên các tế bào biểu môVị tríThích ứng chậm

b. Đau quy chiếu

Đau có khởi nguồn từ tạng được quy chiếu đến các vị trí trên da và tuân theo luậtkhoanh da. Những vị trí này được chi phối bởi các dây thần kinh phát sinh từ cùng mộtđoạn của tủy sống.

Ví dụ, đau tim do thiếu máu cục bộ thường lan đến ngực và vai.

2.3 C. Nhìn

1. Quang học

a. Công suất khúc xạ của thấu kínhđược đo bằng diopters.

bằng nghịch đảo của khoảng cách tiêu cự tính bằng mét.

Ví du: 10 diopters = 1/10 m = 10 cm

b.Tật khúc xạ

(1) Bình thị-bình thường. Ánh sáng tập trung vào võng mạc.

(2) Viễn thị-nhìn xa. Ánh sáng hội tụ phía sau võng mạc và được hiệu chính bằng thấukính lồi

(3) Cận thị—nhìn gân. Ánh sáng hội tụ trước vông mạc và được điều chỉnh bằng thấu kínhhai mặt lõm.

(4) Loạn thị. Độ cong của nhân mắt không đồng đều và được điều chỉnh bằng thấu kínhhình trụ.

(5) Lão thị Lão thị là kết quả của việc mất khả năng điều tiết của thủy tỉnh thế do lão hóa.Điểm cực cận (điểm gần nhất mà người ta có thể nhìn rõ bằng cách điều tiết thủy tinhthể) di chuyển ra xa mắt hơn và được điều chỉnh bằng một thấu kính lồi.

2. Các lớp của võng mạc (Hình 2.3)

a. Tế bào biểu mô sắc tố

hấp thụ ánh sáng đi lạc và ngăn ánh sáng tán xạ.

chuyến 11-cis Retinal thành all-trans retinal.

Hình 2.3: Các lớp tế bào của võng mạc
Hình 2.3: Các lớp tế bào của võng mạc

Bảng 2.7: Chức năng của tế bào nón và que

Chức năngTế bào queTế bào nón
Nhạy cảm với ánh sángNhạy cảm với ánh sáng cường độ thấp, nhìn ban đêmNhạy cảm với ánh sáng cường độ cao, nhìn ban ngày
Thị lực

Thị lực yếu hơn

Không có trong hố

Thị lực mạnh hơn

Có trong hố mắt

Thích ứng tốiTế bào que thích ứng sauTế bào nón thích ứng trước
Nhìn màu sắcKhông

b. Các tế bào thụ cảm là tế bào que và tế bào nón (Bảng 2.7).

Không có tế bào que và nón trên đĩa thị; do đó, nó là một điểm mù.

c. Tế bào lưỡng cực. Các tế bào thủ cảm (tức là tế bào que và nón) tiếp hợp với các tế bàolưỡng cực, tế bào này lại tiếp hợp với các tế bào hạch.

(1) Rất ít tế bào nón tiếp hợp với một tế bào lưỡng cực, tế bào này tiếp hợp với ột tế bào

hạch đơn độc. Sự sắp xếp này là cơ sở cho thị lực cao và độ nhạy thấp của tế bào nón.Trong hồ mất, nơi có độ thị lực cao nhất, thì tỷ lệ tế bào hình nón so với tế bàocực là 1:1.

(2) Nhiều tế bào que tiếp hợp với một tế bào lưỡng cực. Kết quả là, thị lực kém hơn ở các tếbào que so với các tế bào nón. Các tế bào que cũng có độ nhạy cao hơn vì ánh sángchiếu vào bất kỳ một trong các tế bào que sẽ kích hoạt tế bào lưỡng cực.

đ. Các tế bào ngang và tế bào đuôi ngắn tạo thành các rối tròn tại chổ với các tế bào lưỡng cực.

b.Các tế bào hạch là các tế bào xuất thông tin của võng mạc.

Sợi trục của các tế bào hạch tạo thành dây thần kinh thị

3. Đường dẫn truyền và tổn thương thị giác (Hình 2.4)

Các sợi trục của các tế bào hạch tạo thành dây thần kinh thị và dải thị, tận ở thể gối bên củađồi thị

Các sợi từ mỗi nửa võng mạc phía mũi bất chéo tại chéo thị, trong khi đó, các sợi từ mỗi

nửa võng mạc phía thái dương vẫn đi cùng bên. Do đó, các sợi từ nửa võng mạc phía mũitrái và các sợi từ nửa võng mạc phía thái dương bên phải tạo thành dải thị bên phải vàtiếp hợp với thế gối bên phải.

Các sợi từ thế gối phía bên tạo thành dải gối cựa và truyền đến thùy chẩm của vỏ não.

a,Cất dây thần kinh thị gây mù mất cùng bên.

b. Cất chéo thị gây bán manh hai bên thái dương không đồng danh.

c. Cất dải thị gây bán manh đối bên đồng danh.

4.Các bước tiếp nhận ánh sáng ở tế bào que (Hình 2.5)

Thành tố cảm quang là rhodopsin, gồm opsin (một loại protein) thuộc siêu họ thụ thể kết -cặp với protein G và retinal (aldehyde của vitamin A).

a. Ánh sáng tác dụng lên võng mạc chuyển 11-cis retinal thành all-trans retinal, một quá trình được gọi là quá trình quang đồng phân hóa. Sau đó, một loạt các chất trung gian được hình thành, một trong số đó là metarhodopsin II.

Vitamin A cần thiết cho quá trình tái tạo 11-cis rhodopsin. Thiếu vitamin A gây quáng gà.

b. Metarhodopsin II kích hoạt một loại protein G được gọi là transducin (Gt), từ đó kích hoạtphotphodiesterase.

Ảnh hưởng của tổn thương ở các mức độ khác nhau trên đường dẫn truyền thị giác
Ảnh hưởng của tổn thương ở các mức độ khác nhau trên đường dẫn truyền thị giác

c. Phosphodiesterase xúc tác chuyền đối guanosine monophosphate vòng (cGMP) thành 5' GMP, và nồng độ cGMP giảm.

đ. Nồng độ cGMP giảm làm đóng các kênh Na+, giảm dòng Na+ đi vào và kết quả là quá trình ưu phân cực của màng tế bào cảm quang. Tăng cường độ ánh sáng làm tăng mức độ siêuphân cực.

a. Khí thụ thế cảm quang bị ưu phân cực, thì glutamate - một chất dẫn truyền thần kinh kíchthích, sẽ giảm giải phóng. Có hai loại thụ thể glutamate trên tế bào lưỡng cực và tế bào ngang, chúng quyết định tế bào bị kích thích hay ức chế.

(1) Các thụ thế glutamate hướng ion bị kích thích. Nếu giảm giải phóng glutamate từ các thụ thể cảm quang tương tác với các thụ thể hướng ion, sẽ có hiện tượng ưu phâncực (ức chế) do giám kích thích.

(2) Các thụ thế glutamate hướng chuyển hóa bị ức chế. Nếu giảm giải phóng glutamatetừ các thụ thể cảm quang tương tác với các thụ thể chuyển hóa, sẽ xảy ra hiện tượng khử cực (kích thích) do giảm ức chế.

5. Trường thị tiếp nhận

a. Trường tiếp nhận của tế bào hạch và tế bào gối bên

(1) Mỗi tế bào lưỡng cực nhận thông tin đầu vào từ nhiều tế bào thụ cảm. Đổi lại, mỗi tế bào hạch nhận đầu vào từ nhiều tế bào lưỡng cực. Các tế bào thụ cảm kết nối với một tế bào hạch tạo thành trung tâm của trường thụ thể của nó. Các tế bào thụ cảm kết nối với các tế bào hạch thông qua các tế bào ngang tạo thành vùng bao quanh trường tiếp nhận của nó. (Hãy nhớ rằng đáp ứng của các tế bào lưỡng cực và tế bào ngang với ánh sáng phụ thuộc vào việc tế bào đó có các thụ thể hướng ion hay hướng chuyển hóa).

Các bước tiếp nhận ánh sáng của tế bào que
Các bước tiếp nhận ánh sáng của tế bào que

(2) Bật trung tâm, tắt ngoại vi là một kiểu của trường tiếp nhận tế bào hạch. Ánh sángchiếu vào trung tẫm của trường tiếp nhận sẽ khử cực (kích thích) tế bào hạch, trong khiánh sáng chiếu vào phần xung quanh (ngoại vi) của trường tiếp nhận sẽ làm ưu phân cực (ức chế) tế bào hạch. Tất trung tâm, mở ngoại vi là một mô hình khả thi khác.

 (3) Các tế bào gối bên của đồi thị giữ lại mô hình trên bật trung tâm, tắt ngoại vi hoặc tắt trung tâm, bật ngoại vị được truyền từ tế bào hạch.

b. Trường tiếp nhận của vỏ não thị giác

Neuron ở vỏ não thị giác phát hiện hình dạng và hướng của vật thể.

Ba loại tế bào vỏ não có liên quan:

(1) Các tế bào đơn có các kiểu bật tắt, trung tâm-ngoại vi, nhưng là các tế bào que dài chứkhông phải là các rối tròn đồng tâm. Chúng đáp ứng tốt nhất với thanh ánh sáng có vịtrí và hướng chính xác.

(2) Các tế bào phức tạp đáp ứng tốt nhất với thanh ánh sáng chuyền động hoặc cácđường viền ánh sáng theo hướng chính xác.

(3) Các tế bào siêu phức tạp đáp ứng tốt nhất với các vạch có độ dài cụ thế và với các đường cong và góc.

2.4 D. Thính giác

1. Sóng âm

Tần số được đo bằng hertz (Hz).Cường độ được đo bằng decibel (dB), thang logarit.

dB = 20 log [P/PO]

trong đó:dB = decibel

P = áp lực âm thanh đo được

PO = áp lực tham chiếu được đo ở tần số ngưỡng

2. Cấu trúc của tai

a. Tai ngoài

hướng sóng âm vào ống tai.

b. Tai giữa

lấp đầy bởi không khí

chứa màng nhĩ và các xương con thính giác (xương búa, xương đe và xương bàn đạp).Các xương bàn đạp chèn vào cửa số bầu dục - một màng giữa tai giữa và tai trong.

Sóng âm khiến màng nhĩ rung động. Tiếp đến, các xương con rung lên, đấy xương bànđạp vào cửa số bầu dục và làm dịch chuyến dịch ở tai trong (xem II D 2 c),

Âm thanh được khuếch đại nhờ hoạt động đòn bấy của các xương con và sự tập trungcủa sóng âm thanh từ màng nhĩ lớn lơn vào cửa số bầu dục nhỏ hơn.

c. Tai trong (Hình 2.6)

lấp đầy bởi dịch.

gồm mê đạo xương (các ống bán khuyên, ốc tai và tiền đình) và chuối ống gọi là mêđạo màng. Dịch bến ngoà đng đẳm là ngoạt tịct, tịch bên trong ống dẫn là nội dịch.

Cơ quan Corti và dẫn truyền thính giác
Cơ quan Corti và dẫn truyền thính giác

(1) Cấu trúc của ốc tai: ba kênh hình ống

(a) Các thang tiền đình và thang nhĩ chứa ngoại dịch, có [Na+] cao.

(b) Môi thang giữa chứa nội dịch, có [K+] cao.

Thang giữa được bao bọc bởi màng đáy, là vị trí của cơ quan Corti.

(2) Vị trí và cấu trúc của cơ quan Corti

Cơ quan Corti nằm trên màng đáy.

Nó chứa các tế bào thụ cảm (tế bào lông trong và ngoài) nhận các các kích thích thính giác. Nhung mao nhô ra từ các tế bào lông và được cắm vào màng mái.

Tế bào lông trong xếp thành hàng đơn và có số lượng ít.

Tế bào lông ngoài xếp thành hàng song song và có số lượng nhiều hơn tế bào lông trong.

Hạch xoắn ốc chứa các thân tế bào của dây thần kinh thính giác (dây thần kinh sọ (CN) VIII], nó tiếp nối với tế bào lông.

3. Các bước dẫn truyền thính giác của cơ quan Corti (xem Hình 2.6)

- Thân tế bào của tế bào lông tiếp xúc với màng đáy. Các nhung mao của các tế bào lông được cắm vào trong màng mái.

a. Sóng âm gây ra rung động cơ quan Corti. Bởi vì màng đáy đàn hồi hơn màng mái, nên sự rung động của màng đáy làm cho các tế bào lông uốn cong do lực cắt khi chúng đấy vào màng mái.

b. Sự uốn cong của nhung mao gây ra những thay đổi về độ dẫn K+ của màng tế bào lòng. Uốn theo một hướng gây khử cực; uốn cong theo hướng khác gây ra ưu phân cực. Điện thế dao động thu được là điện thế vi âm ốc tai.

C. Điện thế dao động của các tế bào lông gây ra sự khơi mào ngắt quãng của dây thần kinh ốc tai.

4. Âm thanh được mã hóa như thế nào

- Tần số kích hoạt một tế bào lông cụ thể phụ thuộc vào vị trí của tế bào lông đọc theo màng đáy.

a. Đáy màng đáy (gần cửa số bầu dục và cửa số tròn) hẹp và cứng. Nó đáp ứng tốt nhất với tần số cao.

b. Đỉnh của màng đáy (gần khe tiền đình – màng nhĩ) lớn và đàn hồi. Nó đáp ứng tốt nhất với tần số thấp.

5. Con đường thính giác trung ương

Các sợi đi xuyên qua dải cảm giác bên đến củ dưới đến nhân gối ở giữa của đồi thị đến vò não thính giác.

Sợi có thể bắt chéo hoặc không bắt chéo. Kết quả là, một hỗn hợp các sợi thính giác đi lên đại diện cho cả hai tai ở tất cả các tầng cao hơn. Do đó, tổn thương ốc tai của một tai gây điếc một bên, nhưng tổn thương một bên gần trung ương hơn thì không. ■ Có bản đồ xử lí âm thanh về các tần số ở tất cả các tầng của đường truyền thính giác trung ương.

Khả năng phân biệt các đặc điểm phức tạp (ví dụ: nhận biết một chuỗi khuôn mẫu) là một đặc tính của vỏ não.

2.5 E. Hệ thống tiền đình

Phát hiện gia tốc góc và gia tốc thẳng của đầu.

Điều chỉnh phản xạ của đầu, mắt và cơ giữ tư thế mang lại hình ảnh thị giác ổn định và tư thế ổn định.

1. Cấu trúc cơ quan tiền đình

a. Nó là một mê đạo màng gồm có ba kênh hình bán nguyệt nằm vuông góc, xoang nang và cầu nang. Các kênh hình bán nguyệt phát hiện gia tốc góc hay chuyển động quay. Xoang nang và cầu nang phát hiện gia tốc thẳng.

Các kênh (ống) bán nguyệt và dẫn truyền ở tiền đình trong lúc quay ngược chiều kim đồng hồ
Các kênh (ống) bán nguyệt và dẫn truyền ở tiền đình trong lúc quay ngược chiều kim đồng hồ

b. Các kênh chứa đầy nội dịch và được tắm trong ngoại dịch.

C. Các thụ thể là các tế bào lông nằm ở cuối mỗi ống bán nguyệt. Nhung mao trên các tế bào lông được nhúng trong một cấu trúc sền sệt được gọi là đài. Một lông nhung dài duy nhất được gọi là nhung mao rung; lông mao nhỏ hơn được gọi là nhung mao cứng (Hình 2.7).

2. Các bước trong dẫn truyền tiền đình-gia tốc góc (xem Hình 2.7)

a. Trong quá trình xoay ngược chiều kim đồng hồ (trái) của đầu, ống bán nguyệt ngang và đài kèm theo của nó cũng xoay trái. Ban đầu, đài di chuyển nhanh hơn dịch nội dịch. Do đó, đài được chải qua nội dịch; kết quả là các nhung mao trên tế bào lông bị bẻ cong.

b. Nếu nhung mao cứng bị bẻ cong hướng về phía nhung mao rung thì tế bào lông sẽ khử cực (kích thích). Nếu nhung mao cứng bị bẻ cong ra xa khỏi nhung mao rung, thì tế bào lông sẽ bị ưu phân cực (ức chế). Do đó, trong quá trình quay ngược chiều kim đồng hồ (trái) ban đầu, thì kênh ngang trái sẽ bị kích thích và kênh ngang bên phải sẽ bị ức chế.

c. Sau vài giây, nội dịch “bắt kịp” cử động của đầu và đãi. Các nhung mao trở về vị trí thẳng đứng của chúng và không còn bị khử cực hoặc ưu phân cực

d. Khi đầu đột ngột ngừng cử động, nội dịch tiếp tục di chuyển ngược chiều kim đồng hồ (trái), kéo theo các nhung mao theo hướng ngược lại. Do đó, nếu tế bào lông được khử cực với chuyển động quay ban đầu, thì bây giờ nó sẽ ưu phân cực. Nếu ban đầu nó bị ưu phân cực thì bây giờ nó sẽ khử cực. Do đó, khi đầu ngừng di chuyến, kênh ngang trái sẽ bị ức chế và kênh ngang phải sẽ bị kích thích.

3. Phản xạ tiền đình – mắt

a. Rung giật nhãn cầu

Đầu xoay ban đầu làm cho mắt di chuyển chậm theo hướng ngược lại để duy trì sự cố định thị giác. Khi đạt đến giới hạn cử động của mắt, thì mắt nhanh chóng giật lùi (rung giật nhân cầu), sau đó lại di chuyển chậm lại.

* Hưởng của rung giật nhân cầu được định nghĩa là hướng chuyển động nhanh (mắt nhanh). Do đó, rung giật nhân cầu xảy ra cùng hướng với chuyển động quay của đầu.

b. Rung giật nhãn cầu sau quay

Xảy ra theo hướng ngược lại của hướng đầu quay.

2.6 F. Khứu giác

1. Đường dẫn truyền khứu giác

a. Tế bào nhận cảm

Nằm trong biểu mô khứu giác.

Là các neuron thực dẫn truyền điện thế hoạt động vào CNS.

Các tế bào đáy của biểu mô khứu giác là các tế bào gốc chưa biệt hóa liên tục thay mới và thay thế các tế bào nhận cảm khứu giác (neuron). Đây là những neuron duy nhất ở người trưởng thành tự thay thế.

b. Dây sọ 1 (khứu giác)

Mang thông tin từ các tế bào thụ cảm khứu giác đến hành khứu.

Các sợi trục của dây thần kinh khứu giác là các sợi C không myelin và là một trong những sợi nhỏ nhất và chậm nhất trong hệ thần kinh. * Biểu mô khứu giác cũng được chi phối bởi dây sọ V (sinh ba), giúp phát hiện chất độc hại hay kích thích đau, chẳng hạn như amoniac.

Các dây thần kinh khứu giác đi qua lá sàng trên đường đến hành khứu. Các vết nứt của lá sàng cắt đứt đầu vào của hành khứu và làm giảm (giảm khứu) hoặc loại bỏ (vô khứu) cảm mùi. Tuy nhiên, đáp ứng với amoniac sẽ còn nguyên vẹn sau khi phá vỡ lá sàng bởi vì đáp ứng này được thực hiện trên dây sọ V. I

C. Tế bào mũ ni ở hành khứu

Là các neuron bậc hai.

Đầu ra của các tế bào mũi ni tạo thành dải khôru, hướng tới vùng trước vỏ não hình lê.

2. Trình tự dẫn truyền ở neuron cảm khứu

a. Các phân tử gây mùi liên kết với các protein thụ thế khứu giác đặc hiệu nằm trên

nhung mao của các tế bào cảm mùi.

b. Khi các thụ thể được kích hoạt, thì chúng kích hoạt protein G (Golf), từ đó kích hoạt adenylate cyclase.

C. Có sự gia tăng cAMP nội bào làm mở ra các kênh Na+ trên máng thụ thể khứu giác và tạo ra điện thế thụ thế khứ cực.

d. Điện thể thụ thể khử cực đoạn ban đầu của sợi trục đến ngưỡng, và điện thế hoạt động được tạo ra và lan truyền đi.

2.7 G. Vị giác

1. Con đường vị giác

a. Các tế bào nhận cảm vị giác xếp thành các nụ vị giác nằm trên các nhú chuyên biệt. Các tế bào thụ thể được bao phủ bởi các vi nhung mao, làm tăng diện tích bề mặt để liên kết các chất tạo vị. Trái ngược với các tế bào thụ thế khứu giác, các thụ thể vị giác không phải là neuron.

b. Hai phần ba trước của lưỡi

Có nhú dạng nấm.

Phát hiện vị mặn, vị ngọt và vị ngon từ thịt ngọt từ xương.

Được chi phối bởi dây sọ VII (tiền đình ốc tai).

Một phần ba sau của lưỡi

Có nhú dạng vòng và dạng lá.

Phát hiện vị chua và đắng.

Được chi phối bởi CN IX (thiệt hầu).

Thành sau của họng và nắp thanh quản được chi phối bởi CN X.

d. Dây sọ VII, IX và X đi vào hành tủy, đi lên theo dải đơn độc và tận ở các neuron vị giác bậc hai ở nhân đơn độc. Chúng tỏa ra, chủ yếu theo cùng bên, tới nhân sau trung tâm của đồi thị và cuối cùng là vỏ não vị giác.

2. Các bước dẫn truyền bị giác

Các chất tạo vị (chua, ngọt, mặn, đắng và vị ngọt thịt) liên kết với các thụ thể vị giác trên các vi nhung mao và tạo ra một điện thế thụ thể khử cực ở tế bào nhận cảm.

3 Hệ vận động

3.1 A. Đơn vị vận động

Gồm có một neuron vận động duy nhất và các sợi cơ mà nó chỉ phối. Để kiểm soát tinh tế (ví dụ, các cơ của mắt), thì một neuron vận động đơn lẻ chỉ chi phối một vài sợi cơ. Đối với các chuyển động lớn hơn (ví dụ: cơ giữ tư thế), thì một neuron vận động đơn lẻ có thể chi phối hàng nghìn sợi cơ.

Nhóm neuron vận động là nhóm các neuron vận động chi phối các sợi trong cùng một cơ. # Lực co cơ được phân loại bằng cách chiêu mộ thêm các đơn vị vận động (nguyên tắc kích thước). Nguyên tắc kích thước nói rằng khi các đơn vị vận động bổ sung được chiêu mộ, thì sẽ có nhiều neuron vận động hơn tham gia và tạo ra sức căng mạnh hơn.

1. Neuron vận động nhỏ

Chi phối một số sợi cơ.

Có ngưỡng thấp nhất và do đó khơi mào đầu tiên.

Sinh lực nhỏ nhất.

2. Neuron vận động lớn

Chi phối nhiều sợi cơ.

Có ngưỡng cao nhất và do đó, khơi màu sau cùng.

Sinh lực lớn nhất.

3.2 B. Cảm biến ở cơ

1. Các loại cảm biến cơ (xem bảng 2.5)

a. Các thoi cơ (sợi hướng tâm nhóm la và II) được sắp xếp song song với các sợi ngoại nang. Chúng phát hiện cả những thay đối tĩnh và động về chiều dài cơ.

b. Cơ quan gân Golgi (sợi hướng tâm nhóm lb) được sắp xếp nối tiếp với các sợi cơ ngoài nang. Chúng phát hiện sức căng ở cơ.

C. Tiếu thế Pacinian (sợi hướng tâm nhóm II) phân bố khắp cơ. Chúng phát hiện rung.

d. Các đầu dây thần kinh tự do (sợi hướng tâm nhóm III và IV) phát hiện các kích thích có hại.

2. Các loại sợi cơ

a. Các sợi ngoại nang = chiếm phần lớn cơ.

Được chi phối bởi neuron vận động alpha.

Cung cấp lực để co cơ.

b. Các sợi nội nang

Nhỏ hơn các sợi cơ ngoại nang.

Được chi phối bởi neuron vận động gamma.

Được bao bọc trong vỏ bọc để hình thành thoi cơ.

Chạy song song với các sợi ngoại nang, nhưng không chạy hết chiều dài của cơ. = quả nhỏ để sinh lực đáng kể.

3. Thoi co

Được phân phối khắp cơ.

Gồm các sợi nhỏ được bao bọc nằm ở nội nang được kết nối song song với các sợi ngoại nang lớn (sinh lực).

Cần chuyển động càng tinh tế thì số lượng thoi cơ trong một cơ càng nhiều.

a. Các loại sợi nội nang ở thoi cơ (Hình 2.8)

(1) Sợi túi nhân

Phát hiện tốc độ thay đổi chiều dài cơ (thay đổi nhanh, động).

Được chi phối bởi sợi hướng tâm nhóm la.

Có nhân tập trung trong vùng "túi" trung tâm.

(2) Sợ chuỗi nhân

Phát hiện những thay đối tĩnh trong chiều dài cơ.

Được chỉ phối bởi sợi hướng tâm nhóm II.

Nhiều hơn sợi túi nhân.

Có nhân xếp thành hàng.

b. Cách hoạt động của thoi cơ (xem Hình 2.8)

Phản xạ thoi cơ đối nghịch lại sự (điều chỉnh) tăng chiều dài cơ (lực căng).

(1) Thông tin nhận cảm về chiều dài cơ được nhận bởi các sợi hướng tâm nhóm la (vận tốc) và nhóm II (tỉnh).

(2) Khi một cơ bị kéo căng (kéo dài), thì thoi cơ cũng bị kéo căng, kích thích sợi hướng tâm nhóm la và nhóm II.

(3) Kích thích sợi hướng tâm nhóm la kích thích neuron vận động a trong tủy sống. Sự kích thích này lần lượt gây ra sự co lại và rút ngắn cơ. Do đó, sự kéo dài cơ ban đầu sẽ bị đối trọng trở lại và chiều dài cơ sẽ được duy trì..

C. Chức năng của neuron vận động gama

Chi phối các sợi cơ nội nang.

Điều chỉnh độ nhạy của thoi cơ để nó đáp ứng thích hợp trong quá trình co cơ.

Neuron vận động a và neuron vận động gamma được đồng kích hoạt để các thoi cơ vẫn còn nhạy với sự thay đổi chiều dài cơ trong quá trình co.

Tổ chức của thoi cơ
Tổ chức của thoi cơ

Bảng 2.8: Tóm tắt phản xạ cơ

Phản xạSố lượng SynapsesKích thíchSợi hướng tâmĐáp ứng
Phản xạ kéo căng (giật gối)1Cơ bị kéo căngIaCo cơ
Phản xạ gân Golgi (dao gập)2Cơ coIbDuỗi cơ
Phản xạ gấp - rụt (sau khi chạm vào bếp nóng)NhiềuĐauII, III, IVGấp cùng bên, duỗi đối bên

3.3 C. Phản xạ cơ (Bảng 2.8)

1. Phản xạ căng dẫn (cơ tĩnh)-giật gối (Hình 2.9)

Đơn synapse.

a. Cơ được kéo căng và sự kéo căng này kích thích các sợi hướng tâm nhóm la.

b. Các sợi hướng tâm nhóm la tiếp nối trực tiếp vào các neuron vận động a trong tủy sống.

Bó neuron vận động a được kích hoạt chi phối cơ đồng dạng.

C. Kích thích neuron vận động a gây co cơ bị kéo căng. Khi cơ co, nó ngắn lại, giảm độ kéo dẫn trên thoi cơ và đưa nó trở lại chiều dài ban đầu.

d. Đồng thời, các cơ hiệp đồng được kích hoạt và các cơ đối kháng bị ức chế.

e. Ví dụ về phản xạ giật gối.

Gõ vào gân bánh chè làm cho cơ tứ đầu bị kéo dãn ra. Sự kéo căng của cơ tứ đầu kích thích các sợi hướng tâm nhóm la, các sợi này kích hoạt neuron vận động a làm cho cơ tứ đầu co lại. Co cơ tứ đầu buộc chân dưới chuỗi ra.

Sự gia tăng hoạt động của neuron vận động gamma làm tăng độ nhạy cảm của thoi cơ và do đó làm tăng phản xạ giật gối.

2. Phản xạ gân Golgi (phản xạ cơ tĩnh ngược)

Đôi synapse.

Đối nghịch hay ngược lại với phản xạ kéo căng cơ.

Phản xạ kéo căng
Phản xạ kéo căng

a. Co cơ chủ động kích thích các tổ chức gân Golgi và các sợi hướng tâm nhóm lb.

b. Sợi hướng tâm nhóm là kích thích các neuron trung gian ức chế trong tủy sống. Các neuron trung gian này ức chế các neuron vận động a và gây ra sự duỗi của cơ co lúc đầu.

C. Đồng thời, các cơ đối kháng bị kích thích.

d. Phản xạ dao gập, một dạng quá mức của phản xạ gân Golgi, có thể xảy ra trong bệnh lý của dải vỏ não - tủy sống (tăng trương lực hoặc co thắt).

= Ví dụ, nếu cánh tay bị tăng trương lực, thì độ nhạy của các thoi cơ trong cơ duỗi (cơ tam đầu) tăng lên sẽ gây ra lực cản đối với sự gập của cánh tay. Cuối cùng, sức căng ở cơ tam đầu tăng lên đến mức nó kích hoạt phản xạ gân Golgi, khiến cơ tam đầu duỗi và cánh tay gập lại như một con dao xếp.

3. Phản xạ gấp - rụt lại

Đa synapse.

Gây gập phía cùng bên và duỗi phía đối bên. Các sợi hướng tâm cảm giác thân thể và đau gây ra sự rụt lại của phần cơ thể bị kích thích khỏi kích thích có hại.

a. Đau (ví dụ như chạm vào lò nóng) kích thích phản xạ cơ gấp của các sợi hướng tâm nhóm II, III và IV.

b. Các sợi hướng tâm tiếp nối đa synapse (thông qua các neuron trung gian) với các neuron vận động ở tủy sống.

c. Ở phía cùng bên của kích thích đau, các cơ gấp bị kích thích (chúng co lại) và các cơ duỗi bị ức chế (chúng duỗi ra), và cánh tay bị giật ra khỏi bếp. Ở phía đối bên, các cơ gấp bị ức chế và các cơ duỗi bị kích thích (phản xạ duỗi chéo) để duy trì sự cân bằng,

d. Là kết quả của hoạt động thần kinh dai dẳng ở các mạch đa synapse, quá trình hậu phóng điện xảy ra. Việc hậu phóng điện ngăn không cho cơ duỗi trong một thời gian.

3.4 D. Tổ chức tủy sống của hệ vận động

1. Hội tụ

Xảy ra khi neuron vận động a đơn độc nhận tín hiệu đầu vào của nó từ nhiều sợi hưởng tâm nhóm la của thoi cơ ở khối cơ đồng dạng.

Gây ra cộng gộp không gian bởi vì mặc dù một tín hiệu đầu vào đơn độc sẽ không mang cơ chạm ngưỡng, nhiều tín hiệu đầu vào sẽ làm được.

Cũng có thể gây ra cộng gộp theo thời gian khi tín hiệu đầu vào đến nhanh dồn dập.

2. Phân kỳ

Xảy ra khi các sợi hướng tâm nhóm la của thoi cơ tỏa tới tất cả các neuron vận động alpha chi phối khối cơ đồng dạng.

3. Ức chế hồi quy (tế bào Renshaw)

Tế bào Renshaw là tế bào ức chế ở sừng trước của tủy sống.

Chúng nhận tín hiệu đầu vào từ các sợi trục phụ của neuron vận động và khi được kích thích sẽ gây feedback âm (ức chế) lên neuron vận động.

3.5 E. Thân não kiếm soát tư thế

1. Trung tâm vận động và đường đi

Các bó tháp (vỏ tủy và vỏ hành ) đi qua tháp tủy.

Tất cả các con đường khác đều là bó ngoại tháp và bắt nguồn chủ yếu từ các cấu trúc của thân não như sau:

a. Bó nhân đỏ-gai (tùy)

Bắt nguồn từ nhân đỏ và tỏa vào neuron trung gian ở tủy sống bên.

Kích thích nhân đỏ gây kích thích cơ gấp và ức chế cơ duỗi.

b. Bó lưới gai cầu não

Bắt nguồn từ các nhân ở cầu não và tỏa tới tủy sống phía trước - giữa

Kích thích có tác dụng kích thích toàn thể đối với cả cơ đuổi và cơ gấp, nhưng tắc dụng chủ yếu ở cơ đuổi.

c. Bó lưới gai hành tùy

Bắt nguồn từ hệ lưới hành tùy và tỏa vào các neuron trung gian tủy sống ở vùng xám trung gian.

Kích thích có tác dụng ức chế toàn thể đối với cả cơ duỗi và cơ gấp, nhưng tác dụng chủ yếu trên cơ duỗi.

d. Bỏ tiền đình - gai bên

Bắt nguồn từ nhân Deiter và tỏa tới các neuron vận động và neuron trung gian cùng bên.

Kích thích gây kích thích mạnh cơ đuổi và ức chế mạnh cơ gấp.

e. Bó mái - gai

Bắt nguồn từ củ nào trên và tỏa đến tủy sống cổ.

Tham gia vào việc kiểm soát cơ có.

2. Hiệu ứng cắt ngang tủy

a. Liệt hai chỉ dưới

Là mất khả năng vận động có chủ ý bên dưới mức tổn thương.

Là kết quả của việc gián đoạn các con đường đi xuống từ các trung tâm vận động ở thân não và các trung tâm cao hơn.

b. Mất cảm giác có ý thức dưới mức tổn thương

C. Mất phản xạ ban đầu sốc tủy

Ngay sau khi cắt ngang, có sự mất ảnh hưởng kích thích neuron vận động a và gamma. Các chi trở nên mềm nhân và không có phản xạ. Theo thời gian, sẽ xảy ra sự phục hồi một phần và các phân xạ quay trở lại (hoặc thậm chí là tăng phản xạ.

(1). Nếu tổn thương ở C7 sẽ làm mất trương lực giao cảm với tim. Kết quả là tần số tim với áp lực động mạch sẽ giảm.

(2) Nếu tổn thương ở C3 thì ngừng thở do cơ hô hấp đã bị bị ngắt kết nối với các trung tâm điều khiển trong thân não.

(3). Nếu tổn thương ở C1 (ví dụ, do treo có) thì tử vong sẽ xảy ra.

3 . Hiệu ứng cắt ngang phía trên tủy sống

a. Tổn thương phía trên nhân tiễn đình bên

Gây co cứng mất não do loại bỏ ức chế từ các trung tâm cao hơn, dẫn đến kích thích các neuron vận động a và gamma và xuất hiện tư thế co cứng

b. Tổn thương phía trên cấu trúc lưới cầu não nhưng phía dưới não giữa

Gây co cứng mất não do loại bỏ sự ức chế trung tâm khỏi hệ lưới cầu não, dẫn đến kích thích các neuron vận động a và gamma và xuất hiện tư thế co cứng.

c. Tổn thương phía trên nhân đó

Gây co cứng mất và và phần xạ trương lực cổ nguyên vẹn.

3.6 F. Tiểu não - kiểm soát vận động trung ương

1. Chức năng của tiểu não

a. Tiền đình tiểu não-kiểm soát thăng bằng và cử động của mất và bắt đầu cử động

b. Cầu tiểu não lập kế hoạch.

c. Tùy tiểu não hiệp đồng, nó kiểm soát tốc độ, lực, phạm vi và hướng cử động.

2. Các lớp của vỏ tiểu não

a. Lớp hạt

Là lớp trong cùng

Chứa tế bào hạt, tế bào Golgi type II, và cuộn tiểu cầu.

Trong cuộn tiểu cầu, sợi trục của sợi rêu hình thành các kết nối synapse len sợi nhánh của tế bào hạt và tế bào Golgi type II.

b. Lớp tế bào Purkinje

Là lớp giữa.

Chứa các tế bào Purkinje.

Tín hiệu đầu ra luôn là ức chế.

c. Lớp phân tử

Là lớp ngoài cùng.

Chứa các tế bào hình sao và tế bào hình rồ, đuôi gai của tế bào Purkinje và Golgi type II, và các sợi song song (sợi trục của tế bào hạt).

Các sợi song song tiếp hợp với đuôi gai của tế bào Purkinje, tế bào hình rồ, tế bào hình sao, và các tế bào Golgi type II.

3. Sợi kết nối ở vò tiểu não

a. Tín hiệu đầu vào đến vỏ tiểu não

(1) Các sợi leo

Khởi nguồn từ một vùng đơn độc của hành tủy (olive dưới).

Tạo ra nhiều synapse thần kinh lên các tế bào Purkinje, gây bùng phát tần số cao hay các gai phức hợp.

"điều kiện hóa" các tế bào Purkinje.

Đóng vai trò trong việc học vận động tiểu não.

(2) Các sợi rêu

Bắt nguồn từ nhiều trung tâm ở thân não và tủy sống,

Gồm các dây hướng tâm tiền đình tiểu não, gai tiểu não và cầu tiểu não,

Tạo nhiều synapse lên các sợi Purkinje thông qua các neuron trung gian. Tiếp hợp lên các tế bào Purkinje tạo ra các gai đơn. # Tiếp hợp với các tế bào hạt ở cuộn tiểu cầu.

Các sợi trục của tế bào hạt tách đôi các nhânh và tạo thành các tế bào song song Các sợi song song kích thích nhiều tế bào Purkinje cũng như các neuron ức chế (tế bào hình rõ, hình sao, Golgi type II).

b. Tín hiệu đầu ra của vỏ tiểu não

Tế bào Purkinje là tế bào tín hiệu đầu ra duy nhất của vỏ tiểu não.

Tín hiệu đầu ra của các tế bào Purkinje luôn là ức chế, chất dẫn truyền thần kinh là acid gama-aminobutyric (GABA).

Tín hiệu đầu ra tỏa tới các nhân nằm sâu của tiểu não và tới nhân tiền đình. Tín hiệu đầu ra dạng ức chế này điều chỉnh tín hiệu đầu ra của tiểu não và điều hòa tốc độ, phạm vi và hướng cử động (hiệp đồng).

C. Rối loạn lâm sàng của tiểu não thất điều

Do thiếu phối hợp, gồm có chậm trễ khi bắt đầu cử động, thực hiện kém chuỗi động tác và không có khả năng thực hiện các động tác luân phiên nhanh (loạn liên động).

(1) Run có chủ ý xảy ra khi cố gắng thực hiện các động tác có chủ ý.

(2). Hiện tượng đội ngược là không có khả năng dừng một cử động

3.7 G. Hạch nền – kiểm soát cử động

Gồm thế vân, cầu nhạt, nhân dưới đồi và chất đen. * điều chỉnh dòng chảy đồi thị đến vỏ não vận động để lập kế hoạch và thực hiện các chuyến động trơn tru.

Nhiều kết nối synapse có tính chất ức chế và sử dụng GABA làm chất dẫn truyền thần kinh của chúng.

Thể vân giao tiếp với đồi thị và vỏ não bằng hai con đường đối lập nhau.

Nhìn chung, con đường gián tiếp là ức chế. Nhìn chung, con đường trực tiếp là kích thích.

Các kết nối giữa thể vẫn và chất đen sử dụng dopamin làm chất dẫn truyền thần kinh của chúng. Dopamine ức chế trên con đường gián tiếp (thụ thể D2) và kích thích trên con đường trực tiếp (thụ thể D1). Do đó, hoạt động của dopamine nhìn chung là kích thích.

Tổn thương hạch nền gồm có

1. Tổn thương cầu nhạt

Dẫn đến mất khả năng duy trì hỗ trợ tư thế.

2. Tổn thương nhân dưới đồi

Được gây ra bởi sự giải phóng sự ức chế ở phía đối bên.

Dẫn đến cử động lung tung, loạn xạ (ví dụ: múa vung nửa người).

3. Tổn thương thế vận

Là do giải phóng khỏi sự ức chế.

Dẫn đến cử động nhanh, liên tục và không kiểm soát được.

Xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh Huntington.

4. Tổn thương chất đen

Là do sự phá hủy các neuron dopaminergic.

Xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.

Vì dopamine ức chế con đường gián tiếp (ức chế) và kích thích con đường trực tiếp (kích thích), nên sự phá hủy các neuron dopaminergic nhìn chung là ức chế.

Các triệu chứng gồm có cứng dạng ống chì, run và giảm cử động có chủ ý.

3.8 H. Vỏ não vận động

1. Vỏ não tiền vận động và vỏ não vận động bổ trợ (vùng 6)

Chịu trách nhiệm lên một kế hoạch cử động, kế hoạch này được chuyến đến vỏ não vận động sơ cấp để thực hiện.

Vỏ não vận động bổ trợ lập trình các chuỗi vận động phức tạp và hoạt động tích cực trong quá trình "diễn tập trong tưởng tượng" cho một động tác.

2. Vỏ não vận động sơ cấp (vùng 4)

Chịu trách nhiệm thực hiện cử động. Các mô hình neuron vận động đã được lập trình sẵn được kích hoạt trong vỏ não vận động. Sự kích thích của các neuron vận động phía trên trong vỏ não vận động được chuyến đến thân não và tủy sống nơi các neuron vận động phía dưới được kích hoạt và gây ra chuyến động có chủ ý.

Được tổ chức theo từng bộ phận của cơ thể (bản đồ vận động). Các sự kiện động kinh ở và não vận động sơ cấp gây ra các cơn co giật Jacksonian, minh họa cho tổ chức nào đồ cơ thế.

4 IV. Chức năng cao hơn của vỏ não

4.1 A. Các phát hiện trên điện não do (EEG)

Sóng EEG gồm có các điện thế synapse kích thích và ức chế xen kẽ trong các tế bào tháp của vỏ não.

* Điện thế phóng ra của vỏ não là sự thay đổi EEG. Nó phản ánh điện thế synapse phóng ra ở số lượng lớn neuron.

Ở người lớn tỉnh táo, mở mắt, sóng beta chiếm ưu thế.

Ở người lớn tỉnh táo nhắm mắt, sóng alpha chiếm ưu thế.

Trong khi ngủ, sóng chậm chiếm ưu thế, cơ duỗi, nhịp tim và huyết áp giảm.

4.2 B. Ngủ

1. Chu kỳ ngủ thức diễn ra theo nhịp sinh học, với khoảng thời gian khoảng 24 giờ. Chu kỳ sinh học được cho là được điều khiển bởi nhân trên chéo thị của vùng dưới đồi, nó nhận tín hiệu đầu vào từ võng mạc.

2. Giấc ngủ chuyển động mất nhanh (REM) xảy ra sau mỗi 90 phút.

Trong suốt thời kỳ ngủ REM, EEG giống với EEG của một người đang thức hoặc đang ở giai đoạn 1 của giấc ngủ không REM.

Hầu hết các giấc mơ xảy ra trong giấc ngủ REM.

Giấc ngủ REM được đặc trưng bởi cử động mắt, mất trương lực cơ, co đồng tử và đương vật cương cứng.

Dùng benzodiazepin và tuổi cao sẽ làm giảm thời gian của giấc ngủ REM.

4.3 C. Ngôn ngữ

Thông tin được truyền giữa hai bán cầu của vỏ não thông qua thế chai.

Bản cầu não phải chiếm ưu thế trong biểu thị nét mặt, ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể và mường tượng không gian.

Bán cầu não trái thường chiếm ưu thế về mặt ngôn ngữ, ngay cả ở những người thuận tay trải. Tổn thương bán cầu não trái gây mất ngôn ngữ (thất ngôn).

1. Tổn thương vùng Wernicke gây mất cảm ngôn, tức có khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ viết hoặc nói

2. Tổn thương vùng Broca gây ra mất vận ngôn, tức ảnh hưởng đến khả năng nói và viết nhưng khả năng hiếu vẫn còn nguyên vẹn.

4.4 D. Học tập và trí nhớ

Trí nhớ ngắn hạn liên quan đến những thay đổi ở synapse. * Trí nhớ dài hạn liên quan đến những thay đổi cấu trúc ở hệ thần kinh và ổn định hơn.

Tổn thương hai bên vùng hồi hải mã ngăn chặn khả năng hình thành trí nhớ dài hạn mới.

5 V. Hàng rào máu não và dịch não-tủy (CSF)

5.1 A. Giải phẫu hàng rào máu não

Nó là rào cản giữa máu ở mao mạch não và CSF. CSF chứa đầy trong não thất và khoang dưới nhện

Nó gồm có các tế bào nội mô của mao mạch não và biểu mô đám rối mạch mạc.

5.2 B. Hình thành dịch não tuỷ bởi biểu mô đám rối mạch mạc

Các chất tan trong lipid (CO2 và O2) và H20 tự do vượt qua hàng rào máu não và cân bằng giữa máu và CSE.

Các chất khác được vận chuyển bởi chất mang trong biểu mô đám rối mạch mạc. Chúng có thế được tiết từ máu vào CSF hoặc được hấp thụ từ CSF vào máu.

Protein và cholesterol bị loại | khỏi CSF vì kích thước phần từ lớn của chúng * Thành phần của CSF gần giống với thành phần của dịch kẽ của não nhưng khác nhiều so với máu (Bảng 2.9).

CSF có thể được lấy mẫu bằng cách chọc dò thắt lưng.

5.3 C. Chức năng của hàng rào máu não

1. Nó duy trì môi trường hằng định cho các neuron ở CNS và bảo vệ não khỏi các chất độc nội sinh hoặc ngoại sinh.

2. Nó ngăn chận sự thoát ra của các chất dẫn truyền thần kinh từ các vị trí hoạt động chức năng của chúng ở CNS vào hệ tuần hoàn lớn.

Bảng 2.9: So sánh nồng độ dịch não tủy (CSF) và máu

CSF gần bằng máuCSF < MáuCSF > Máu
Na+K+Mg2+
Cl-Ca2+Creatinin
HCO3-Glucose 
Độ thẩm thấu

Cholesterol*

Protein*

 

*Nồng độ không đáng kể trong CSF

3. Thuốc đi qua hàng rào máu não ở các mức độ khác nhau. Ví dụ, thuốc không ion hóa (tan trong lipid) dễ dàng vượt qua hơn thuốc ion hóa (tan trong nước).

Viêm, chiếu xạ và u có thể phá hủy hàng rào máu não và cho phép thâm nhập vào não các chất bình thường bị cách ngăn (ví dụ: kháng sinh, chất đánh dấu phóng xạ).

6 VI. Điều hòa nhiệt độ

6.1 A. Nguồn sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể

1. Cơ chế sinh nhiệt - đáp ứng với lạnh

a. Hormone tuyến giáp làm tăng tốc độ trao đổi chất và sinh nhiệt bằng cách kích thích Na+, K+-adenosine triphosphatase (ATPase).

b. Nhiệt lạnh kích hoạt hệ thần kinh giao cảm và thông qua kích hoạt thụ thế ẞ ở mỡ nâu, làm tăng tốc độ trao đổi chất và sinh nhiệt.

C. Rùng mình là cơ chế mạnh mẽ nhất để tăng sản xuất nhiệt.

Nhiệt lạnh kích hoạt đáp ứng rùng mình, được điều phối bởi vùng dưới đồi sau.

Neuron vận động a và gamma bị kích hoạt, gây co cơ bám xương và sinh nhiệt.

2. Cơ chế mất nhiệt-đáp ứng với nhiệt

a. Mất nhiệt do bức xạ và đối lưu tăng khi nhiệt độ môi trường tăng.

Phản ứng được điều phối bởi vùng dưới đồi trước.

Nhiệt độ tăng làm giảm trương lực giao cảm đối với các mạch máu ở da, làm tăng lưu lượng máu qua các tiếu động mạch và tăng luồng thông động tĩnh mạch của máu đến đám rối tĩnh mạch gần bề mặt da. Dòng máu ẩm chảy ra bề mặt da làm tăng sự mất nhiệt do bức xạ và đối lưu

b. Mất nhiệt do bay hơi phụ thuộc vào hoạt động của các tuyến mồ hôi, nằm dưới sự kiểm soát muscarin giao cảm.

6.2 B. Điểm đặt nhiệt độ cơ thể vùng dưới đối

1. Cảm biến nhiệt độ trên da và ở vùng dưới đồi "đọc" nhiệt độ lõi và chuyển thông tin này đến vùng dưới đồi trước.

2. Vùng dưới đồi trước so sánh nhiệt độ lõi được phát hiện với nhiệt độ điểm đặt.

a. Nếu nhiệt độ lôi thấp hơn điểm đặt, thì các cơ chế sinh nhiệt (ví dụ: tăng chuyển hóa, rùng mình, co mạch máu ở da) được kích hoạt bởi vùng dưới đồi sau.

b. Nếu nhiệt độ lõi cao hơn điểm đặt, thì các cơ chế giảm nhiệt (ví dụ: giãn mạch máu ở da, tăng lưu lượng giao cảm đến các tuyến mồ hôi) được kích hoạt bởi vùng dưới đồi trước.

3. Chất gây sốt làm tăng nhiệt độ điểm đặt. Nhiệt độ lõi sẽ được vùng dưới đồi trước ghi nhận là thấp hơn nhiệt độ điểm đặt mới. Kết quả là, các cơ chế sinh nhiệt (ví dụ như rùng mình) sẽ được khởi động.

6.3 C. Sốt

1. Chất gây sốt làm tăng sản xuất interleukin-1 (IL-1) trong tế bào thực bào. # IL-1 tác động lên vùng dưới đồi trước để tăng sản xuất prostaglandin. Prostaglandin làm tăng nhiệt độ điểm đặt, kích hoạt cơ chế sinh nhiệt làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây sốt.

2. Aspirin hạ sốt bằng cách ức chế cyclooxygenase, do đó ức chế sản xuất prostaglandin. Do đó, aspirin làm giảm nhiệt độ điểm đặt Đáp lại, các cơ chế gây mất nhiệt (ví dụ đồ mồ hôi, giãn mạch) được kích hoạt.

3. Steroid hạ sốt bằng cách ngăn chặn sự giải phóng acid arachidonic từ Phospholipid não, do đó ngăn chặn việc sản xuất prostaglandin.

6.4 D. Kiệt sức vì nóng và sốc nhiệt

1. Kiệt sức do nóng là do đổ mồ hôi quá nhiều. Kết quả là thể tích máu và huyết áp động mạch giảm và xảy ra hiện tượng ngắt (xiu).

2. Sốc nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng đến mức tổn thương mô. Phản ứng bình thường đối với nhiệt độ môi trường tăng (đổ mồ hôi) bị suy giảm và nhiệt độ lõi tăng thêm.

6.5 E. Hạ thân nhiệt

Xảy ra khi nhiệt độ môi trường thấp đến mức các cơ chế sinh nhiệt (ví dụ: rùng mình, trao đổi chất) không thể duy trì đủ nhiệt độ lõi gần điểm đặt.

6.6 F. Tăng thân nhiệt ác tính

Được gây ra ở những người nhạy cảm bởi thuốc mê dạng hít.

Được đặc trưng bởi sự gia tăng mạnh mức tiêu thụ oxy và sinh nhiệt của cơ bám xương, khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh.

7 Test ôn tập

1. Thụ thể tự chủ nào bị chặn bởi hexamethonium ở hạch, nhưng không bị chặn ở mối nối thần kinh cơ?

(A) Thụ thế a adrenergic

(B) Thụ thể ẞ 1 adrenergic

(C) Thụ thế ẞ 2 adrenergic

(D) Thụ thể muscarinic cholinergic

(E) Thụ thế nicotinic cholinergic

2. Nam 66 tuổi bị tăng huyết áp mạn được bác sĩ điều trị bằng prazosin. Việc điều trị thành công làm giảm huyết áp của ông ấy xuống phạm vi bình thường. Cơ chế hoạt động của thuốc là gì?

(A) Ức chế thụ thể ẞ 1 ở nút xoang nhĩ (SA)

(B) Ức chế thụ thể ẞ 2 ở nút SA

(C) Kích thích thụ thể muscarinic trong nút SA

(D) Kích thích thụ thể nicotinic trong nút SA

(E) Ức chế thụ thể ẞ 1 ở cơ thất

(F) Kích thích thụ thể ẞ 1 ở cơ thất

(G) Ức chế thụ thể ẞ 1 ở cơ tâm thất

(H) Kích thích thụ thể a 1 ở nút SA

(1) Ức chế thụ thể a 1 ở nút SA

(1) Ức chế thụ thể a 1 trên cơ trơn mạch máu

(K) Kích thích thụ thế a 1 trên cơ trơn mạch máu

(L) Kích thích thụ thể a 2 trên cơ trơn mạch máu

3. Phản ứng nào sau đây được thực hiện bởi các thụ thể muscarinic của hệ phó giao cảm?

(A) Giãn cơ trơn tiểu phế quản

(B) Cương cứng

(C) Xuất tinh

(D) Co thắt cơ vòng đường tiêu hóa (GI)

(E) Tăng sức co cơ tim

4. Tính chất nào sau đây là của sợi C7

(A) Có tốc độ dẫn truyền chậm nhất so với bất kỳ loại sợi thần kinh nào

(B) Có đường kính lớn nhất của bất kỳ loại sợi thần kinh nào

(C) Là dây thần kinh hướng tâm từ thoi cơ

(D) Là dây thần kinh hướng tâm từ cơ quan gân Golgi

(E) Là các sợi tự chủ trước hạch

5. Khi so sánh với các tế bào hình nón của võng mạc, thì các tế bào hình que

(A) nhạy cảm hơn với ánh sáng cường độ thấp

(B) thích ứng với bóng tối trước tế bào nón

(C) tập trung nhiều nhất ở hố mắt

(D) chủ yếu tham gia vào nhìn màu sắc

6. Câu nào sau đây mô tả đúng nhất màng đáy của cơ quan Corti?

(A) Đình phản ứng với tần số thấp tốt hơn so với đáy

(B) Đáy rộng hơn đỉnh

(C) Đáy đàn hồi tốt hơn đỉnh

(D) Tần số cao tạo ra sự dịch chuyển tối đa của màng đáy gần khe tiền

định màng nhĩ

(E) Đỉnh tương đối cứng hơn so với đáy

7. Đặc điểm nào sau đây là của hệ thần kinh giao cảm, không phải của hệ thần kinh đối giao cảm?

(A) Hạch nằm ở cơ quan tác động

(B) Neuron trước hạch dài

(C) Neuron trước hạch giải phóng norepinephrine

(D) Neuron trước hạch giải phóng axetylcholin (ACh)

(E) Neuron trước hạch bắt nguồn từ tủy sống ngực-thắt lưng

(F) Neuron sau hạch tiếp hợp với cơ quan mà nó chi phối

(G) Neuron sau hạch giải phóng epinephrine

H) Neuron sau hạch giải phóng ACh

8. Thụ thể hệ thần kinh tự động nào làm tăng tần số tim?

(A) Thụ thể & adrenergic

(B) Thụ thể ẞ 1 adrenergic

(C) Thu thế ẞ 2 adrenergic

(D) Các thụ thể muscarinic cholinergic

the nicotinic cholinergic

9. Cắt cấu trúc nào bên trái gây mù hoàn toàn mắt trái?

(A) Thần kinh thị

(B) Chéo thị

(C) Dải thị (D) Bó gối cựa

10. Phản xạ nào chịu trách nhiệm kích thích đơn synapse của khối cơ đồng danh (đồng dạng) cùng bên?

(A) Phản xạ kéo căng (cơ tĩnh)

(B) Phản xạ gân Golgi (cơ tính ngược)

(C) Phản xạ cơ gấp rụt lại

(D) Subliminal occlusion reflex

11. Loại tế bào nào trong vỏ não thị giác phản ứng tốt nhất với một thanh ánh sáng chuyển động?

(A) Đơn giản

(B) Phức tạp

(C) Siêu phức tạp

(D) Lưỡng cực

(E) Hạch

12. Chống chỉ định dùng thuốc nào sau đây cho trẻ 10 tuổi có tiền sử hen?

(A) Albuterol

(B) Epinephrine

(C) Isoproterenol

(D) Norepinephrine

(E) Propranolol

13. Thụ thể adrenergic nào tạo ra tác dụng kích thích bằng cách hình thành inositol 1,4,5 triphosphate (IP3) và làm tăng [Ca2+] nội bào?

(A) A 1 Receptors

(B) A 2 Receptors

(C) B1 Receptors

(D) B 2 Receptors

(E) Muscarinic receptors

(F) Nicotinic receptors

14. Trương lực cơ quá mức được tạo ra trong tình trạng co cứng mất não có thể được đào ngược bằng cách

(A) Kích thích sợi hướng tâm nhóm la

(B) Cắt các rễ lưng

(C) chuyển tiếp các kết nối tiểu não đến nhẫn tiền đình bên

(D) kích thích neuron vận động a

(E) kích thích neuron vận động gamma

15. Bộ phận nào sau đây của cơ thể có neuron vận động ở bản đồ về não lớn nhất trên vỏ não vận động sơ cấp (vùng 4)7

(A) Vai

(B) Mắt cá

(C) Ngón tay

(D) Khuỷu

(E) Gối

16. Thụ thể tự trị nào làm trung gian bài tiết epinephrine bởi tủy thượng thận?

(A) Adrenergic a receptors

(B) Adrenergic ẞ 1 receptors

(C) Adrenergic ẞ 2 receptors

(D) Cholinergic muscarinic receptors

(E) Cholinergic nicotinic receptors

17. Cất cấu trúc nào bên phải gây mù trường thái dương mắt trái và trường mũi mắt phải?

(A) Dây thị

(B) Chéo thị

(C) Dài thị

(D) Bó gối cưa

18. Một vũ công ba lê quay sang trái. Trong khi quay, mắt cô ấy liếc nhanh sang bên trá Chuyển động mắt nhanh này là

(A) rung giật nhân cầu

(B) rung giật nhân cầu hậu xoay

(C) thất điều

(D) thất ngôn

19. Chất nào sau đây có nồng độ trong CSF (CSF) thấp hơn nhiều so với trong máu mao mạch não?

(A) Na

(B) K-

(C) Độ thầm thấu

(D) Protein

(E) Mg

20. Thuốc thuộc hệ tự chủ nào sau đây hoạt động bằng cách kích thích adenylate cyclase?

(A) Atropine

(B) Clonidine

(C) Curare

(D) Norepinephrine

(E) Phentolamine

(F) Phenylephrine

(G) Propranolol

21. Hiện tượng nào sau đây là bước

nhận ánh sáng ở tế bào que? (A) Ánh sáng chuyển retinal all-trans thành retinal 11-cis

(8) Metarhodopsin II kích hoạt đầu đỏ

(C) Mức guanosine monophosphate vòng (cGMP) tăng

(D) Tế bào que khứ cực

(E) Tăng giải phóng glutamate

22. Chất gây sốt gây ra sốt bằng cách

(A) giảm sản xuất interleukin-1 (IL-1)

(B) giảm nhiệt độ điểm đặt ở vùng dưới đồi C) rùng mình

( (D) giãn mạch máu trên da

23. Phát biểu nào sau đây về hệ khứu giác là đúng?

(A) Các tế bào thụ thể là neuron

(B) Các tế bào thụ thế bị bong ra và không

được thay thế (C) Sợi trục thần kinh sọ (CN) 1 là sợi A-delta

(D) Các sợi trục từ các tế bào thụ thể tiếp nối ở trước vỏ não hình lê

(E) Các vết nứt của lá sàng có thể gây mất khả năng phát hiện amoniac

24. Tổn thương dây thần kinh tiền đình ốc tai có thể dẫn đến

(A) suy giảm chức năng khứu giác

(B) suy giảm chức năng tiền đình

(C) suy giảm chức năng thính giác

(D) suy giảm chức năng vị giác

(E) điếc thần kinh

25. Điều nào sau đây sẽ gây kích thích tối đa của các tế bào lông trong ống bán nguyệt ngang bên phải?

(A) Ưu phân cực của các tế bào lông

(B) Bẻ cong nhung mao cứng ra khỏi nhưng

mao động

(C) Đi lên nhanh chóng trong thang máy

(D) Xoay đầu sang phải

26. Mất khả năng thực hiện các chuyến động luân phiên nhanh (rối loạn liên động) có liên quan đến các tổn thương của

(A) vỏ não tiền vận động

(B) và não vận động

(C) tiêu nào

(D) chilt den

(E) hành tủy

27. Thụ thể tự chủ nào được kích hoạt bởi nồng độ thấp của epinephrine giải ải phóng từ tủy thượng thận và gây giãn mạch?

(A) Adrenergic a receptors

(B) Adrenergic ẞ 1 receptors

(C) Adrenergic ẞ 2 receptors

(D) Cholinergic muscarinic receptors

(E) Cholinergic nicotinic receptors

28. Cắt ngang hoàn toàn tủy sống ngang mức Tỉ rất có thể dẫn đến (A) mất phản xạ kéo căng tạm thời phía dưới

tổn thương (B) mất tiền nhận thức ý thức tạm thời phía dưới tổn thương

(C) mất vĩnh viễn khả năng kiểm soát cử động có chủ ý phía trên tổn thương

(D) mất ý thức vĩnh viễn phía trên tổn thương

29. Điện thế thụ cảm giác quan

(A) là điện thế hoạt động

(B) luôn đưa điện thế màng tế bào thụ thế về ngưỡng

(C) luôn mang điện thế màng của tế bào thụ thế ra xa ngưỡng

(D) được phân loại theo độ lớn, tùy thuộc vào cường độ kích thích

(E) là tất cả hoặc không

30. Cắt cấu trúc nào gây mù trường thái dương của mắt trái và mắt phải?

(A) Dây thị

(B) Chéo thị

(C) Dải thị

(D) Bó gối cựa

31. Cơ cấu nào sau đây có chức năng chính là phối hợp tốc độ, phạm vi, lực và hướng chuyển động?

(A) Vỏ não vận động sơ cấp

(B) Vỏ não tiên vận động và vỏ não vận động bố trợ

(C) Vỏ não trước trần

(D) Hạch nền

(E) Tiểu não

32. Phản xạ nào chịu trách nhiệm cho sự kích thích đa synapse của các cơ duỗi đối bên?

(A) Phản xạ kéo căng (cơ tỉnh)

(B) Phản xạ gân Golgi (cơ tĩnh nghịch đảo)

(C) Phản xạ rụt cơ gấp

(D) Subliminal occlusion reflex

33. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của sợi túi nhân?

(A) Chúng là một loại sợi cơ ngoại nang (B) Chúng phát hiện những thay đổi động về chiều dài cơ

(C) Chúng sản sinh ra sợi hướng tâm nhóm Ib

(D) Chúng được chi phối bởi neuron vận động α

34. Kéo căng cơ làm trực tiếp tăng tốc độ khơi mào của loại dây thần kinh nào?

(A) a-Motoneurons

(B) gamma-Motoneurons

(C) Sợi nhóm la

(D) Sợi nhóm lb

35. Nữ 42 tuổi bị tăng huyết áp, rối loạn thị giác và nôn, tăng bài tiết acid 3-methoxy-4-hydroxymandelic (VMA) qua nước tiểu. Chụp cắt lớp vi tính thấy một khối ở thượng thận phù hợp với chẩn đoán u tủy thượng thận. Trong khi chờ phẫu thuật cắt bỏ khối u, cô ấy được điều trị với phenoxybenzamine để hạ huyết áp. Cơ chế hoạt động của thuốc này là gì?

(A) Tăng adenosine monophosphate tuần hoàn (CAMP)

(B) Giảm CAMP

(C) Tăng inositol 1,4,5-triphosphate

(IP3)/Ca2+

(D) Giảm IP3/Ca2+

(E) Mở kênh Na+/K+

(F) Đóng kênh Na+/K+

36. Bệnh nhân được tham gia vào thứ nghiệm dùng chất tương tự atropine mới. Điều nào sau đây sẽ được mong đợi?

(A) Tăng vận tốc dẫn truyền nút nhĩ thất

(B) Tăng acid dạ dày

(C) Co thắt đồng từ

(D) Cương cứng bền vững

(E) Tăng tiết mồ hôi

8 Đáp án và giải thích

1. Đáp án là E (IC 2 a). Hexamethonium là một thuốc chẹn nicotinic, nhưng nó chỉ hoạt động ở các thụ thể nicotinic ở hạch (không phải tại mối nối thần kinh cơ). Sự khác biệt được lý này nhấn mạnh rằng các thụ thể nicotinic ở hai vị trí này, mặc dù tương tự nhau, nhưng không giống nhau.

2. Đáp án là ] [IC 1 a; Bảng 2.2). Prazosin là chất đối kháng đặc hiệu với thụ thể a 1, có ở cơ trơn mạch máu nhưng không có ở tim. Sự ức chế các thụ thể a 1 gây giãn mạch của giường mạch máu ở da và tạng, làm giảm tổng sức cản ngoại vi và giảm huyết áp.

3. Đáp án là B (IC 2 b; Bảng 2.6]. Cương cứng là một phản ứng muscarinic phó giao cảm. Sự giản nổ của tiểu phế quản, xuất tinh, co thắt cơ vòng đường tiêu hóa (GI) và tăng sức co của tim đều là những phản ứng a hoặc ẞ giao cảm.

4. Đáp án là A [II F1 b; Bảng 2.5]. Sợi C (đau chậm) là sợi thần kinh nhỏ nhất và do đó có tốc độ dẫn truyền chậm nhất.

5. Đáp án là A [II C 2 c (2); Bảng 2.7]. Trong hai loại tế bào cảm quang, tế bào que nhạy cảm hơn với ánh sáng cường độ thấp và do đó quan trọng hơn tế bào hình nón trong việc nhìn ban đêm. Chúng thích ứng với ánh sáng yếu sau tế bào nón. Các tế bào que không có trong hỗ mắt. Các tế bào nón chủ yếu tham gia vào nhìn màu sắc.

6. Đáp án là A [II D 4), Tần số âm thanh có thể được mã hóa bởi cơ quan Corti do sự khác biệt về tính chất dọc theo màng đáy. Phần đáy của màng đáy hẹp và cứng, các tế bào lông trên đó được kích hoạt bằng tần số cao. Đỉnh của màng đáy rộng và mềm, và các tế bào lông trên đó được kích hoạt bằng tần số thấp.

7. Đáp án là E [IA, B, Bảng 2.1, Hình 2.11. Các tế bào thần kinh trước hạch giao cảm bắt nguồn từ các đoạn tủy sống T1-13. Do đó, gọi là ngực lưng. Hệ thần kinh giao cảm được đặc trưng thêm bởi các tế bào thần kinh tiền hạch ngắn tiếp hợp với hạch nằm trong chuỗi cạnh sống (không phải trong các cơ quan mà nó tác động) và các tế bào thần kinh hậu hạch giải phóng norepinephrine (không phải epinephrine). Các đặc điểm chung của hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm là các tế bào thần kinh tiền hạch giải phóng acetylcholine (ACh) và các tế bào thần kinh hậu hạch tiếp hợp với cơ quan tác động của nó.

8. Đáp án là B [IC 1 c). Tần số tim tăng lên do tác dụng kích thích của norepinephrine trên các thụ thế 3 1 trong nút xoang nhĩ (SA). Trong tim còn có các thụ thể ẞ 1 giao cảm có chức năng điều hỏa sức co.

9. Đáp án là A [II C 3 a]. Cắt dây thần kinh thị giác từ mắt trái gây mù mắt trái do các sợi chưa bắt chéo tại chéo thị.

10. Đáp án là A [III C 1]. Phản xạ kéo căng là đáp ứng đơn synapse trong việc kéo căng cơ. Phản xạ tạo ra sự co lại và sau đó rút ngắn cơ mà ban đầu được kéo căng (khối cơ đồng nhất).

11. Đáp án là B [II C 5 b(2)). Các tế bào phức hợp phản ứng với các thanh hoặc viền di chuyến theo hướng chính xác. Các tế bào đơn thuần phản ứng với các thanh cố định và các tế bào siêu phức hợp phản ứng với các vạch, đường cong và góc. Các tế bào lưỡng cực và hạch được tìm thấy trong võng mạc, không phải trong vỏ não thị giác.

12. Đáp án là E [IC 1 d; Bảng 2.2]. Hen, một bệnh liên quan đến tăng sức đề kháng của đường hô hấp trên, được điều trị bằng cách sử dụng thuốc làm giãn phế quản (tức là chất chủ vận ẞ 2). Chất chủ vận ẞ 2 gồm có isoproterenol, albuterol, epinephrine, và ở mức độ thấp hơn đó là norepinephrin. Thuốc đối vận ẞ 2, chẳng hạn như propranolol, bị chống chỉ định nghiêm ngặt vì chúng gây co thắt các tiểu phế quản.

13. Đáp án là A [IC 1 a). Các thụ thể a 1 adrenergic tạo ra các hoạt động sinh lý bằng cách kích thích sự hình thành inositol 1,4,5-triphosphate (IP3) và gây tăng (Ca2+] nội bào. Cả thụ thể B 1 và 2 đều hoạt động bằng cách kích thích adenylate cyclase và tăng sản xuất adenosine monophosphate vòng (cAMP). Các thụ thể ức chế adenylate cyclase và giảm nồng độ CAMP. Thụ thẻ muscarinic và nicotinic là cholinergic.

14. Đáp án là B [III E3 a, b]. Co cứng mất não là do hoạt động của thoi cơ phản xạ tăng lên. Sự kích thích của các sợi hướng tâm nhóm la sẽ tăng cường chứ không làm giảm hoạt động phản xạ này. Cắt rễ lưng sẽ chặn phản xạ. Kích thích neuron vận động a và gamma sẽ kích thích trực tiếp các cơ.

15. Đáp án là C [11 B 4]. Biểu hiện trên bản đồ vận động là lớn nhất đối với những cấu trúc liên quan đến những chuyển động phức tạp nhất ngón tay, bàn tay và khuôn mặt.

16. Đáp án là E [IC 2 a; Hình 2.1). Các sợi giao cảm trước hạch tiếp hợp lên các tế bào chromaffin của tủy thượng thận tại thụ thế nicotinic. Epinephrine và, ở mức độ thấp hơn, đó là norepinephrine được giải phóng vào tuần hoàn.

17. Đáp án là C [II C 3 c). Các sợi từ trường thái dương trái và trường mũi phải đi lên cùng nhau rồi vào dải thị phải.

18. Đáp án là A [II E 3]. Chuyển động mắt nhanh xảy ra trong khi quay là rung giật nhân cầu. Nó xảy ra cùng hướng với chuyển động quay. Sau khi quay, rung giật nhân cầu sau quay xảy ra theo hướng ngược lại.

19. Đáp án là D [VB; Bảng 2.9]. Dịch não tủy (CSF) có thành phần tương tự như dịch kẻ của não. Do đó, nó tương tự như dịch siêu lọc của huyết tương và có nồng độ protein rất thấp vì các phân tử protein lớn không thể vượt qua hàng rào máu não. Có những khác biệt khác về thành phần giữa CSF và máu được tạo ra bởi các phương tiện vận chuyển ở đám rối màng đệm, nhưng nồng độ protein thấp của CSF là sự khác biệt lớn nhất

20. Đáp án là D [IC 1 c,d; Bảng 2.2]. Trong số các thuốc tác dụng lên hệ tự chủ, chỉ có chất chủ vận adrenergic ẞ 1 và B 2 hoạt động bằng cách kích thích adenylate cyclase. Norepinephrine là chất chủ vận ẞ 1. Atropine là một chất đối kháng cholinergic muscarinic. Clonidine là chất chủ vận a 2 adrenergic. Curare là một chất đối kháng cholinergic nicotinic. Phentolamine là chất đối kháng a 1 adrenergic. Phenylephrine là chất chủ vận a 1 adrenergic. Propranolol là chất đối kháng ẞ 1 và ẞ 2 adrenergic.

21. Đáp án là B [II C 4]. Tiếp nhận ánh sáng bao gồm các bước sau đây. Ánh sáng chuyến 11-cis retinal thành all-trans retinal, các chất này được chuyển thành các chất trung gian như metarhodopsin II. Metarhodopsin II kích hoạt protein G kích thích (transducin), protein này kích hoạt phosphodiesterase. Phosphodiesterase phá vỡ guanosine monophosphate vòng (cGMP), do đó nồng độ cGMP nội bào giảm, dẫn đến việc đóng các kênh Na+ trên màng tế bào cảm quang và khởi động quá trình ưu phân cực. Quá trình ưu phân cực của màng tế bào cảm quang ức chế giải phóng chất dẫn truyền thần kinh là glutamate. Nếu giảm giải phóng glutamate tương tác với các thụ thể hướng ion trên các tế bào lưỡng cực, thì sẽ có sự ức chế (giảm kích thích). Nếu giảm giải phóng glutamate tương tác với các thụ thể hướng chuyến hóa trên các tế bào lưỡng cực, thì sẽ có sự kích thích (giảm ức chế).

22. Đáp án là C [VI C 1]. Chất gây sốt giải phóng interleukin-1 (IL-1) từ tế bào thực bào. IL-1 sau đó hoạt động để tăng sản xuất prostaglandin, cuối cùng làm tăng điểm đặt nhiệt ở vùng dưới đồi trước. Vùng dưới đồi bây giờ "nghĩ" rằng nhiệt độ cơ thể quá thấp (vì nhiệt độ trung tâm thấp hơn nhiệt độ điểm điểm đặt mới) và bắt đầu các cơ chế sinh nhiệt – rùng mình, co mạch và đấy máu ra khỏi đám rối tĩnh mạch đến gần bề mặt da.

23. Đáp án là A [11 F 1 a, b), Dây thần kinh sọ (CN) 1 chi phối biểu mô khứu giác. Sợi trục của nó là sợi C. Các vết đứt gãy của lá sàng có thể làm rách các dây thần kinh khứu giác nhạy cảm và do đó loại bỏ khứu giác (vô mùi); tuy nhiên, khả năng phát hiện amoniac vẫn còn nguyên vẹn. Các tế bào thụ thể khứu giác đặc biệt ở chỗ chúng là các tế bào thần kinh thực sự được thay thế liên tục từ các tế bào gốc chưa biệt hóa.

24. Đáp án là D [11 G 1 b). Dây tiền đình ốc tai (dây thần kinh sọ [CN] VII) liên quan đến vị giác, nó chi phối hai phần ba trước của lưới.

25. Đáp án là D (II E 1 a, 2 a, bị. Các ống bán nguyệt có liên quan đến gia tốc góc hoặc chuyển động quay. Các tế bào lồng của ống bán nguyệt bên phải bị kích thích (khứ cực) khi có sự quay sang phải. Sự quay này gây bẻ cong của nhung mao cứng về phía nhung mao động, và sự bẻ cong này tạo ra sự khử cực của tế bào lông. Đi lên trong thang máy sẽ kích hoạt cầu nang, giúp phát hiện gia tốc thẳng.

26. Đáp án là C [III F1 c, 3 c). Phối hợp vận động (hiệp đồng) là chức năng của tiểu não. Tổn thương tiểu não gây thất điều, thiếu phối hợp, thực hiện cử động kém, châm bắt đầu cử động và không có khả năng thực hiện các cử động luân phiên nhanh chóng. Vỏ não tiền vận động và vận động lập kế hoạch và thực hiện các cử động. Các tổn thương của chất đen, một thành phần của hạch nền, dẫn đến run, co cứng dạng ống chỉ và trương lực cơ kém (bệnh Parkinson).

27. Đáp án là C (IC 1 d). Thụ thể ẞ 2 trên cơ trơn mạch máu gây giãn mạch. Thụ thể a trên cơ trơn mạch máu gây co mạch. Vì các thụ thể ẞ 2 nhạy cảm với epinephrine hơn các thụ thể a, liều thấp epinephrine tạo ra giản mạch và liều cao gây co mạch.

28. Đáp án là A [III E 2). Việc cắt ngang tủy sống gây ra "sốc tủy và mất tất cả các phân xa đưới mức tổn thương. Những phản xạ này, là các mạch cục bộ trong tủy sống, sẽ phục hồi trở lại theo thời gian hoặc trở nên quá nhạy. Tiền nhận thức bị mất vĩnh viễn (chứ không phải tạm thời) do sự gián đoạn của các sợi thần kinh cảm giác. Các sợi phía trên tổn thương còn nguyên

ven.

29. Đáp án là D [II A 4 c). Điện thế thụ thể là điện thế được phân độ có thể đưa điện thế màng của tế bào thụ thể hướng tới (khử cực) hoặc ra khỏi ngưỡng (ưu phân cực). Điện thế thụ thể không phải là điện thế hoạt động, mặc dù điện thế hoạt động (là tất cả hoặc không) có thể xảy ra nếu điện thế màng đạt đến ngưỡng.

30. Đáp án là B [II C3 b]. Các sợi thần kinh thị giác từ cả hai trường thụ thể thái dương giao nhau tại chéo thị

31. Đáp án là E [III F 3 b]. Thông tin ra của tế bào Purkinje từ vỏ tiểu não đến nhân sâu của tiểu não bị ức chế. Tín hiệu ra này điều chỉnh cử động và chịu trách nhiệm phối hợp cho phép một người "bắt ruồi"."

32. Đáp án là C [III C 3]. Rụt cơ gấp là một phản xạ đa synapse được sử dụng khi một người chạm vào lò nóng hoặc giảm phải một chiếc định. Ở phía cùng bên của kích thích đau, có sự gặp (rụt lại); ở phía đối diện, có sự duỗi để duy trì sự cân bằng

33. Đáp án là B [III B 3 a(1)]. Sợi túi nhân là một loại sợi cơ nội nang tạo nên các thoi cơ. Chúng phát hiện những thay đổi động về chiều dài cơ, tạo ra các sợi hướng tâm nhóm la và được chỉ phối bởi các neuron vận động gamma. Một loại sợi nội nang khác, đó là sợi chuỗi nhân, phát hiện những thay đổi tĩnh về chiều dài cơ.

34. Đáp án là C [III B 3 b]. Các sợi hướng tâm nhóm la chi phối các sợi nội nang của thoi cơ. Khi các sợi nội nang bị kéo căng, thì các sợi nhóm la khơi mào và kích hoạt phản xạ kéo căng, làm cho cơ trở lại chiều dài lúc nghỉ ngơi của nó.

35. Đáp án là D [IC; Bảng 2.2 và 2.5]. U tủy thượng thận là một khối u của tủy thượng thận tiết ra quá nhiều norepinephrine và epinephrine. Tăng huyết áp là do hoạt hóa thụ thế a 1 trên cơ trơn mạch máu và  hoạt hóa thụ thể ẞ 1 ở tim. Phenoxybenzamine làm giảm huyết áp bằng cách hoạt động như một chất đối kháng thụ thể a 1, do đó làm giảm IP3/Ca2+ nội bào.

36. Đáp án là A [IC 3; NHẬN DẠNG). Một chất tương tự atropine sẽ ngăn chặn các thụ thể muscarinic và do đó ngăn chặn các hoạt động được trung gian qua các thụ thể muscarinic. Các thụ thể muscarinic làm chậm tốc độ dẫn truyền của nút AV, do đó các chất ức chế muscarinic sẽ làm tăng tốc độ dẫn truyền của nút AV. Các thụ thể muscarinic làm tăng tiết acid dạ dày, co đồng tử, làm trung gian cho sự cương cứng và gây đổ mồ hôi (thông qua sự chi phối cholinergic giao cảm của các tuyến mồ hôi); do đó, ngăn chặn thụ thế muscarinic sẽ ức chế tất cả các hoạt động đó.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633