1. Trang chủ
  2. Dược Lý Học
  3. Liều nạp (Loading dose) là gì? Công thức tính và ý nghĩa lâm sàng

Liều nạp (Loading dose) là gì? Công thức tính và ý nghĩa lâm sàng

Liều nạp (Loading dose) là gì? Công thức tính và ý nghĩa lâm sàng

Trungtamthuoc -  Liều nạp (Loading dose) là sử dụng một liều thuốc lớn hơn liều duy trì, nhằm đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân một cách nhanh chóng. Đây là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị bệnh, đặc biệt là trong những trường hợp cần tác động nhanh chóng của thuốc.

1 Liều nạp (Loading dose) là gì? Mục đích sử dụng liều nạp

Trong trường hợp điều trị bệnh bằng thuốc (đặc biệt cho các bệnh mãn tính), một yếu tố quan trọng là duy trì ổn định được nồng độ thuốc trong máu tại mức nồng độ mục tiêu để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả tối đa trong điều trị. Thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong máu đạt được trạng thái ổn định phụ thuộc vào thời gian bán thải của thuốc. Để đạt được trạng thái ổn định, cần khoảng 5 - 7 lần thời gian bán thải của thuốc và được minh họa qua bảng sau

Thời gian (t)% thuốc ở trạng thái ổn định
1 lần t 1/250%
2 lần t 1/275%
3 lần t 1/287,5%
4 lần t 1/293,8%
5 lần t 1/296,9%

Liều nạp (Loading dose) hay còn được gọi là liều tải, là một liều với lượng thuốc lớn hơn lượng thuốc trong liều duy trì và được sử dụng để nhanh chóng đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân. Mục đích của liều nạp là nhanh chóng đưa thuốc vào máu đạt được nồng độ mục tiêu để tối ưu hóa tác dụng của thuốc.

Việc đạt được nồng độ mục tiêu thường không phải là vấn đề đối với các thuốc có thời gian bán thải ngắn; tuy nhiên, đối với các thuốc thải trừ chậm có thể cần vài ngày thậm chí cả tuần để đạt trạng thái ổn định. Trong một số trường hợp hoặc đối với loại thuốc yêu cầu sự khởi phát điều trị ngay lập tức thì liều nạp được sử dụng để nhanh chóng đưa nồng độ thuốc trong máu đạt được ngưỡng điều trị hoặc thúc đẩy đáp ứng lâm sàng ngay lập tức. 

Liều nạp  là một liều với lượng thuốc lớn hơn lượng thuốc trong liều duy trì
Liều nạp là một liều với lượng thuốc lớn hơn lượng thuốc trong liều duy trì

Sau khi sử dụng liều nạp, liều duy trì được áp dụng để duy trì mức nồng độ thuốc trong một khoảng thời gian nhất định và đảm bảo hiệu quả điều trị liên tục.

2 Một số trường hợp thường sử dụng đến liều nạp

Liều nạp thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi cần nồng độ thuốc trong máu đạt ngưỡng điều trị nhanh chóng để kiểm soát triệu chứng bệnh hoặc điều trị một tình trạng cấp cứu, bệnh nặng.
  • Khi thuốc có thời gian bán thải dài và cần tạo ra một nồng độ khởi đầu cao để đạt tới mức nồng độ hiệu quả trong thời gian ngắn.
  • Đảm bảo hiệu quả của thuốc: việc sử dụng liều nạp giúp đảm bảo rằng mức nồng độ tối thiểu có tác dụng đạt được từ đầu và sau đó duy trì trong khoảng thời gian cần thiết.

3 Công thức tính liều nạp (Loading dose)

3.1 Các thông số liên quan

Liều nạp (Loading dose) thường được xác định dựa trên các thông số dược động học cơ bản (Vd, F,..) và thông tin về liều dùng, tần suất dùng thuốc, tính chất của thuốc, cơ địa và mục tiêu điều trị.

Các thông số tính liều nạp
Các thông số tính liều nạp

3.2 Công thức cụ thể

                                                                      LD =  (Vd * TC) / F

Trong đó:

Vd - Thể tích phân bố (Volume of Distribution)

TC - Nồng độ mục tiêu (Target plasma Concentration)

F - Sinh khả dụng của thuốc ( Bioavailability)

Đơn vị: mg 

3.3 Ý nghĩa

Liều nạp tỷ lệ thuận với thể tích phân bố Vd và nồng độ mục tiêu trong máu TC; tỷ lệ nghịch với sinh khả dụng F. Điều này có nghĩa rằng:

Nếu thuốc đi vào các mô càng nhiều (tức là thể tích phân bố càng cao), nồng độ mục tiêu của thuốc càng cao và khả năng hấp thu thuốc càng thấp thì liều nạp cần thiết để đạt được hiệu quả mong muốn càng lớn.

Ngược lại, tỷ lệ thuốc liên kết với huyết tương càng cao (tức là thể tích phân phối càng thấp), nồng độ mục tiêu của thuốc càng thấp và tỷ lệ thuốc ở dạng còn hoạt tính đi vào hệ tuần hoàn càng tốt thì liều nạp cần thiết đưa vào cơ thể sẽ thấp.

4 Phân biệt liều nạp (Loading dose - LD) và liều duy trì (Maintenance dose - MD) 

Liều nạp vs liều duy trì
Liều nạp vs liều duy trì

Bảng so sánh liều nạp (LD) với liều duy trì (MD)

Tiêu chíLiều nạp LDLiều duy trì MD
Định nghĩa

Là một liều thuốc lớn hơn liều duy trì, được sử dụng để đưa thuốc nhanh chóng vào cơ thể bệnh nhân để đạt hiệu quả trong điều trị.

Là liều thuốc duy trì mà bệnh nhân cần sử dụng sau khi nồng độ thuốc trong máu đã đạt mục tiêu điều trị 
Đặc điểm

Khi cần nồng độ thuốc trong máu đạt ngưỡng điều trị nhanh chóng để kiểm soát triệu chứng bệnh hoặc điều trị một tình trạng cấp cứu, bệnh nặng.

Thường chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn, cho đến khi thuốc đạt hiệu quả trong cơ thể.

Giúp duy trì một nồng độ thuốc nhằm duy trì hiệu quả điều trị.

Thường được sử dụng trong suốt thời gian điều trị hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Công thức tínhLD = Vd * TC / F
Trong đó:
Vd: Thể tích phân bố
TC: Nồng độ thuốc mục tiêu
F: sinh khả dụng
MD = (TC * Cl * T) / F Trong đó:
TC: Nồng độ thuốc mục tiêu
Cl: Độ thanh thải
T: Khoảng thời gian dùng thuốc
F: sinh khả dụng

Tóm lại, liều nạp và liều duy trì khác nhau ở mục đích sử dụng và liều lượng thuốc. Liều nạp được sử dụng để đưa thuốc nhanh chóng vào cơ thể và đạt hiệu quả điều trị trong khi liều duy trì được sử dụng để duy trì hiệu quả điều trị sau khi đã đạt liều thuốc mong muốn từ liều nạp.

5 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc xác định liều nạp

Yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định liều nạp
Yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định liều nạp

5.1 Khó khăn trong xác định liều nạp

Thông qua công thức tính, liều nạp của bất kỳ loại thuốc nào cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều biến số dược động học. Việc tính toán liều nạp là một thách thức vì chúng đòi hỏi phải tính toán nhiều bước và cần sử dụng dữ liệu của bệnh nhân (chẳng hạn như cân nặng) và loại thuốc cụ thể (ví dụ: thể tích phân bố ước tính hoặc thời gian bán hủy của thuốc).

5.2 Sinh khả dụng

Sinh khả dụng cao cho phép sử dụng liều tải thấp hơn để đạt được nồng độ ở trạng thái ổn định, dẫn đến độ an toàn và hiệu quả của thuốc tốt hơn. 

Sinh khả dụng thường bị ảnh hưởng bởi đường dùng thuốc. Mỗi loại thuốc thường có một đường dùng mang lại sinh khả dụng tốt nhất. 

Ngoài ra, bệnh mắc kèm của bệnh nhân cũng có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc. Ví dụ, bệnh Celiac gây teo nhung mao tá tràng, có thể cản trở sự hấp thu và khả dụng sinh học của thuốc dùng đường uống.

5.3 Trọng lượng cơ thể

Thông thường, liều nạp được tính dựa trên cân nặng thực tế của bệnh nhân. Điều này liên quan đến khả năng phân bố và loại thuốc được sử dụng trong việc điều trị.

5.4 Tốc độ thải trừ (Độ thanh thải)

Tốc độ loại trừ của thuốc khỏi cơ thể cũng ảnh hưởng đến việc xác định liều nạp. Nếu tốc độ loại trừ nhanh, liều nạp sẽ lớn hơn để đảm bảo rằng nồng độ thuốc trong cơ thể duy trì ở mức đủ để điều trị.

Một nghiên cứu cho thấy độ thanh thải của Ciprofloxacin giảm đáng kể theo tuổi tác và chức năng thận ngày càng xấu đi. Việc không điều chỉnh các yếu tố này có thể dẫn đến độc tính hoặc các tác dụng phụ liên quan khác.

5.5 Tương tác thuốc

Một số thuốc có thể tương tác với nhau và ảnh hưởng đến quá trình phân bố và loại trừ của thuốc. Trong trường hợp có tương tác thuốc xảy ra, liều nạp có thể được điều chỉnh để đảm bảo rằng thuốc vẫn có hiệu quả trong điều trị.

Cuối cùng, điều cần thiết là phải xem xét tất cả các yếu tố trong khi định lượng thuốc, vì bất kỳ thay đổi nào trong các biến này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến liều nạp và nồng độ ở trạng thái ổn định.

Quá trình sử dụng loading dose trong điều trị bệnh nhân yêu cầu sự quan tâm và theo dõi chặt chẽ của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

6 Những thuốc nào thường được sử dụng với liều nạp?

Liều nạp thường được sử dụng với một số thuốc nhất định để đạt được nồng độ thuốc mong muốn trong máu một cách nhanh chóng. Một số thuốc thường sử dụng liều nạp bao gồm:

Một số loại kháng sinh như Colistin, Vancomycin hay Tigecyclin,... thường được sử dụng với liều nạp để đạt mức nồng độ kháng sinh mong muốn trong máu sớm nhất có thể và để điều trị với các nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

Một số loại thuốc chống co giật như Phenytoin hoặc Levetiracetam cũng thường được sử dụng với liều nạp để đạt mức nồng độ thuốc hiệu quả trong máu ngay từ ban đầu.

Trong một số trường hợp, một số loại thuốc như Digoxin hoặc Quinidine được sử dụng với liều nạp để nhanh chóng ổn định nồng độ trong cơ thể và tạo ra tác dụng nhanh chóng.

Thông thường, liều nạp thường lớn hơn liều duy trì và thường được sử dụng dưới dạng một liều duy nhất. Tuy nhiên, một số loại thuốc như Amiodarone hoặc Digoxin có thể yêu cầu sử dụng nhiều liều nạp trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài ngày. Trái lại, Phenytoin thường được tiêm vào tĩnh mạch dưới dạng một liều duy nhất. Các loại thuốc có thời gian bán hủy ngắn hơn, như Heparin để điều trị tắc mạch phổi, cũng có thể cần sử dụng liều nạp để đạt hiệu quả điều trị ngay lập tức.

7 Ý nghĩa lâm sàng

Liều nạp của thuốc có nhiều ứng dụng lâm sàng quan trọng. 

Ý nghĩa của liều nạp trong điều trị bệnh là giúp đạt hiệu quả điều trị nhanh chóng và đáp ứng nhanh chóng đối với các bệnh nhân có tình trạng cần điều trị gấp. Ví dụ, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng liều nạp levetiracetam là cần thiết để điều trị đầy đủ tình trạng động kinh.

Ngoài ra, việc biết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến liều nạp của thuốc là điều bắt buộc đối với các phương pháp điều trị dược lý đối với các bệnh mãn tính.

8 Tài liệu tham khảo

1. Anthony Miniaci và Vikas Gupta (Cập nhật ngày 5 tháng 6 năm 2023). Loading Dose, NCBI. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2023.

2. E. Visser Kift, G. Maartens và C. Bamford (Đăng ngày 1 tháng 4 năm 2014), Systematic review of the evidence for rational dosing of colistin, SAMJ, Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2023. 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633