1. Trang chủ
  2. Tạo Hình Thẩm Mỹ
  3. Kỹ thuật tiêm chất làm đầy vùng cằm và đường viền hàm dưới

Kỹ thuật tiêm chất làm đầy vùng cằm và đường viền hàm dưới

Kỹ thuật tiêm chất làm đầy vùng cằm và đường viền hàm dưới

Trungtamthuoc.com - Kỹ thuật tiêm chất làm đầy vùng cằm và đường viền hàm dưới giúp đường xương hàm dưới rõ, cằm cân đối, góp phần tạo nên một khuôn mặt trẻ trung và hấp dẫn. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ qua bài viết dưới đây.

Dịch: Bác sĩ Trương Tấn Minh Vũ

Tải PDF bản dịch TẠI ĐÂY

1 Giới thiệu

Đường viền của 1/3 dưới của khuôn mặt được xác định bởi cạnh dưới của hàm dưới. Một đường xương hàm dưới rõ ràng, cằm cân đối và góc hàm dưới rõ là tất cả những đặc điểm của một khuôn mặt trẻ trung và hấp dẫn.

Tiêm chất làm đầy với axit hyaluronic (HA) có độ nhớt và kết dính nhiều hơn là một lựa chọn tuyệt vời để tái cấu trúc đường nét trên khuôn mặt, giúp khôi phục thể tích bị mất theo thời gian hoặc để mang lại độ nhô và đường nét rõ hơn cho một số kiểu mặt.

Ba kiểu khuôn mặt khác nhau thường được xác định trong y văn. Kiểu mặt mesofacial (mặt trung bình) thể hiện sự cân bằng, trong khi kiểu mặt brachyfacial (mặt ngắn) và kiểu mặt dolichofacial (mặt dài) nằm ở hai cực của thang đo sinh trắc học khuôn mặt. Những người có kiểu mặt mesofacial có kích thước ngang và dọc tương xứng. Kiểu mặt brachyfacial và dolichofacial có các đặc điểm trái ngược hoàn toàn; những người kiểu brachyfacial có khuôn mặt ngắn hơn và rộng hơn so với những người kiểu dolichofacial. Điều quan trọng cần nhớ là cách phân loại này mang tính học thuật, vì vậy hàng ngày bạn sẽ gặp những bệnh nhân có đặc điểm trung gian giữa kiểu này với kiểu. Ngoài ra còn có một cách phân loại khuôn mặt theo vị trí của hàm dưới trong mỗi tương quan với hộp sọ. Hầu hết mọi người thấy mặt nhìn nghiêng loại I hấp dẫn (hàm dưới bình thường hoặc thăng). Mặt nhìn nghiêng loại II có biểu hiện tăng độ lồi của mặt do thừa hàm trên hoặc thiếu hàm dưới ít gặp. Thông thường, một hàm trên với nét mặt đẹp có thể được thấy ở những người có 1/3 dưới khuôn mặt bị thiếu và đường cằm-cổ ngắn. Những người có kiểu mặt brachyfacial và loại II có thể có lợi từ việc tiêm chất làm đầy vào phần dưới của khuôn mặt. Điều quan trọng cần nhớ là đánh giá nha khoa là nền tảng, vì quy trình này giúp tăng thể tích nhưng không khắc phục được những thay đổi về khớp cắn.1-4

1/3 dưới của khuôn mặt cũng khác nhau giữa hai giới. Khuôn mặt của một người nam có nhiều đường nét hơn, đường viền và các góc hàm dưới được xác định rõ hơn. Tuy nhiên, ở phụ nữ, hai dạng khuôn mặt chiếm ưu thế.

• Khuôn mặt hình trái tim: vùng má và xương gò má lộ rõ, đường viền dưới mỏng và biểu hiện không quá rõ.

• Khuôn mặt góc cạnh: vùng má và xương gò má nổi bật, đường viền dưới biểu hiện rõ với đường và góc hàm dưới được xác định rõ.

2 Giải phẫu

Hàm dưới, bao gồm một phần hình móng ngựa gọi là thân và hai phần vuông góc, được gọi là nhánh, được nối với phần thân gần như vuông góc. Mặt ngoài có đường gờ nhẹ ở giữa, đánh dấu chỗ ghép xương hàm dưới hoặc điểm nối giữa hai phần tạo thành xương của thai nhi. Khoảng cách giữa cầm và góc hàm dưới được gọi là đường hàm dưới.5

Răng hàm dưới nằm ở phần ổ răng của hàm dưới. Lỗ cằm (mental foramen, MF) nằm ở hàm dưới, bên dưới răng hàm nhỏ thứ hai; cho phép các dây thần kinh và mạch máu đi qua. Động mạch mặt (facial artery, FA) và tĩnh mạch mặt (facial vein, FV) chạy từ cạnh dưới của thân xương hàm dưới, sau đó di chuyển tới cạnh trước của cơ cắn. Nhịp đập của chúng có thể dễ dàng được cảm nhận ở điểm này.

Reece, Pessa và Rohrich xác định được bốn khối mỡ có liên quan ở vùng hàm dưới: hai khối mỡ phía trên cạnh hàm dưới, được gọi là khối mỡ nông và sâu hàm dưới (superficial and deep mandibular fat pad), một khối mỡ dưới hàm dưới (submandibular fat pad) và một khối mỡ khác bao phủ cân cơ hàm dưới (cạnh thái dương). Một vách ngăn dạng màng ngăn cách hai khối mỡ nằm phía trên cạnh hàm dưới của khối mỡ dưới hàm dưới và được gọi là vách ngăn hàm dưới. Ở phía trước, đây là phần tiếp theo của dây chằng hàm dưới, có thể được tìm thấy phía sau cơ hạ góc miệng (depressor muscle of the angle of the mouth, DMAM) trước khi nó bám vào da. Các sợi của cơ bám da cổ (platysma) gắn vào vách ngăn hàm dưới và bám vào cạnh trước của hàm dưới6-8

Quá trình lão hóa của đường viền hàm dưới được gây ra bởi các cơ chế khác nhau: teo các lớp mỡ trên và dưới hàm dưới, với sự nổi bật của khối mỡ dưới hàm dưới, nứt vách ngăn hàm dưới với tình trạng bị sa xuống của các khối mỡ trên và dưới về phía cổ, tiêu xương và tình trạng nhão của da tại chỗ (Hình 17.1-17.20, 17.23, 17.24 và 17.43).

3 Kỹ thuật

Đối tượng lý tưởng cho kỹ thuật này bao gồm những người bị mất đường nét khuôn mặt ở mức độ nhẹ đến trung bình. Quy trình này cũng có thể được thực hiện trên bệnh nhân nam để củng cố khu vực thể hiện sự nam tính. Phương pháp tăng thể tích này cũng được chỉ định cho những phụ nữ có khuôn mặt hình trái tim, khi mong muốn nhấn mạnh cạnh dưới của khuôn mặt.

Đối với vùng cằm, đối tượng phù hợp nhất là những người từ khi còn trẻ đã cần tăng thể tích căm (brachyfacials hoặc góc nghiêng loại II) và không muốn độn vĩnh viễn. Những bệnh nhân qua nhiều năm đã phải chịu sự thay đổi về hình dạng cằm và cần trẻ hóa cũng như định hình lại vùng này cũng là đối tượng phù hợp.

Chúng tôi thích sử dụng cannula để làm đầy vùng này.9.10 Cannula có đầu cùn, mang lại độ an toàn cao hơn vì chúng làm giảm nguy cơ tổn thương mạch máu và dây thần kinh, mặc dù quy trình này không hoàn toàn không có biến chứng: cannula 22 G và 25 G có chiều dài từ 40 đến 50 mm được chỉ định để tiêm HA có độ nhớt hơn, được coi là chất làm tăng thể tích. Một ưu điểm quan trọng khác của cannula là người tiêm có thể xác định chính xác mặt phăng tiêm đúng, đó là mặt phẳng dưới da và trong một số trường hợp là mặt phẳng trên màng xương. Đầu cùn của microcannula, không có khả năng cắt, không thể xuyên qua lớp bì nhưng trượt dễ dàng trong mặt phẳng dưới da. Mặc dù các vùng cần chỉnh sửa và các kỹ thuật điều trị tương ứng được mô tả riêng biệt nhưng không được quên rằng hai hoặc ba vùng có thể được kết hợp cùng một lúc.

Chúng tôi sử dụng ba kỹ thuật khác nhau để điều trị đường viền hàm dưới tùy theo nhu cầu của bệnh nhân, được mô tả dưới đây.

3.1 Tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới và nhánh hàm dưới

Để đánh dấu khu vực này, sờ góc hàm dưới và vẽ hai đường cách góc hàm dưới khoảng 3 cm: một trên thân và một trên nhánh đứng. Sau đó, vẽ một đường nối hai cạnh, đánh dấu giới hạn trên của vùng cần làm đầy.

Tạo một lỗ với kim 21 G, đưa vát vào nông, vừa đủ để xuyên qua các mô xơ của lớp bì. Điểm vào có thể được thực hiện ở hai vị trí: góc hàm dưới hoặc ở cuối đường ngang. Người tiêm phải đặc biệt chú ý vì FA chạy dọc theo cạnh dưới của phần thân, ở trước cạnh trước của cơ cắn. Đưa cannula lên tới góc hàm dưới trong mặt phẳng dưới da, nơi cần tiêm HA bằng đường tiêm thụt lùi (retrograde injection). Sau đó, thay đổi hướng của cannula sao cho nó hướng về phía nhánh xương hàm dưới, trong mặt phẳng dưới da và thực hiện tiêm thụt lùi, làm đầy vùng đã đánh dấu trước đó. Sau khi làm đầy, nặn vùng được điều trị bằng cách dùng ngón trò ấn vào xương hàm dưới (Hình 17.22, 17.39 , 17.40 và 17.42).

3.2 Định hình lại đường hàm dưới

Để định hình lại đường hàm dưới, đánh dấu xung quanh vùng sa trễ trên đường hàm dưới là nguyên nhân gây ra tình trạng da nhão hoặc sự di chuyển huyển của lớp mỡ. Sau khi đánh dấu vùng sa trễ, chỗ không nên làm đầy, vẽ hai đường ngang song song đánh dấu đường viền hàm dưới lên đến góc hàm dưới. Sau đó, bôi thuốc gây tê (tùy chọn) và tạo một lỗ tại vị trí được chỉ định bằng cách đưa cannula nói trên theo hướng của góc hàm dưới, trong mặt phẳng dưới da, và tiêm sản phẩm bằng cách tiêm thụt lùi. Nếu cần tăng chiều dài khuôn mặt, thì vùng bên dưới vách ngăn hàm dưới cũng cần được làm đầy. Sau đó, khu vực được làm đầy sẽ được nặn bằng cách tạo áp lực vừa phải (Hình 17.21, 17.22, 17.37 và 17.38).

3.3 Vùng cạnh cầm

Ở một số người, lão hóa gây ra sự mất thể tích trong cơ căm, và điều này trở nên trầm trọng hơn khi mất Collagen ở da kèm theo sự sa trễ do sự dịch chuyển của mỡ dưới da.

Để đánh dấu vùng cần làm đầy, vẽ một hình bán nguyệt trên vùng cằm và một hình bán nguyệt khác trên vùng bị ảnh hưởng bởi sa trễ trên đường hàm dưới. Vẽ một đường trên cạnh hàm dưới nối hai dấu nêu trên, và cách đường đó 2 cm, vẽ một đường song song khác, xác định khoảng trống cần điều trị

Với việc tiêm chất làm đầy bằng cannula, hãy bôi thuốc gây tê, tạo một lỗ bằng kim, sau đó đưa cannula vào giữa hai đường song song và làm đầy khoảng trống được đánh dấu bằng kỹ thuật tiêm thụt lùi. Cuối cùng, nặn chất làm đầy bằng cách dùng ngón trỏ ấn vào xương hàm dưới. Việc tiêm chất làm đầy này được áp dụng phía trên màng xương trong mặt phẳng sâu dưới da (Hình 17.21, 17.22, 17.31-17.35 và 17.41).

3.4 Cằm

Khi bệnh nhân có kiểu mặt loại II với đánh giá chỉnh nha, tức là cằm lẹm, có thể sử dụng phương pháp điều trị chỉnh nha và có thể cần phải phẫu thuật chỉnh hình. Tiêm chất làm đầy có thể được chỉ định để giúp giảm bớt khiếm khuyết cấu trúc này, cùng với việc đánh giá khớp của bác sĩ phẫu thuật nha khoa. Một chỉ định khác áp dụng cho những bệnh nhân không bị cằm lẹm nhưng có căm nhỏ không cân đối.

Vùng cằm gồm ba lớp mô: da, lớp cơ-mỡ và màng xương trung tâm của xương hàm dưới. Lớp cơ bao gồm ba cơ: DMAM, cơ hạ môi dưới và cơ căm, nổi phía dưới với cơ bám da cổ. Rãnh cằm môi có thể được nhìn thấy ở đường giữa, được hình thành bởi một lớp sợi đàn hồi kéo dài từ khớp gắn hàm dưới đến da. Sâu trong cơ cằm có hai khối mỡ được ngăn cách bởi rãnh này, không vượt qua đường giữa.

Một điểm vào có thể được tạo ở ba vị trí khác nhau để đưa cannula hoặc kim vào. Một lựa chọn cho lỗ vào là vị trí nằm phía dưới vùng cằm, đưa cannula hoặc kim vào mặt phẳng trên màng xương và tiêm sản phẩm. Một khả năng khác là đâm kim vào cùng những điểm được đánh dấu để tiêm botulinum toxin, vượt qua cơ và đặt sản phẩm vào mặt phẳng trên màng xương. Đối với khả năng này, chúng tôi khuyên chỉ nên sử dụng kim tiêm. Rút kiểm tra và tiêm từ từ.

Bắt đầu bằng cách đánh dấu vùng cằm, vẽ một đường quanh căm theo hình bán nguyệt lên đến xương hàm dưới ở cả hai bên. Sau đó, vẽ một đường thẳng đứng ở giữa vùng đã đánh dấu trước đó, giữa hai bụng của cơ căm. Sờ nắn phần đáy xương của vùng được đánh dấu và vẽ một đường ngang lên hình bán nguyệt. Sau đó, vẽ một đường thẳng song song cách đường trước đó 1,5 cm. Hình chữ nhật này là vùng được đề xuất để tiêm chất làm đầy HA. Sau khi yêu cầu bệnh nhân co căm, chúng tôi khuyên nên đánh dấu hai điểm, một điểm trên mỗi bụng của cơ cằm tiêm 2 đến 3U botulinum toxin vào mỗi điểm cùng lúc với việc tiêm chất làm đầy.

Sau khi tạo lỗ bằng kim, đưa cannula vào, chạm tới mặt phẳng trên màng xương, trượt nó vào giữa hình chữ nhật ở phía đang được điều trị. Tại điểm này, giữ yên cannula, tiêm từ 0,1 đến 0,3 ml sản phẩm. Trong một số trường hợp, để làm hài hòa vùng điều trị, di chuyển cannula và tiêm thêm 0,1 ml sản phẩm bằng cách tiêm thụt lùi vào mặt phẳng dưới da ở trên cơ, ở vùng hình chữ nhật tương ứng. Rút cannula và nắn cho vùng được điều trị bằng các động tác chắc chắn và chính xác (Hình 17.21, 17.22, 17.25-17.30 và 17.41).

3.5 Rãnh cằm môi

Xem Hình 17.36.

4 Các trường hợp lâm sàng

Xem Hình. 17,44-17,71.

5 Tài liệu tham khảo

1. Carruthers A, Carruthers J, Monheit GD, Davis PG, Tardie G. Multicenter, randomized, parallel-group study of the safe- ty and effectiveness of onabotulinumtoxinA and hyaluronic acid dermal fillers (24-mg/ml smooth, cohesive gel) alone and in combination for lower facial rejuvenation. Dermatol Surg 2010;36(Suppl 4):2121-2134

2. Jefferson Y. Skeletal types: key to unraveling the mystery of facial beauty and its biologic significance. J Gen Orthod 1996;7(2):7-25

3. Reis SAB, Abrão J, Filho LC, Claro CAA. Análise facial subjetiva. Rev Dent Press Ortodon Ortop Facial 2006;11(5):159-172

4. Carruthers JD, Glogau RG, Blitzer A; Facial Aesthetics Consensus Group Faculty. Advances in facial rejuvenation: botulinum toxin type a, hyaluronic acid dermal fillers, and combination therapies consensus recommendations. Plast Reconstr Surg 2008; 121(5, Suppl):5S-30S, quiz 31S-36S

5. Goss CM. Gray anatomia. 29a edição. Rio de Janeiro: Guanaba- ra Koogan; 1988

6. Reece EM, Pessa JE, Rohrich RJ. The mandibular septum: an- atomical observations of the jowls in aging-implications for facial rejuvenation. Plast Reconstr Surg 2008;121(4):1414-1420

7. Reece EM, Rohrich RJ. The aesthetic jaw line: management of the aging jowl. Aesthet Surg J 2008;28(6):668-674

8. Hazani R, Chowdhry S, Mowlavi A, Wilhelmi BJ. Bony ana- tomic landmarks to avoid injury to the marginal mandibular nerve. Aesthet Surg J 2011;31(3):286-289

9. Braz AV, Mukamal LV, Costa DLM. Manejo cosmético del tercio médio e inferior de la cara. In: Atamoros FP, Merino JE, eds. Dermatologia Cosmética. Cidade do México: Elsevier Masson Doyma; 2011

10. Belmontesi M, Grover R, Verpaele A. Transdermal injection of Restylane SubQ for aesthetic contouring of the cheeks, chin, and mandible. Aesthet Surg J 2006;26(1S):S28-S34

Hình 17.1 A. Mặt trước giải phẫu phần dưới của khuôn mặt. B. Sau khi loại bỏ da để lộ lớp mỡ nông (superficial fat pad, SFP). C. Sau khi loại bỏ da và SFP ở bên trái khuôn mặt. D. Sau khi loại bỏ da và SFP. Có thể nhìn thấy các cơ sau: cơ nâng môi (levator muscles of the lip), cơ gò má lớn và bé (zygomatic major and minor muscles), cơ cười (risorius muscle), cơ vòng miệng (orbicularis oris muscle, OOM), cơ hạ góc miệng (depressor muscle of the angle of the mouth, DMAM), cơ hạ môi (depressor muscle of the lip), cơ  cằm (mentalis muscle), và cơ bám da cổ (platysma muscle).
Hình 17.1 A. Mặt trước giải phẫu phần dưới của khuôn mặt. B. Sau khi loại bỏ da để lộ lớp mỡ nông
(superficial fat pad, SFP). C. Sau khi loại bỏ da và SFP ở bên trái khuôn mặt. D. Sau khi loại bỏ da và SFP.
Có thể nhìn thấy các cơ sau: cơ nâng môi (levator muscles of the lip), cơ gò má lớn và bé (zygomatic major
and minor muscles), cơ cười (risorius muscle), cơ vòng miệng (orbicularis oris muscle, OOM), cơ hạ góc
miệng (depressor muscle of the angle of the mouth, DMAM), cơ hạ môi (depressor muscle of the lip), cơ
 cằm (mentalis muscle), và cơ bám da cổ (platysma muscle).Nhãn
Hình 17.2 A. Một phần ba dưới của khuôn mặt cho thấy các cơ sau: cơ nâng môi, cơ gò má lớn và bé (ở phía bên phải của khuôn mặt), cơ vòng miệng, cơ hạ môi, cơ cằm và cơ cắn. B. Hình ảnh tương tự A, với loại bỏ cơ hạ môi ở bên trái khuôn mặt. C. Hình ảnh tương tự, ở phía bên trái của khuôn mặt, chỉ có các cơ sau: cơ vòng miệng, cơ hạ môi, cơ cằm và cơ cắn. D. Cấu trúc xương hàm trên, hàm dưới và một phần cơ mút  (buccinator).
Hình 17.2 A. Một phần ba dưới của khuôn mặt cho thấy các cơ sau: cơ nâng môi, cơ gò má lớn và bé (ở phía
bên phải của khuôn mặt), cơ vòng miệng, cơ hạ môi, cơ cằm và cơ cắn. B. Hình ảnh tương tự A, với loại bỏ
cơ hạ môi ở bên trái khuôn mặt. C. Hình ảnh tương tự, ở phía bên trái của khuôn mặt, chỉ có các cơ sau: cơ
vòng miệng, cơ hạ môi, cơ cằm và cơ cắn. D. Cấu trúc xương hàm trên, hàm dưới và một phần cơ mút
 (buccinator).
Hình 17.3 A, B. Hình ảnh nhìn trước của mạch máu ở 1/3 dưới khuôn mặt.
Hình 17.3 A, B. Hình ảnh nhìn trước của mạch máu ở 1/3 dưới khuôn mặt.
Hình 17.4 Mặt trước của 1/3 dưới khuôn mặt. A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Thần kinh.
Hình 17.4 Mặt trước của 1/3 dưới khuôn mặt. A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Thần kinh.
Hình 17.5 A. Nhìn từ bên phải của khuôn mặt. B. Sau khi loại bỏ da, cho thấy các lớp mỡ nông (SFP). C. Sau khi loại bỏ da và SFP. Chú ý tuyến mang tai với ống dẫn tương ứng và các cơ sau: cơ gò má lớn và bé, cơ cười, cơ vòng miệng (OOM), cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi, cơ cằm, cơ platysma và cơ cắn. D. Cùng hình ảnh trong đó có thể nhìn thấy các cơ sau: OOM, DMAM, cơ hạ môi, cơ cằm, cơ mút và cơ cắn.  E. Cấu trúc xương hàm trên và hàm dưới.
Hình 17.5 A. Nhìn từ bên phải của khuôn mặt. B. Sau khi loại bỏ da, cho thấy các lớp mỡ nông (SFP). C.
Sau khi loại bỏ da và SFP. Chú ý tuyến mang tai với ống dẫn tương ứng và các cơ sau: cơ gò má lớn và bé,
cơ cười, cơ vòng miệng (OOM), cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi, cơ cằm, cơ platysma và cơ cắn. D.
Cùng hình ảnh trong đó có thể nhìn thấy các cơ sau: OOM, DMAM, cơ hạ môi, cơ cằm, cơ mút và cơ cắn.
 E. Cấu trúc xương hàm trên và hàm dưới.
Hình 17.6 Hình nghiêng bên phải của 1/3 dưới khuôn mặt. A. Sự phân bố mạch máu và thần kinh. B. Động mạch. C. Tĩnh mạch. D. Động mạch và tĩnh mạch được tích hợp với các cơ: cơ nâng môi, cơ hạ góc miệng,  cơ hạ môi, cơ cằm, cơ mút và cơ cắn. E. Sau khi bỏ cơ gò má lớn. F. Thần kinh.
Hình 17.6 Hình nghiêng bên phải của 1/3 dưới khuôn mặt. A. Sự phân bố mạch máu và thần kinh. B. Động
mạch. C. Tĩnh mạch. D. Động mạch và tĩnh mạch được tích hợp với các cơ: cơ nâng môi, cơ hạ góc miệng,
 cơ hạ môi, cơ cằm, cơ mút và cơ cắn. E. Sau khi bỏ cơ gò má lớn. F. Thần kinh.
Hình 17.7 A và B. Mặt trước của 1/3 dưới của khuôn mặt.  C và D. Nhìn gần hình A và B.
Hình 17.7 A và B. Mặt trước của 1/3 dưới của khuôn mặt.
 C và D. Nhìn gần hình A và B.
Hình 17.8 A. HÌnh bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi da được gấp ra sau, để lộ các lớp mỡ nông (SFP). Có thể thấy tĩnh mạch mặt (FV), động mạch mặt (FA) và các nhánh. B. Sau khi SFP được gấp ra sau. FV và FA và các nhánh có thể nhìn thấy được. C. Các SFP được gấp ra sau trong một xác tươi. Chú ý FV nằm phía ngoài hơn và FA nằm trong hơn. Các nhánh sau tách ra gần góc miệng ở động mạch môi dưới (inferior labial artery, ILA) và động mạch môi trên (superior labial artery, SLA), và chia thành nhánh động mạch dưới mũi (subnasal artery, SNA) cung cấp máu cho phần dưới của cánh mũi. Sau khi chia thành các nhánh này, FA tiếp tục đi lên và được gọi là động mạch góc (angular artery, AA) ở phần cuối của nó.
Hình 17.8 A. HÌnh bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi da được gấp ra sau, để lộ các lớp mỡ nông (SFP).
Có thể thấy tĩnh mạch mặt (FV), động mạch mặt (FA) và các nhánh. B. Sau khi SFP được gấp ra sau. FV và
FA và các nhánh có thể nhìn thấy được. C. Các SFP được gấp ra sau trong một xác tươi. Chú ý FV nằm phía
ngoài hơn và FA nằm trong hơn. Các nhánh sau tách ra gần góc miệng ở động mạch môi dưới (inferior labial
artery, ILA) và động mạch môi trên (superior labial artery, SLA), và chia thành nhánh động mạch dưới mũi
(subnasal artery, SNA) cung cấp máu cho phần dưới của cánh mũi. Sau khi chia thành các nhánh này, FA
tiếp tục đi lên và được gọi là động mạch góc (angular artery, AA) ở phần cuối của nó.
Hình 17.9 A. 1/3 dưới khuôn mặt của một xác tươi với lỗ mở trên da, cho thấy một cannula và động mạch cằm (mental artery, MA) được kéo lên. B. Xác tươi sau khi loại bỏ da, mũi tên màu vàng biểu thị MA bắt nguồn từ lỗ cằm và mũi tên màu xanh biểu thị động mạch dưới cằm (submental artery). C. Hình ảnh tập trung vào MA, được biểu thị bằng mũi tên màu vàng, bên dưới cơ hạ góc miệng (DMAM), đang được kéo lên. D. Khoang miệng của xác tươi có MA (mũi tên màu vàng) thoát ra khỏi lỗ cằm (mental foramen, MF).
Hình 17.9 A. 1/3 dưới khuôn mặt của một xác tươi với lỗ mở trên da, cho thấy một cannula và động mạch
cằm (mental artery, MA) được kéo lên. B. Xác tươi sau khi loại bỏ da, mũi tên màu vàng biểu thị MA bắt
nguồn từ lỗ cằm và mũi tên màu xanh biểu thị động mạch dưới cằm (submental artery). C. Hình ảnh tập
trung vào MA, được biểu thị bằng mũi tên màu vàng, bên dưới cơ hạ góc miệng (DMAM), đang được kéo
lên. D. Khoang miệng của xác tươi có MA (mũi tên màu vàng) thoát ra khỏi lỗ cằm (mental foramen, MF).
Hình 17.10 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các khối mỡ nông (SFP). Động mạch mặt (FA) có thể được nhìn thấy phân nhánh thành động mạch môi dưới (ILA) và động mạch môi trên (SLA). B. Bên phải của xác tươi cho thấy FA (mũi tên màu xanh lá), phân nhánh thành SLA và ILA được biểu thị bằng mũi tên màu xanh dương. Mũi tên màu xanh đậm biểu thị động mạch dưới cằm. C. Nhìn gần FA được kéo lên. D. Nhìn gần ILA được kéo lên. E. Nhìn gần FA và ILA được kéo lên và tách ra bởi cơ hạ góc miệng (DMAM). F. Viền môi được loại bỏ và cho thấy nơi ILA đi vào lớp mỡ sâu của môi (DFPL) (mũi tên màu  xanh dương).
Hình 17.10 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các khối mỡ nông (SFP). Động mạch
mặt (FA) có thể được nhìn thấy phân nhánh thành động mạch môi dưới (ILA) và động mạch môi trên (SLA).
B. Bên phải của xác tươi cho thấy FA (mũi tên màu xanh lá), phân nhánh thành SLA và ILA được biểu thị
bằng mũi tên màu xanh dương. Mũi tên màu xanh đậm biểu thị động mạch dưới cằm. C. Nhìn gần FA được
kéo lên. D. Nhìn gần ILA được kéo lên. E. Nhìn gần FA và ILA được kéo lên và tách ra bởi cơ hạ góc miệng
(DMAM). F. Viền môi được loại bỏ và cho thấy nơi ILA đi vào lớp mỡ sâu của môi (DFPL) (mũi tên màu
 xanh dương).
Hình 17.11 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các khối mỡ nông (SFP). B. Bên phải  của xác tươi, cho thấy các SFP.
Hình 17.11 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các khối mỡ nông (SFP). B. Bên phải
 của xác tươi, cho thấy các SFP.
Hình 17.12 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các lớp mỡ sâu (deep fat pad, DFP) bên dưới động mạch mặt (FA) cùng các nhánh và động mạch dưới cằm. Có thể nhìn thấy các cơ sau: cơ vòng miệng (OOM), cơ gò má lớn, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi và cơ platysma. B. Bên phải khuôn mặt của xác tươi hiển thị DFP bên dưới các cơ sau: OOM, cơ gò má lớn (mũi tên màu vàng), DMAM (mũi tên màu cam) và cơ platysma (mũi tên đỏ). Các cấu trúc mạch máu vẫn còn nhìn thấy được: động mạch môi trên (SLA) (mũi tên xanh dương nhạt), động mạch dưới mũi (SNA) (mũi tên xanh dương đậm), động  mạch góc (AA) (mũi tên xanh lá) và tĩnh mạch mặt màu xanh lam (FV) ).
Hình 17.12 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các lớp mỡ sâu (deep fat pad, DFP)
bên dưới động mạch mặt (FA) cùng các nhánh và động mạch dưới cằm. Có thể nhìn thấy các cơ sau: cơ
vòng miệng (OOM), cơ gò má lớn, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi và cơ platysma. B. Bên phải
khuôn mặt của xác tươi hiển thị DFP bên dưới các cơ sau: OOM, cơ gò má lớn (mũi tên màu vàng), DMAM
(mũi tên màu cam) và cơ platysma (mũi tên đỏ). Các cấu trúc mạch máu vẫn còn nhìn thấy được: động mạch
môi trên (SLA) (mũi tên xanh dương nhạt), động mạch dưới mũi (SNA) (mũi tên xanh dương đậm), động
 mạch góc (AA) (mũi tên xanh lá) và tĩnh mạch mặt màu xanh lam (FV) ).
Hình 17.13 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các lớp mỡ nông (SFP). Các SFP gập lại về phía trong để hiển thị các cơ sau: cơ cười, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi, cơ cằm và cơ platysma. B. Bên phải của xác tươi thể hiện chính xác những gì được mô tả ở phần A.
Hình 17.13 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các lớp mỡ nông (SFP). Các SFP gập
lại về phía trong để hiển thị các cơ sau: cơ cười, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi, cơ cằm và cơ
platysma. B. Bên phải của xác tươi thể hiện chính xác những gì được mô tả ở phần A.
Hình 17.14 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các lớp mỡ sâu (DFP) bên dưới động mạch mặt (FA) cùng các nhánh của nó. Có thể nhìn thấy các cơ sau: cơ vòng miệng (OOM), cơ cười, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi và cơ platysma. B. Bên phải của xác tươi hiển thị chính xác những gì được  mô tả ở phần A, tập trung vào FA (mũi tên màu xanh).
Hình 17.14 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các lớp mỡ sâu (DFP) bên dưới động
mạch mặt (FA) cùng các nhánh của nó. Có thể nhìn thấy các cơ sau: cơ vòng miệng (OOM), cơ cười, cơ hạ
góc miệng (DMAM), cơ hạ môi và cơ platysma. B. Bên phải của xác tươi hiển thị chính xác những gì được
 mô tả ở phần A, tập trung vào FA (mũi tên màu xanh).
Hình 17.15 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các lớp mỡ sâu (DFP) bên dưới động mạch mặt (FA) cùng các nhánh của nó. Các cơ có thể được nhìn thấy: cơ vòng miệng (OOM), cơ gò má lớn, cơ cười, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi, cơ cằm và cơ platysma. B. Bên phải khuôn mặt của xác tươi hiển thị những gì được mô tả ở phần A, tập trung vào các cơ sau: cơ gò má lớn (mũi tên màu vàng trên cùng), cơ platysma (mũi tên màu vàng phía dưới), DMAM (mũi tên màu xanh dương), và cơ hạ môi (mũi  tên xanh lá).
Hình 17.15 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt sau khi loại bỏ da, để lộ các lớp mỡ sâu (DFP) bên dưới động
mạch mặt (FA) cùng các nhánh của nó. Các cơ có thể được nhìn thấy: cơ vòng miệng (OOM), cơ gò má lớn,
cơ cười, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi, cơ cằm và cơ platysma. B. Bên phải khuôn mặt của xác tươi
hiển thị những gì được mô tả ở phần A, tập trung vào các cơ sau: cơ gò má lớn (mũi tên màu vàng trên
cùng), cơ platysma (mũi tên màu vàng phía dưới), DMAM (mũi tên màu xanh dương), và cơ hạ môi (mũi
 tên xanh lá).
Hình 17.16 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với lớp da được kéo lên trên phần cơ platysma. B. Hình ảnh sau khi loại bỏ da, có thể nhìn thấy cơ platysma bao phủ một phần cơ cắn. C. Hình ảnh với cơ platysma được kéo lên và che đi một phần cơ cắn. D. Hình ảnh với cơ platysma được kéo ngược để lộ cơ cắn  và tuyến mang tai phía sau.
Hình 17.16 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với lớp da được kéo lên trên phần cơ platysma. B.
Hình ảnh sau khi loại bỏ da, có thể nhìn thấy cơ platysma bao phủ một phần cơ cắn. C. Hình ảnh với cơ
platysma được kéo lên và che đi một phần cơ cắn. D. Hình ảnh với cơ platysma được kéo ngược để lộ cơ cắn
 và tuyến mang tai phía sau.
Hình 17.17 A. Bên phải 1/3 dưới của khuôn mặt với cơ platysma được kéo ngược, để lộ cơ cắn. B. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với cơ platysma được kéo ngược (mũi tên màu xanh dương). Cơ cắn có thể nhìn thấy bên dưới cơ platysma (mũi tên xanh lá). Cơ hạ góc miệng (DMAM) (mũi tên tím) có thể nhìn thấy  ở phía trong.
Hình 17.17 A. Bên phải 1/3 dưới của khuôn mặt với cơ platysma được kéo ngược, để lộ cơ cắn. B. Bên phải
1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với cơ platysma được kéo ngược (mũi tên màu xanh dương). Cơ cắn có thể
nhìn thấy bên dưới cơ platysma (mũi tên xanh lá). Cơ hạ góc miệng (DMAM) (mũi tên tím) có thể nhìn thấy
 ở phía trong.
Hình 17.18 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt với cơ platysma được kéo lên, để lộ các cơ: cơ gò má lớn, cơ cười, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi và cơ cằm. B. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt một xác tươi với cơ  platysma được kéo lên (mũi tên màu xanh) phía trên cơ cắn (mũi tên màu xanh lá).
Hình 17.18 A. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt với cơ platysma được kéo lên, để lộ các cơ: cơ gò má lớn, cơ
cười, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi và cơ cằm. B. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt một xác tươi với cơ
 platysma được kéo lên (mũi tên màu xanh) phía trên cơ cắn (mũi tên màu xanh lá).
Hình 17.19 A. 1/3 dưới khuôn mặt và vùng cổ với cơ platysma được kéo ngược. B. Bên phải 1/3 dưới khuôn mặt và vùng cổ của xác tươi với cơ platysma được kéo ngược. Chú ý phần mở rộng của cơ platysma quấn  quanh xương hàm dưới lên đến phần tương ứng với vùng cổ.
Hình 17.19 A. 1/3 dưới khuôn mặt và vùng cổ với cơ platysma được kéo ngược. B. Bên phải 1/3 dưới khuôn
mặt và vùng cổ của xác tươi với cơ platysma được kéo ngược. Chú ý phần mở rộng của cơ platysma quấn
 quanh xương hàm dưới lên đến phần tương ứng với vùng cổ.
Hình 17.20 A. 1/3 dưới khuôn mặt và vùng cổ với cơ platysma được kéo ngược. Chú ý sự tích hợp của cơ platysma ở phần cổ và hàm dưới. Các cơ vẫn còn nhìn thấy được: cơ cười, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ môi, cơ cằm, và phía ngoài là cơ cắn. B. Bên phải 1/3 khuôn mặt và vùng cổ của xác tươi với cơ platysma được kéo ngược, nơi có thể nhìn thấy sự tích hợp của cơ platysma ở phần cổ và hàm dưới.
Hình 17.20 A. 1/3 dưới khuôn mặt và vùng cổ với cơ platysma được kéo ngược. Chú ý sự tích hợp của cơ
platysma ở phần cổ và hàm dưới. Các cơ vẫn còn nhìn thấy được: cơ cười, cơ hạ góc miệng (DMAM), cơ hạ
môi, cơ cằm, và phía ngoài là cơ cắn. B. Bên phải 1/3 khuôn mặt và vùng cổ của xác tươi với cơ platysma
được kéo ngược, nơi có thể nhìn thấy sự tích hợp của cơ platysma ở phần cổ và hàm dưới.
Hình 17.21 A. Đánh dấu để tiêm chất làm đầy vào cằm được mô tả trong phần Kỹ thuật. B. Đánh dấu để tiêm tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên được mô tả trong phần Kỹ thuật. Các vùng cần làm đầy ở cằm và vùng cằm bên được đánh dấu màu trắng. C. Đánh dấu để tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới được mô tả trong phần Kỹ thuật. Các vùng cần làm đầy ở cằm, vùng cằm bên và đường hàm dưới được đánh dấu màu  trắng. Lưu ý vùng mỡ hàm không được làm đầy.
Hình 17.21 A. Đánh dấu để tiêm chất làm đầy vào cằm được mô tả trong phần Kỹ thuật. B. Đánh dấu để
tiêm tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên được mô tả trong phần Kỹ thuật. Các vùng cần làm đầy ở cằm và
vùng cằm bên được đánh dấu màu trắng. C. Đánh dấu để tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới được mô tả
trong phần Kỹ thuật. Các vùng cần làm đầy ở cằm, vùng cằm bên và đường hàm dưới được đánh dấu màu
 trắng. Lưu ý vùng mỡ hàm không được làm đầy.
Hình 17.22 A, B và C. Đánh dấu được mô tả trong Kỹ thuật tiêm chất làm đầy vào cằm, vùng cằm bên, đường hàm dưới, nhánh hàm dưới và góc hàm dưới. D. Đánh dấu được mô tả trong phần Kỹ thuật, chỉ để  tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới, nhánh hàm dưới và góc hàm dưới.
Hình 17.22 A, B và C. Đánh dấu được mô tả trong Kỹ thuật tiêm chất làm đầy vào cằm, vùng cằm bên,
đường hàm dưới, nhánh hàm dưới và góc hàm dưới. D. Đánh dấu được mô tả trong phần Kỹ thuật, chỉ để
tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới, nhánh hàm dưới và góc hàm dưới.
Hình 17.23 A. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi và hình minh họa tương ứng, cho thấy lớp mỡ nông vùng cằm (SFPM) ở bên phải khuôn mặt và da ở bên trái khuôn mặt. B và C. Sau khi da được loại bỏ phía bên trái của khuôn mặt, cho thấy lớp mỡ nông (SFP) ở cằm. D. Hình ảnh bên phải với cơ cằm được kéo lên, nằm phía sau SFPM. E. Hình ảnh bên trái với cơ cằm được kéo lên, nằm phía sau SFPM. Cơ hạ môi có thể nhìn  thấy phía trên cơ cằm trong hình minh họa.
Hình 17.23 A. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi và hình minh họa tương ứng, cho thấy lớp mỡ nông vùng
cằm (SFPM) ở bên phải khuôn mặt và da ở bên trái khuôn mặt. B và C. Sau khi da được loại bỏ phía bên trái
của khuôn mặt, cho thấy lớp mỡ nông (SFP) ở cằm. D. Hình ảnh bên phải với cơ cằm được kéo lên, nằm
phía sau SFPM. E. Hình ảnh bên trái với cơ cằm được kéo lên, nằm phía sau SFPM. Cơ hạ môi có thể nhìn
 thấy phía trên cơ cằm trong hình minh họa.
Hình 17.24 A. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với da được kéo ngược ở phía bên trái của khuôn mặt (mũi tên xanh đậm) và để lộ lớp mỡ nông vùng cằm (SFPM) (mũi tên xanh nhạt). B. Hình ảnh với da và lớp SFPM được kéo ngược để lộ phần bên trái của cơ cằm (mũi tên xanh). C. Hình ảnh với da, SFPM và cơ cằm được kéo ngược để lộ lớp mỡ sâu vùng cằm (MDFP) (mũi tên xanh). Mặt phẳng trên xương này là mặt  phẳng tốt nhất để tiêm chất làm đầy vào cằm.
Hình 17.24 A. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với da được kéo ngược ở phía bên trái của khuôn mặt (mũi
tên xanh đậm) và để lộ lớp mỡ nông vùng cằm (SFPM) (mũi tên xanh nhạt). B. Hình ảnh với da và lớp
SFPM được kéo ngược để lộ phần bên trái của cơ cằm (mũi tên xanh). C. Hình ảnh với da, SFPM và cơ cằm
được kéo ngược để lộ lớp mỡ sâu vùng cằm (MDFP) (mũi tên xanh). Mặt phẳng trên xương này là mặt
 phẳng tốt nhất để tiêm chất làm đầy vào cằm.
Hình 17.25 A, B và C. Cannula được đưa theo các hướng khác nhau và các mặt phẳng được tiêm trong cằm của mô hình. D. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi cho thấy một cannula được đưa vào lớp mỡ sâu vùng cằm (MDFP) phía sau cơ cằm. Hyaluronic acid màu xanh lá cây (HA) có thể nhìn thấy được tại chỗ. E và F. Hình ảnh cho thấy HA màu xanh lá được tiêm vào lớp mỡ sâu vùng cằm (MDFP).G và H. Hình ảnh nhìn nghiêng, cho thấy HA màu xanh lá được tiêm vào các lớp mỡ sâu và nông vùng cằm (MDFP và SFPM),  tương ứng ở bên dưới và bên trên cơ cằm.
Hình 17.25 A, B và C. Cannula được đưa theo các hướng khác nhau và các mặt phẳng được tiêm trong cằm
của mô hình. D. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi cho thấy một cannula được đưa vào lớp mỡ sâu vùng cằm
(MDFP) phía sau cơ cằm. Hyaluronic Acid màu xanh lá cây (HA) có thể nhìn thấy được tại chỗ. E và F.
Hình ảnh cho thấy HA màu xanh lá được tiêm vào lớp mỡ sâu vùng cằm (MDFP).G và H. Hình ảnh nhìn
nghiêng, cho thấy HA màu xanh lá được tiêm vào các lớp mỡ sâu và nông vùng cằm (MDFP và SFPM),
tương ứng ở bên dưới và bên trên cơ cằm.
Hình 17.26 A. Cannula được đưa vào mặt phẳng dưới cơ của người mẫu theo hướng dưới cằm để tiêm chất làm đầy vào cùng khu vực. B. 1/3 dưới của hộp sọ cho thấy HA ở trên màng xương dưới vùng cằm. C. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi cho thấy một cannula được chèn giữa màng xương và lớp mỡ sâu vùng cằm (MDFP) sau cơ cằm. HA màu xanh lá có thể nhìn thấy được tại chỗ. D. Minh họa tương ứng với C.
Hình 17.26 A. Cannula được đưa vào mặt phẳng dưới cơ của người mẫu theo hướng dưới cằm để tiêm chất
làm đầy vào cùng khu vực. B. 1/3 dưới của hộp sọ cho thấy HA ở trên màng xương dưới vùng cằm. C. 1/3
dưới khuôn mặt của xác tươi cho thấy một cannula được chèn giữa màng xương và lớp mỡ sâu vùng cằm
(MDFP) sau cơ cằm. HA màu xanh lá có thể nhìn thấy được tại chỗ. D. Minh họa tương ứng với C.
Hình 17.27 A và B. Kim được đưa vào hai vị trí khác nhau trong mặt phẳng trên màng xương ở cằm của người mẫu. C. 1/3 dưới của hộp sọ cho thấy điểm tiêm trên màng xương của chất làm đầy ở vùng cằm. D. Hình minh họa 1/3 dưới của hộp sọ, cho thấy điểm tiêm chất làm đầy trên màng xương trong hình trước. Lưu ý rằng ngay cả khi kim tiêm vào màng xương, sản phẩm vẫn xuyên qua MDFP và ở đó. E. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi cho thấy HA màu xanh lá, được tiêm bằng kim vào mặt phẳng trên màng xương của cằm. Lưu ý rằng ngay cả khi kim tiêm vào màng xương, HA vẫn xuyên qua MDFP và ở đó.
Hình 17.27 A và B. Kim được đưa vào hai vị trí khác nhau trong mặt phẳng trên màng xương ở cằm của
người mẫu. C. 1/3 dưới của hộp sọ cho thấy điểm tiêm trên màng xương của chất làm đầy ở vùng cằm. D.
Hình minh họa 1/3 dưới của hộp sọ, cho thấy điểm tiêm chất làm đầy trên màng xương trong hình trước.
Lưu ý rằng ngay cả khi kim tiêm vào màng xương, sản phẩm vẫn xuyên qua MDFP và ở đó. E. Hình
nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi cho thấy HA màu xanh lá, được tiêm bằng kim vào mặt phẳng trên
màng xương của cằm. Lưu ý rằng ngay cả khi kim tiêm vào màng xương, HA vẫn xuyên qua MDFP và ở đó.
Hình 17.28 A. Kim được đưa vào mặt phẳng trên màng xương ở vùng dưới cằm của người mẫu. B. Hình minh họa 1/3 dưới của hộp sọ, cho thấy điểm tiêm chất làm đầy trên màng xương ở vùng dưới cằm. Lưu ý rằng ngay cả khi kim tiêm vào màng xương, sản phẩm vẫn xuyên qua MDFP và ở đó. C. Hình minh họa tương tự B, nhưng nhìn từ phía trước. D. 1/3 dưới của hộp sọ cho thấy điểm tiêm chất làm đầy trên màng  xương ở vùng dưới cằm.
Hình 17.28 A. Kim được đưa vào mặt phẳng trên màng xương ở vùng dưới cằm của người mẫu. B. Hình
minh họa 1/3 dưới của hộp sọ, cho thấy điểm tiêm chất làm đầy trên màng xương ở vùng dưới cằm. Lưu ý
rằng ngay cả khi kim tiêm vào màng xương, sản phẩm vẫn xuyên qua MDFP và ở đó. C. Hình minh họa
tương tự B, nhưng nhìn từ phía trước. D. 1/3 dưới của hộp sọ cho thấy điểm tiêm chất làm đầy trên màng
 xương ở vùng dưới cằm.
Hình 17.29 A. Kim được đưa vào mặt phẳng trên màng xương ở cằm của người mẫu. B. 1/3 dưới hộp sọ cho thấy điểm tiêm trên màng xương của chất làm đầy ở vùng cằm. C. Hình minh họa 1/3 dưới của hộp sọ cho thấy điểm tiêm chất làm đầy trên màng xương trong hình ảnh B. Lưu ý rằng ngay cả khi kim tiêm vào màng xương, sản phẩm vẫn xuyên qua MDFP và ở đó. D. Hình nghiêng 1/3 dưới của khuôn mặt của xác tươi cho thấy HA màu xanh lá, được tiêm bằng kim vào mặt phẳng trên màng xương của cằm. Lưu ý rằng ngay cả khi  kim tiêm vào màng xương, sản phẩm vẫn xuyên qua MDFP và ở đó.
Hình 17.29 A. Kim được đưa vào mặt phẳng trên màng xương ở cằm của người mẫu. B. 1/3 dưới hộp sọ cho
thấy điểm tiêm trên màng xương của chất làm đầy ở vùng cằm. C. Hình minh họa 1/3 dưới của hộp sọ cho
thấy điểm tiêm chất làm đầy trên màng xương trong hình ảnh B. Lưu ý rằng ngay cả khi kim tiêm vào màng
xương, sản phẩm vẫn xuyên qua MDFP và ở đó. D. Hình nghiêng 1/3 dưới của khuôn mặt của xác tươi cho
thấy HA màu xanh lá, được tiêm bằng kim vào mặt phẳng trên màng xương của cằm. Lưu ý rằng ngay cả khi
 kim tiêm vào màng xương, sản phẩm vẫn xuyên qua MDFP và ở đó.
Hình 17.30 A. Cannula được đưa vào mặt phẳng dưới cơ cằm của người mẫu để tiêm chất làm đầy vào cùng vị trí.B. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi cho thấy một cannula được đưa vào lớp mỡ nông vùng cằm (SFPM) phía trước cơ cằm. HA màu xanh lá có thể nhìn thấy được ở hai mặt phẳng tiêm là SFPM, MDFP và cằm. C. Hình minh họa trong mặt cắt thể hiện điểm B. Lưu ý vòng tròn màu đen tượng trưng cho việc tiêm bằng cannula vào mặt phẳng trên màng xương với sản phẩm ở MDFP, và vòng tròn màu xanh lá tượng trưng cho việc tiêm bằng cannula trong mặt phẳng nông ở SFPM phía trên cơ cằm. D. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi có một chấm đen, biểu thị cho việc tiêm bằng cannula vào mặt phẳng trên màng xương với sản phẩm xuyên qua MDFP. Ngoài ra còn có một chấm màu xanh lá, nơi HA được tiêm bằng  cannula vào mặt phẳng nông hơn của SFPM phía trên cơ cằm.
Hình 17.30 A. Cannula được đưa vào mặt phẳng dưới cơ cằm của người mẫu để tiêm chất làm đầy vào cùng
vị trí.B. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi cho thấy một cannula được đưa vào lớp mỡ nông vùng cằm
(SFPM) phía trước cơ cằm. HA màu xanh lá có thể nhìn thấy được ở hai mặt phẳng tiêm là SFPM, MDFP và
cằm. C. Hình minh họa trong mặt cắt thể hiện điểm B. Lưu ý vòng tròn màu đen tượng trưng cho việc tiêm
bằng cannula vào mặt phẳng trên màng xương với sản phẩm ở MDFP, và vòng tròn màu xanh lá tượng trưng
cho việc tiêm bằng cannula trong mặt phẳng nông ở SFPM phía trên cơ cằm. D. Hình nghiêng 1/3 dưới
khuôn mặt của xác tươi có một chấm đen, biểu thị cho việc tiêm bằng cannula vào mặt phẳng trên màng
xương với sản phẩm xuyên qua MDFP. Ngoài ra còn có một chấm màu xanh lá, nơi HA được tiêm bằng
 cannula vào mặt phẳng nông hơn của SFPM phía trên cơ cằm.
Hình 17.31 A. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với cannula được đưa vào vùng cằm bên để tiêm chất làm đầy. B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với cannula được đưa vào vùng cằm bên để tiêm chất làm đầy. C và D. Nhìn nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với cannula được đưa vào vùng cằm bên. Da và lớp mỡ nông (SFP) của vùng này được gấp ngược và cannula có thể được thấy trong mặt phẳng dưới cơ bên dưới cơ hạ góc miệng (DMAM). E. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với da được gấp ngược và cannula được đưa vào mặt phẳng dưới cơ bên dưới DMAM, có thể nhìn thấy HA màu xanh lá.
Hình 17.31 A. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với cannula được đưa vào vùng cằm bên để
tiêm chất làm đầy. B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với cannula được đưa vào vùng cằm
bên để tiêm chất làm đầy. C và D. Nhìn nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với cannula được đưa vào
vùng cằm bên. Da và lớp mỡ nông (SFP) của vùng này được gấp ngược và cannula có thể được thấy trong
mặt phẳng dưới cơ bên dưới cơ hạ góc miệng (DMAM). E. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với da được
gấp ngược và cannula được đưa vào mặt phẳng dưới cơ bên dưới DMAM, có thể nhìn thấy HA màu xanh lá.
Hình 17.32 A. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với cannula được đưa vào vùng cằm bên để tiêm chất làm đầy. B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với cannula được đưa vào vùng cằm bên để tiêm chất làm đầy. C. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với da được gấp ngược và cannula được đưa vào mặt phẳng trên cơ ở lớp mỡ nông (SFPM) vùng cằm bên. D. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi, với cannula được đưa vào mặt phẳng trên cơ, phía trên cơ hạ góc miệng (DMAM) trong lớp mỡ nông (SFP) ở khu vực này. HA được tiêm trước đó cũng có thể được nhìn thấy ở mặt phẳng dưới cơ. HA màu xanh lá có  thể nhìn thấy được ở cả hai mặt phẳng được đề cập.
Hình 17.32 A. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với cannula được đưa vào vùng cằm bên để
tiêm chất làm đầy. B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với cannula được đưa vào vùng cằm
bên để tiêm chất làm đầy. C. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với da được gấp ngược và cannula được đưa
vào mặt phẳng trên cơ ở lớp mỡ nông (SFPM) vùng cằm bên. D. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi, với
cannula được đưa vào mặt phẳng trên cơ, phía trên cơ hạ góc miệng (DMAM) trong lớp mỡ nông (SFP) ở
khu vực này. HA được tiêm trước đó cũng có thể được nhìn thấy ở mặt phẳng dưới cơ. HA màu xanh lá có
 thể nhìn thấy được ở cả hai mặt phẳng được đề cập.

 

Hình 17.33 A và B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với kim đâm vào ở các vị trí khác nhau trong mặt phẳng trên màng xương của vùng cằm bên để tiêm chất làm đầy. C. 1/3 dưới của hộp sọ cho thấy ba gợi ý về các điểm tiêm trên màng xương ở vùng cằm bên. D, E và F. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với kim đâm vào các vị trí khác nhau trong mặt phẳng trên màng xương của vùng cằm bên.
Hình 17.33 A và B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với kim đâm vào ở các vị trí khác
nhau trong mặt phẳng trên màng xương của vùng cằm bên để tiêm chất làm đầy. C. 1/3 dưới của hộp sọ cho
thấy ba gợi ý về các điểm tiêm trên màng xương ở vùng cằm bên. D, E và F. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn
mặt của xác tươi với kim đâm vào các vị trí khác nhau trong mặt phẳng trên màng xương của vùng cằm bên.
Hình 17.34 A. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với kim đâm vào ở các vị trí khác nhau trong mặt phẳng trên màng xương của vùng cằm bên để tiêm chất làm đầy. B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với kim đâm vào vùng cằm bên trong mặt phẳng trên màng xương. Có thể nhìn thấy kim xuyên qua DMAM. C. 1/3 dưới hộp sọ cho thấy ba gợi ý về các điểm tiêm trên màng xương ở vùng cằm bên. D. Hình ảnh tương tự như ở hình A với kim đâm vào ở phía ngoài hơn. E. Hình ảnh tương tự như trong  B với kim đâm vào ở phía ngoài hơn hơn. F. Hình ảnh giống C.
Hình 17.34 A. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với kim đâm vào ở các vị trí khác nhau
trong mặt phẳng trên màng xương của vùng cằm bên để tiêm chất làm đầy. B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn
mặt của xác tươi với kim đâm vào vùng cằm bên trong mặt phẳng trên màng xương. Có thể nhìn thấy kim
xuyên qua DMAM. C. 1/3 dưới hộp sọ cho thấy ba gợi ý về các điểm tiêm trên màng xương ở vùng cằm
bên. D. Hình ảnh tương tự như ở hình A với kim đâm vào ở phía ngoài hơn. E. Hình ảnh tương tự như trong
 B với kim đâm vào ở phía ngoài hơn hơn. F. Hình ảnh giống C.
Hình 17.35 A và B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với kim đâm vào ở các vị trí khác nhau trong vùng cằm dưới bên trong mặt phẳng trên màng xương để tiêm chất làm đầy. C và D. Hình minh họa và 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với các lớp phủ hộp sọ cho thấy ba điểm gợi ý để tiêm chất làm đầy vào mặt phẳng trên màng xương ở vùng cằm dưới bên. Lỗ cằm (MF) và các cấu trúc tương ứng có thể nhìn thấy được. E. 1/3 dưới hộp sọ cho thấy mô phỏng tiêm chất làm đầy trên màng xương bằng HA ở vùng  cằm dưới bên.
Hình 17.35 A và B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với kim đâm vào ở các vị trí khác
nhau trong vùng cằm dưới bên trong mặt phẳng trên màng xương để tiêm chất làm đầy. C và D. Hình minh
họa và 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu với các lớp phủ hộp sọ cho thấy ba điểm gợi ý để tiêm chất làm
đầy vào mặt phẳng trên màng xương ở vùng cằm dưới bên. Lỗ cằm (MF) và các cấu trúc tương ứng có thể
nhìn thấy được. E. 1/3 dưới hộp sọ cho thấy mô phỏng tiêm chất làm đầy trên màng xương bằng HA ở vùng
 cằm dưới bên.
Hình 17.36 A và B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu và của xác tươi với các cannula được đưa vào vùng cằm-môi (đường marionette). C và D. Hình minh họa tương ứng với xác tươi với cannula được đưa vào vùng cằm-môi (đường marionette). E. Hình trước của người mẫu với kim đâm vào mặt phẳng trong da/dưới da của góc miệng. F. Hình ảnh xác tươi với HA có màu đỏ, mô phỏng việc tiêm chất làm đầy vào góc miệng được đề xuất trong E. G. Hình nghiêng của người mẫu với kim và cannula được sử dụng để làm đầy góc miệng và vùng cằm-môi (đường marionette) . Bên dưới, hình minh họa kết quả điều trị được đề xuất ở trên. H. Hình ảnh xác tươi với HA màu đỏ và xanh lục, minh họa việc tiêm chất làm đầy vào góc  miệng và vùng cằm-môi (đường marionette) được đề xuất trong G.
Hình 17.36 A và B. Hình nghiêng 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu và của xác tươi với các cannula được
đưa vào vùng cằm-môi (đường marionette). C và D. Hình minh họa tương ứng với xác tươi với cannula
được đưa vào vùng cằm-môi (đường marionette). E. Hình trước của người mẫu với kim đâm vào mặt phẳng
trong da/dưới da của góc miệng. F. Hình ảnh xác tươi với HA có màu đỏ, mô phỏng việc tiêm chất làm đầy
vào góc miệng được đề xuất trong E. G. Hình nghiêng của người mẫu với kim và cannula được sử dụng để
làm đầy góc miệng và vùng cằm-môi (đường marionette) . Bên dưới, hình minh họa kết quả điều trị được đề
xuất ở trên. H. Hình ảnh xác tươi với HA màu đỏ và xanh lục, minh họa việc tiêm chất làm đầy vào góc
 miệng và vùng cằm-môi (đường marionette) được đề xuất trong G.
Hình 17.37 A. Các điểm đánh dấu để tiêm chất làm đầy bằng cannula ở đường hàm dưới, vùng cần tiêm được đánh dấu màu trắng. B. Hình ảnh xác tươi mô phỏng quá trình tiêm chất làm đầy được đề xuất trong A. C. Các điểm đánh dấu để tiêm chất làm đầy ở góc hàm dưới, nơi vùng được tiêm được đánh dấu màu trắng. D. Hình ảnh xác tươi sau loại bỏ da mô phỏng việc tiêm chất làm đầy được đề xuất ở phần C. Lưu ý cannula được đưa vào lớp mỡ nông thái dương bên (TSFP) ở vị trí nằm ngang, ở vị trí bắt đầu tiêm chất làm đầy. E, F, G và H. Các hình ảnh tương tự như trong C và D với các cannula theo hướng thẳng đứng hơn nhưng vẫn  được đưa vào TSFP.
Hình 17.37 A. Các điểm đánh dấu để tiêm chất làm đầy bằng cannula ở đường hàm dưới, vùng cần tiêm
được đánh dấu màu trắng. B. Hình ảnh xác tươi mô phỏng quá trình tiêm chất làm đầy được đề xuất trong A.
C. Các điểm đánh dấu để tiêm chất làm đầy ở góc hàm dưới, nơi vùng được tiêm được đánh dấu màu trắng.
D. Hình ảnh xác tươi sau loại bỏ da mô phỏng việc tiêm chất làm đầy được đề xuất ở phần C. Lưu ý cannula
được đưa vào lớp mỡ nông thái dương bên (TSFP) ở vị trí nằm ngang, ở vị trí bắt đầu tiêm chất làm đầy. E,
F, G và H. Các hình ảnh tương tự như trong C và D với các cannula theo hướng thẳng đứng hơn nhưng vẫn
 được đưa vào TSFP.
Hình 17.38 A. Hình ảnh 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với lớp da được gấp ngược và mô phỏng quá trình tiêm chất làm đầy bằng cannula ở đường hàm dưới. Chú ý cannula được đưa vào lớp mỡ nông thái dương bên (TSFP). B. Hình ảnh 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với lớp da được gấp ngược, có thể nhìn thấy cannula trong TSFP. HA có màu xanh lá có thể được thấy ở trên lớp SMAS và cơ cắn. C. Cận cảnh B.
Hình 17.38 A. Hình ảnh 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với lớp da được gấp ngược và mô phỏng quá trình
tiêm chất làm đầy bằng cannula ở đường hàm dưới. Chú ý cannula được đưa vào lớp mỡ nông thái dương
bên (TSFP). B. Hình ảnh 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với lớp da được gấp ngược, có thể nhìn thấy
cannula trong TSFP. HA có màu xanh lá có thể được thấy ở trên lớp SMAS và cơ cắn. C. Cận cảnh B.
Hình 17.39 A. Các điểm đánh dấu để tiêm chất làm đầy bằng cannula ở đường xương hàm dưới và nhánh đứng, vùng cần tiêm được đánh dấu màu trắng. Chú ý hình ảnh cho thấy một mũi tiêm bằng cannula ở nhánh của xương hàm dưới, với điểm vào ở góc xương hàm dưới. B. Hình ảnh 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với da được gấp ngược, có thể nhìn thấy cannula ở lớp mỡ nông thái dương bên (TSFP). HA màu xanh lá có thể được nhìn thấy trong mặt phẳng được đề cập. C và D. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi có da và TSFP được gấp ngược, mô phỏng tiêm chất làm đầy bằng cannula vào đường hàm dưới phía trên lớp SMAS và cơ cắn. HA màu xanh lá có thể nhìn thấy được. E và F. Mô phỏng trên người mẫu và trên xác tươi với việc làm đầy đường, nhánh và góc xương hàm dưới bằng một cannula. Lưu ý rằng lỗ được tạo ở góc hàm dưới và mũi tiêm được đưa vào mặt phẳng trên cơ trong TSFP. G. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi với phần da được gấp ngược, màu xanh lá, vùng được làm đầy trong mặt phẳng trên cơ của TSFP.
Hình 17.39 A. Các điểm đánh dấu để tiêm chất làm đầy bằng cannula ở đường xương hàm dưới và nhánh
đứng, vùng cần tiêm được đánh dấu màu trắng. Chú ý hình ảnh cho thấy một mũi tiêm bằng cannula ở
nhánh của xương hàm dưới, với điểm vào ở góc xương hàm dưới. B. Hình ảnh 1/3 dưới khuôn mặt của xác
tươi với da được gấp ngược, có thể nhìn thấy cannula ở lớp mỡ nông thái dương bên (TSFP). HA màu xanh
lá có thể được nhìn thấy trong mặt phẳng được đề cập. C và D. 1/3 dưới khuôn mặt của xác tươi có da và
TSFP được gấp ngược, mô phỏng tiêm chất làm đầy bằng cannula vào đường hàm dưới phía trên lớp
SMAS và cơ cắn. HA màu xanh lá có thể nhìn thấy được. E và F. Mô phỏng trên người mẫu và trên xác
tươi với việc làm đầy đường, nhánh và góc xương hàm dưới bằng một cannula. Lưu ý rằng lỗ được tạo ở
góc hàm dưới và mũi tiêm được đưa vào mặt phẳng trên cơ trong TSFP. G. 1/3 dưới khuôn mặt của xác
tươi với phần da được gấp ngược, màu xanh lá, vùng được làm đầy trong mặt phẳng trên cơ của TSFP.
Hình 17.40 A. Hình nghiêng của xác tươi với vết mổ theo hướng từ góc miệng đến nhánh xương hàm dưới. B. Hình ảnh tương tự với phần da được gấp ngược, để lộ lớp mỡ nông (SFP). C, E và G. Hình ảnh tương tự với phần da được gấp ngược, để lộ SFP ở 1/3 dưới khuôn mặt. D và F. Hình ảnh tương tự với phần da được gấp ngược, để lộ các SFP của mặt nơi tiêm chất làm đầy vào đường, nhánh và góc hàm dưới. H. Hình ảnh tương tự với mô phỏng tiêm chất làm đầy vào vùng cằm và vùng cằm bên.
Hình 17.40 A. Hình nghiêng của xác tươi với vết mổ theo hướng từ góc miệng đến nhánh xương hàm
dưới. B. Hình ảnh tương tự với phần da được gấp ngược, để lộ lớp mỡ nông (SFP). C, E và G. Hình ảnh
tương tự với phần da được gấp ngược, để lộ SFP ở 1/3 dưới khuôn mặt. D và F. Hình ảnh tương tự với
phần da được gấp ngược, để lộ các SFP của mặt nơi tiêm chất làm đầy vào đường, nhánh và góc hàm dưới.
H. Hình ảnh tương tự với mô phỏng tiêm chất làm đầy vào vùng cằm và vùng cằm bên.
Hình 17.41 A và B. Hình nghiêng của xác tươi với da được gấp ngược, để lộ các lớp mỡ nông (SFP) của mặt, với mô phỏng màu xanh dương của một mũi tiêm chất làm đầy ở các vùng sau: cằm, cằm bên và hàm dưới (đường, nhánh và góc hàm dưới). C. Hình ảnh tương tự với cách tiêm chất làm đầy khác cho vùng xương hàm dưới (đường, nhánh và góc hàm dưới) sử dụng kỹ thuật rẽ quạt màu xanh lá cây.
Hình 17.41 A và B. Hình nghiêng của xác tươi với da được gấp ngược, để lộ các lớp mỡ nông (SFP) của
mặt, với mô phỏng màu xanh dương của một mũi tiêm chất làm đầy ở các vùng sau: cằm, cằm bên và hàm
dưới (đường, nhánh và góc hàm dưới). C. Hình ảnh tương tự với cách tiêm chất làm đầy khác cho vùng
xương hàm dưới (đường, nhánh và góc hàm dưới) sử dụng kỹ thuật rẽ quạt màu xanh lá cây.
Hình 17.42 A, B, C và D. Hình nghiên 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu và xác tươi mô phỏng việc tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới bằng kim trong mặt phẳng trên màng xương. E và F. Hình minh họa tương ứng với xác tươi, mô phỏng việc tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới bằng kim ở mặt phẳng trên màng xương. Vòng tròn màu xanh lá biểu thị việc tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới ở cuối cơ cắn. G và H. Minh họa tương ứng với hộp sọ, mô phỏng việc tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới bằng kim trong mặt phẳng trên màng xương. Các vòng tròn màu xanh lá và màu đỏ lần lượt biểu thị các điểm tiêm chất làm  đầy, gần như ở phía sau góc hàm dưới.
Hình 17.42 A, B, C và D. Hình nghiên 1/3 dưới khuôn mặt của người mẫu và xác tươi mô phỏng việc tiêm
chất làm đầy vào góc hàm dưới bằng kim trong mặt phẳng trên màng xương. E và F. Hình minh họa tương
ứng với xác tươi, mô phỏng việc tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới bằng kim ở mặt phẳng trên màng
xương. Vòng tròn màu xanh lá biểu thị việc tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới ở cuối cơ cắn. G và H.
Minh họa tương ứng với hộp sọ, mô phỏng việc tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới bằng kim trong mặt
phẳng trên màng xương. Các vòng tròn màu xanh lá và màu đỏ lần lượt biểu thị các điểm tiêm chất làm
 đầy, gần như ở phía sau góc hàm dưới.
Hình 17.43 A. Hình minh họa tương ứng với xác tươi, cho thấy lớp mỡ nông thái dương bên (TSFP) phía trên góc hàm dưới. B. Hình minh họa tương ứng với xác tươi, cho thấy TSFP được gấp ngược và để lộ cơ  cắn với mạch máu tĩnh mạch trên đó. Cơ cắn nằm phía trên góc hàm dưới.
Hình 17.43 A. Hình minh họa tương ứng với xác tươi, cho thấy lớp mỡ nông thái dương bên (TSFP) phía
trên góc hàm dưới. B. Hình minh họa tương ứng với xác tươi, cho thấy TSFP được gấp ngược và để lộ cơ
 cắn với mạch máu tĩnh mạch trên đó. Cơ cắn nằm phía trên góc hàm dưới.
Hình 17.44 A. Hình nghiêng bên phải của một bệnh nhân nữ. B. Hình nghiêng của cùng một bệnh nhân mà  các vùng cần làm đầy đã được đánh dấu: vùng xương gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm- môi và góc miệng. C. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. D. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. E. Tiêm  chất làm đầy vào vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. G. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi. H và I. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. J và K. Tiêm chất làm đầy vào góc miệng.
Hình 17.44 A. Hình nghiêng bên phải của một bệnh nhân nữ. B. Hình nghiêng của cùng một bệnh nhân mà
các vùng cần làm đầy đã được đánh dấu: vùng xương gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm-
môi và góc miệng. C. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. D. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. E. Tiêm
chất làm đầy vào vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. G. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm
môi. H và I. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. J và K. Tiêm chất làm đầy vào góc miệng.
Hình 17.45 Hình nghiêng trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng gò má và má, nếp gấp mũi má, vùng  cằm bên, rãnh cằm môi và góc miệng.
Hình 17.45 Hình nghiêng trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng gò má và má, nếp gấp mũi má, vùng
cằm bên, rãnh cằm môi và góc miệng.
Hình 17.46 A. Hình nghiêng bên trái của một bệnh nhân nam. B. Hình nghiêng bên trái của một bệnh nhân nam được đánh dấu vùng cần làm đầy: rãnh cằm môi. C. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi và đưa cannula vào từ cạnh bên nhiều hơn. D. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi trung tâm cùng với việc đưa  cannula vào từ phía trong hơn, bổ sung cho C.
Hình 17.46 A. Hình nghiêng bên trái của một bệnh nhân nam. B. Hình nghiêng bên trái của một bệnh nhân
nam được đánh dấu vùng cần làm đầy: rãnh cằm môi. C. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi và đưa
cannula vào từ cạnh bên nhiều hơn. D. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi trung tâm cùng với việc đưa
cannula vào từ phía trong hơn, bổ sung cho C.
Hình 17.47 Hình nghiêng bên trái trước và sau khi tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi ở giữa.
Hình 17.47 Hình nghiêng bên trái trước và sau khi tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi ở giữa.
Hình 17.48 A. Hình trước của một bệnh nhân nữ. B. Hình trước với các vị trí cần được làm đầy được đánh dấu: nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên và cằm. C, D và E. Tiêm chất làm đầy vào cằm. F. Tiêm chất làm đầy trên màng xương bằng kim ở điểm nối giữa nhánh hàm dưới và đường hàm dưới. G. Tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới. H. Tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới.
Hình 17.48 A. Hình trước của một bệnh nhân nữ. B. Hình trước với các vị trí cần được làm đầy được đánh
dấu: nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên và cằm. C, D và E. Tiêm chất làm
đầy vào cằm. F. Tiêm chất làm đầy trên màng xương bằng kim ở điểm nối giữa nhánh hàm dưới và đường
hàm dưới. G. Tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới. H. Tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới.
Hình 17.49 Hình trước và sau khi tiêm chất làm đầy vào nhánh xương hàm dưới, góc xương hàm dưới,  đường hàm dưới, vùng cằm bên và cằm ở bên phải khuôn mặt.
Hình 17.49 Hình trước và sau khi tiêm chất làm đầy vào nhánh xương hàm dưới, góc xương hàm dưới,
đường hàm dưới, vùng cằm bên và cằm ở bên phải khuôn mặt.
Hình 17.50 A. Hình nghiêng bên phải của một bệnh nhân nam. B và C. Hình trước và nghiêng với các vùng cần làm đầy được đánh dấu: vùng má và xương gò má, nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên và cằm. D. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. G, H và I. Tiêm chất làm đầy vào cằm. J và K. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. L. Tiêm chất làm đầy trên màng xương bằng kim ở điểm nối giữa nhánh và đường hàm dưới. M. Tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới. N. Tiêm filler vào góc hàm dưới. O. Tiêm chất làm đầy  vào nhánh hàm dưới.
Hình 17.50 A. Hình nghiêng bên phải của một bệnh nhân nam. B và C. Hình trước và nghiêng với các
vùng cần làm đầy được đánh dấu: vùng má và xương gò má, nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm
dưới, vùng cằm bên và cằm. D. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. F.
Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. G, H và I. Tiêm chất làm đầy vào cằm. J và K. Tiêm chất làm đầy vào
vùng cằm bên. L. Tiêm chất làm đầy trên màng xương bằng kim ở điểm nối giữa nhánh và đường hàm
dưới. M. Tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới. N. Tiêm filler vào góc hàm dưới. O. Tiêm chất làm đầy
vào nhánh hàm dưới.
Hình 17.51 Hình thẳng và nghiêng, phải và trái, trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má và xương  gò má, nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên và cằm.
Hình 17.51 Hình thẳng và nghiêng, phải và trái, trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má và xương
gò má, nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên và cằm.
Hình 17.52 A. Hình nghiêng bên trái của một bệnh nhân nữ. B. Hình nghiêng bên trái với các vùng cần làm đầy được đánh dấu: nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên và cằm. C và D. Tiêm chất làm đầy vào cằm. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. F. Tiêm chất làm đầy vào đường  hàm dưới.
Hình 17.52 A. Hình nghiêng bên trái của một bệnh nhân nữ. B. Hình nghiêng bên trái với các vùng cần
làm đầy được đánh dấu: nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên và cằm. C và D.
Tiêm chất làm đầy vào cằm. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. F. Tiêm chất làm đầy vào đường
hàm dưới.
Hình 17.53 Hình nghiêng bên trái trước và sau khi tiêm chất làm đầy vào nhánh hàm dưới, đường hàm  dưới, vùng cằm bên và cằm.
Hình 17.53 Hình nghiêng bên trái trước và sau khi tiêm chất làm đầy vào nhánh hàm dưới, đường hàm
dưới, vùng cằm bên và cằm.
Hình 17.54 A. Hình nghiêng bên trái của một bệnh nhân nữ. B. Hình nghiêng bên trái với các khu vực cần được làm đầy được đánh dấu: vùng gò má và má, nếp gấp mũi má, vùng cằm bên, vùng cằm và vùng dưới cằm. C. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. D. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. G và H. Tiêm chất làm đầy vào cằm. I. Tiêm  chất làm đầy dưới cằm. J, K và L. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên.
Hình 17.54 A. Hình nghiêng bên trái của một bệnh nhân nữ. B. Hình nghiêng bên trái với các khu vực cần
được làm đầy được đánh dấu: vùng gò má và má, nếp gấp mũi má, vùng cằm bên, vùng cằm và vùng dưới
cằm. C. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. D. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. E. Tiêm chất làm đầy
vào vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. G và H. Tiêm chất làm đầy vào cằm. I. Tiêm
chất làm đầy dưới cằm. J, K và L. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên.
Hình 17.55 Hình nghiêng bên trái trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má và xương gò má, nếp gấp  mũi má, vùng cằm bên, cằm và vùng dưới cằm.
Hình 17.55 Hình nghiêng bên trái trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má và xương gò má, nếp gấp
mũi má, vùng cằm bên, cằm và vùng dưới cằm.
Hình 17.56 A. Hình nghiêng bên phải của một bệnh nhân nữ. B. Hình thẳng của cùng bệnh nhân. C và D. Hình nghiêng phải và hình thẳng với các vùng cần làm đầy được đánh dấu: vùng gò má và vùng má, nếp gấp mũi má, cằm và vùng dưới cằm. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. F. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. G. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. H. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. I. Tiêm chất làm  đầy vào cằm. J. Tiêm chất làm đầy dưới cằm.
Hình 17.56 A. Hình nghiêng bên phải của một bệnh nhân nữ. B. Hình thẳng của cùng bệnh nhân. C và D.
Hình nghiêng phải và hình thẳng với các vùng cần làm đầy được đánh dấu: vùng gò má và vùng má, nếp
gấp mũi má, cằm và vùng dưới cằm. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. F. Tiêm chất làm đầy vào cung
gò má. G. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. H. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. I. Tiêm chất làm
đầy vào cằm. J. Tiêm chất làm đầy dưới cằm.
Hình 17.57 Hình thẳng, nghiêng phải và trái, trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má và xương gò  má, nếp gấp mũi má, cằm và vùng dưới cằm.
Hình 17.57 Hình thẳng, nghiêng phải và trái, trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má và xương gò
má, nếp gấp mũi má, cằm và vùng dưới cằm.
Hình 17.58 A và B. Hình thẳng, nghiêng bên phải của một bệnh nhân nữ. C. Hình nghiêng bên phải với đánh dấu các khu vực cần làm đầy: vùng má và xương gò má, nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên, cằm, rãnh cằm môi và góc miệng. D. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. E và F. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. G. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. H, I, J. Tiêm chất làm đầy vào cằm. K và L. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. M và N. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi. O. Tiêm chất làm đầy vào góc miệng. P. Tiêm chất làm đầy trên màng xương bằng kim ở điểm nối giữa nhánh và đường hàm dưới. Q. Tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới. R. Tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới.  S. Tiêm chất làm đầy vào nhánh hàm dưới..
Hình 17.58 A và B. Hình thẳng, nghiêng bên phải của một bệnh nhân nữ. C. Hình nghiêng bên phải với
đánh dấu các khu vực cần làm đầy: vùng má và xương gò má, nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm
dưới, vùng cằm bên, cằm, rãnh cằm môi và góc miệng. D. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. E và F.
Tiêm chất làm đầy vào vùng má. G. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. H, I, J. Tiêm chất làm đầy vào
cằm. K và L. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. M và N. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi. O.
Tiêm chất làm đầy vào góc miệng. P. Tiêm chất làm đầy trên màng xương bằng kim ở điểm nối giữa nhánh
và đường hàm dưới. Q. Tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới. R. Tiêm chất làm đầy vào góc hàm dưới.
S. Tiêm chất làm đầy vào nhánh hàm dưới..
Hình 17.59 Hình thẳng, nghiêng, trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má và xương gò má, nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên, cằm, rãnh cằm môi và góc miệng.
Hình 17.59 Hình thẳng, nghiêng, trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má và xương gò má, nhánh
hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên, cằm, rãnh cằm môi và góc miệng.
Hình 17.60 A. Hình nghiêng trái của một bệnh nhân nữ. B. Hình thẳng của cùng bệnh nhân. C. Hình nghiêng bên trái của cùng một bệnh nhân mà các khu vực được làm đầy được đánh dấu: vùng gò má và má, rãnh tear trough, nếp gấp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi và cằm. D. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. E và F. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. G. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. H. Tiêm chất làm đầy vào rãnh tear trough. I. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. J. Tiêm chất làm đầy vào cằm. K, L và M.  Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. N. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi.
Hình 17.60 A. Hình nghiêng trái của một bệnh nhân nữ. B. Hình thẳng của cùng bệnh nhân. C. Hình
nghiêng bên trái của cùng một bệnh nhân mà các khu vực được làm đầy được đánh dấu: vùng gò má và má,
rãnh tear trough, nếp gấp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi và cằm. D. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò
má. E và F. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. G. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. H. Tiêm chất làm đầy
vào rãnh tear trough. I. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. J. Tiêm chất làm đầy vào cằm. K, L và M.
Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. N. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi.
Hình 17.61 Hình thẳng, nghiêng, trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng gò má và má, rãnh tear trough,  nếp gấp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi và cằm.
Hình 17.61 Hình thẳng, nghiêng, trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng gò má và má, rãnh tear trough,
nếp gấp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi và cằm.
Hình 17.62 A. Hình thẳng một bệnh nhân nữ. B. Hình nghiêng phải của bệnh nhân. C. Hình nghiêng phải của bệnh nhân với các vị trí cần làm đầy được đánh dấu: vùng má và xương gò má, nếp mũi má, nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm. D. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. G. Tiêm chất làm đầy vào cằm. H. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. I và J. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi. K. Tiêm chất làm đầy vào góc miệng. L. Tiêm chất làm đầy trên màng xương bằng kim ở điểm nối giữa nhánh và đường hàm dưới. M. Tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới. N. Tiêm filler vào góc  hàm dưới. O. Tiêm chất làm đầy vào nhánh hàm dưới.
Hình 17.62 A. Hình thẳng một bệnh nhân nữ. B. Hình nghiêng phải của bệnh nhân. C. Hình nghiêng phải
của bệnh nhân với các vị trí cần làm đầy được đánh dấu: vùng má và xương gò má, nếp mũi má, nhánh
hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm. D. Tiêm chất
làm đầy vào vùng gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. G.
Tiêm chất làm đầy vào cằm. H. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. I và J. Tiêm chất làm đầy vào rãnh
cằm môi. K. Tiêm chất làm đầy vào góc miệng. L. Tiêm chất làm đầy trên màng xương bằng kim ở điểm
nối giữa nhánh và đường hàm dưới. M. Tiêm chất làm đầy vào đường hàm dưới. N. Tiêm filler vào góc
hàm dưới. O. Tiêm chất làm đầy vào nhánh hàm dưới.
Hình 17.63 Hình thẳng, nghiêng phải trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má và xương gò má, nếp mũi má, nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên, cằm, rãnh cằm môi, góc miệng  và cằm.
Hình 17.63 Hình thẳng, nghiêng phải trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng má và xương gò má, nếp
mũi má, nhánh hàm dưới, góc hàm dưới, đường hàm dưới, vùng cằm bên, cằm, rãnh cằm môi, góc miệng
và cằm.
Hình 17.64 A. Hình thẳng của bệnh nhân nữ. B. Hình nghiêng trái của bệnh nhân. C. Hình nghiêng bên trái của bệnh nhân với các khu vực cần làm đầy được đánh dấu: vùng gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm. D. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. G. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. H. Tiêm chất làm đầy vào cằm. I, J và K. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. L và M. Tiêm chất làm đầy vào rãnh  cằm môi. N. Tiêm filler vào góc miệng.
Hình 17.64 A. Hình thẳng của bệnh nhân nữ. B. Hình nghiêng trái của bệnh nhân. C. Hình nghiêng bên
trái của bệnh nhân với các khu vực cần làm đầy được đánh dấu: vùng gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm
bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm. D. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào
vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. G. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. H. Tiêm chất
làm đầy vào cằm. I, J và K. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. L và M. Tiêm chất làm đầy vào rãnh
cằm môi. N. Tiêm filler vào góc miệng.
Hình 17.65 A. Hình thẳng, nghiêng trái, trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng gò má và má, nếp mũi  má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm.
Hình 17.65 A. Hình thẳng, nghiêng trái, trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng gò má và má, nếp mũi
má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm.
Hình 17.66 A. Hình nghiêng của một bệnh nhân nữ. B. Hình thẳng của bệnh nhân. C. Hình thẳng của bệnh nhân với các vị trí cần được làm đầy được đánh dấu: vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm. D. Tiêm chất làm đầy vào cằm bằng kim. E. Tiêm chất làm đầy vào cằm bằng kim. F. Tiêm chất làm đầy vào cằm bằng cannula. G. Tiêm chất làm đầy vào dưới cằm bằng kim. H. Tiêm chất làm đầy vào dưới cằm bằng cannula. I, J và K. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên bằng kim và cannula. L và M. Tiêm chất làm đầy vào vùng dưới cằm bên bằng kim. N. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi bằng cannula. O. Tiêm  chất làm đầy vào góc miệng bằng kim.
Hình 17.66 A. Hình nghiêng của một bệnh nhân nữ. B. Hình thẳng của bệnh nhân. C. Hình thẳng của bệnh
nhân với các vị trí cần được làm đầy được đánh dấu: vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm. D.
Tiêm chất làm đầy vào cằm bằng kim. E. Tiêm chất làm đầy vào cằm bằng kim. F. Tiêm chất làm đầy vào
cằm bằng cannula. G. Tiêm chất làm đầy vào dưới cằm bằng kim. H. Tiêm chất làm đầy vào dưới cằm
bằng cannula. I, J và K. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên bằng kim và cannula. L và M. Tiêm chất
làm đầy vào vùng dưới cằm bên bằng kim. N. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi bằng cannula. O. Tiêm
chất làm đầy vào góc miệng bằng kim.
Hình 17.67 Hình thẳng và nghiêng trái trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng cằm bên và vùng dưới  cằm, rãnh cằm môi, góc miệng, cằm và vùng dưới cằm.
Hình 17.67 Hình thẳng và nghiêng trái trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng cằm bên và vùng dưới
cằm, rãnh cằm môi, góc miệng, cằm và vùng dưới cằm.
Hình 17.68 A. Hình thẳng của bệnh nhân nữ. B. Hình thẳng của bệnh nhân với các khu vực cần lấp đầy được đánh dấu: vùng gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm. C. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. D. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào nếp mũi má. G. Tiêm chất làm đầy vào cằm. H, I và J. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. K và L. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi. M. Tiêm chất làm đầy vào góc miệng.
Hình 17.68 A. Hình thẳng của bệnh nhân nữ. B. Hình thẳng của bệnh nhân với các khu vực cần lấp đầy
được đánh dấu: vùng gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm. C. Tiêm
chất làm đầy vào vùng gò má. D. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng má.
F. Tiêm chất làm đầy vào nếp mũi má. G. Tiêm chất làm đầy vào cằm. H, I và J. Tiêm chất làm đầy vào
vùng cằm bên. K và L. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi. M. Tiêm chất làm đầy vào góc miệng.
Hình 17.69 Hình thẳng trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm  bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm.
Hình 17.69 Hình thẳng trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm
bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm.
Hình 17.70 A. Hình thẳng của bệnh nhân nữ. B. Hình thẳng của bệnh nhân với các khu vực cần làm đầy được đánh dấu: vùng gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm. C. Tiêm chất làm đầy vào vùng gò má. D. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng má. F. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. G. Tiêm chất làm đầy vào cằm. H, I và J. Tiêm chất làm đầy vào vùng cằm bên. K và L. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi. M. Tiêm chất làm đầy vào góc miệng.
Hình 17.70 A. Hình thẳng của bệnh nhân nữ. B. Hình thẳng của bệnh nhân với các khu vực cần làm đầy
được đánh dấu: vùng gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm. C. Tiêm
chất làm đầy vào vùng gò má. D. Tiêm chất làm đầy vào cung gò má. E. Tiêm chất làm đầy vào vùng má.
F. Tiêm chất làm đầy vào nếp gấp mũi má. G. Tiêm chất làm đầy vào cằm. H, I và J. Tiêm chất làm đầy
vào vùng cằm bên. K và L. Tiêm chất làm đầy vào rãnh cằm môi. M. Tiêm chất làm đầy vào góc miệng.
Hình 17.71 Hình thẳng trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm  bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm
Hình 17.71 Hình thẳng trước và sau khi tiêm chất làm đầy ở vùng gò má và má, nếp mũi má, vùng cằm
bên, rãnh cằm môi, góc miệng và cằm

 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633