1. Trang chủ
  2. Ung Bướu
  3. Triệu chứng đau trong bệnh nhân ung thư và điều trị

Triệu chứng đau trong bệnh nhân ung thư và điều trị

Triệu chứng đau trong bệnh nhân ung thư và điều trị

Trungtamthuoc.com - Đau là triệu chứng điển hình trong ung thư. Người bị ung thư thường thấy xuất hiện cơn đau rõ rệt khi bệnh ở giai đoạn cuối. Đau gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người bệnh. Do vậy, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cần phải điều trị triệu chứng đau này. 

1 Ung thư là gì?

Ung thư là căn bệnh liên quan đến tế bào. Khi các tế bào có những thay đổi bất thường như sinh sản quá mức, tăng trưởng quá mức,... có thể gây nên ung thư. 

Bệnh ung thư là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. 

Ung thư là căn bệnh có khởi phát tiềm tàng. Hầu hết người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Do vậy, mọi người dân nên chủ động đi khám định kỳ là cách phát hiện sớm và bảo vệ bản thân hiệu quả nhất. 

Đau là một triệu chứng rất thông thường của cơ thể để phản ứng lại các kích thích. Tuy nhiên, đau trong ung thư lại có đặc điểm khác. Phần dưới của bài viết trình bày về đau trong ung thư.

Triệu chứng đau ở bệnh nhân ung thư

2 Đau trong ung thư là gì?

đau trong ung thư là triệu chứng thường xuất hiện khi bệnh đã ở mức độ nặng. Cơn đau có thể từ đau nhẹ đến dữ dội. Người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu, kèm theo căng thẳng. 

Các cơn đau này có thể do các nguyên nhân sau:

  • Đau do khối u to chèn ép vào các xương và cơ quan khác. Hoặc do ung thư di căn. 
  • Đau do kích thích các dây thần kinh khi khối u to chèn vào, đặc biệt trong bệnh ung thư não, các cơn đau sẽ dữ dội và liên tục.
  • Đau do tác dụng phụ sau mỗi lần hóa trị, xạ trị. [1]

Cơn đau có nhiều dạng. Nó có thể là âm ỉ, đau nhức, sắc nét hoặc bỏng rát. Nó có thể liên tục, không liên tục, nhẹ, vừa hoặc nặng. Mức độ đau mà bạn cảm thấy phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại ung thư bạn mắc phải, mức độ tiến triển của nó, vị trí của nó và khả năng chịu đau của bạn.

Hầu hết các cơn đau do ung thư đều có thể kiểm soát được và việc kiểm soát cơn đau là một phần thiết yếu trong quá trình điều trị của bạn. [2]

Đau do khối u chèn ép vào các dây thần kinh

3 Đánh giá đau

Cần đánh giá cơn đau dựa vào các đặc điểm sau: khám lâm sàng, hỏi bệnh và xét nghiệm cần thiết: 

Vị trí đau, tính chất đau dai dẳng hay dữ dội từng cơn, cường độ đau, thời gian khởi đau,...

Chú ý triệu chứng do thần kinh: tê rần, rát bỏng, co giật 

Triệu chứng đi kèm: sốt, ớn lạnh, khó thở, nôn ói, nhức đầu,...

Đánh giá mức độ đau được chia thành:

  • Đau nhẹ.
  • Đau vừa.
  • Đau dữ dội. 

4 Điều trị đau trong ung thư

4.1 Mục tiêu điều trị

Điều trị đau cho bệnh nhân nhằm:

  • Kiểm soát cơn đau đau, giúp người bệnh dễ chịu.
  • Giúp cho bệnh nhân thoải mái hơn, có thể duy trì sinh hoạt thường ngày. 
  • Tạo tâm lý tốt cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân lạc quan hơn khi không bị cơn đau hành hạ. 

4.2 Nguyên tắc điều trị đau

Bệnh nhân phải được thông báo về khả năng khởi phát cơn đau ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, cả trong / sau các can thiệp chẩn đoán và do hậu quả của các phương pháp điều trị ung thư và / hoặc chống ung thư. Các bác sĩ cần gần gũi, cảm thông với bệnh nhân. Điều trị đau cần phối hợp phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.  Bên cạnh đó, cần tham khảo điều trị đau trong ung thư: theo hướng dẫn của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO).

Điều quan trọng là kê đơn một liệu pháp mà bệnh nhân và gia đình có thể quản lý đơn giản. Đường uống, nếu được dung nạp tốt, nên được coi là đường dùng ưu tiên

4.3 Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Điều trị đau nhẹ: Paracetamol và NSAID được chấp nhận rộng rãi như một phần của điều trị đau do ung thư ở bất kỳ giai đoạn nào của thang thuốc giảm đau của WHO.

Điều trị đau từ nhẹ đến trung bình: Có một số lựa chọn để điều trị các cơn đau do ung thư từ nhẹ đến trung bình trước khi chuyển sang các loại thuốc phiện mạnh như Morphin, đó là: Tramadol, dihydrocodeine và Codeine

Điều trị cơn đau vừa đến nặng: Morphin, Methadone, Oxycodone, Hydromorphone, Fentanyl, Alfentanil, Buprenorphine, Diamorphine, Levorphanol và Oxymorphone

Các loại thuốc này gây nghiện mạnh nên cần phải kiểm soát dùng thuốc chặt chẽ. Nhiều bệnh nhân phát triển các tác dụng phụ từ liệu pháp opioid như rối loạn chức năng ruột, buồn nôn, nôn, ngứa, ức chế hô hấp và độc tính hệ thần kinh trung ương (buồn ngủ, suy giảm nhận thức, lú lẫn, ảo giác,...) [3]

Điều trị cho bệnh nhân ung thư

4.4 Thuốc hỗ trợ giảm đau 

Mục đích dùng các thuốc này đó là:

  • Tăng hiệu lực kiểm soát đau, giúp giảm đau hiệu quả.
  • Giảm liều của thuốc chống đau opioids.
  • Giảm thiểu các triệu chứng đi kèm như: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, ngủ gật,...

Các thuốc hỗ trợ chống đau:

  • Chống trầm cảm (Antidepressants): Amitriptyline, Imipramine.
  • Chống co giật (Anticonvulsants): Carbamazepine.
  • Thuốc gây tê tại chỗ ( local anesthetics): Lidocain dùng để phong bế tại chỗ điều trị đau hiệu quả. 
  • Corticosteroid: chống viêm. 

5 Một số phương thức điều trị chống đau khác

Các phương thức này là:

  • Xung điện ngoài da (Transcutaneous electric nerve stimulation).
  • Phong bế thần kinh, hạch giao cảm, trung khu thần kinh.
  • Phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
  • Liệu pháp tâm lý, thôi miên,...
  • Châm cứu: là phương pháp được dùng từ xa trong đông y

Ung thư là bệnh tiến triển rất nhanh và cũng khó phát hiện. Mỗi người nên chú ý sức khỏe của bản thân và đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện căn bệnh này kịp thời. 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thêm kiến thức về triệu chứng đau trong bệnh ung thư. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Cancer.org, Facts About Cancer Pain, Cancer.org. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Cancer pain: Relief is possible, Mayoclinic. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: M Fallon 1, R Chính nghĩa 2, F Aielli 3, P Hoskin 4, R Rolke 5, M Sharma 6, CI Ripamonti, Ngày đăng: 1 tháng 10 năm 2018. Management of cancer pain in adult patients: ESMO Clinical Practice Guidelines, Pubmed. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã cung cấp thông tin bổ ích cho mình.


    Thích (2) Trả lời
  • 0 Thích

    Liều dùng và cách dùng của các thuốc giảm đau như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Triệu chứng đau trong bệnh nhân ung thư và điều trị 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Triệu chứng đau trong bệnh nhân ung thư và điều trị
    MC
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thông tin rất hữu ích. Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc!

    Trả lời Cảm ơn (0)
  • Triệu chứng đau trong bệnh nhân ung thư và điều trị
    TN
    Điểm đánh giá: 5/5

    Lần đầu mình thử mua hàng trên đây mà thấy đặt hàng dễ dàng, giao hàng nhanh, hàng nhận được chính hãng, giá tốt. Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc Trung Tâm Thuốc đã tư vấn rất nhiệt tình cho mình nhé!

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633