1. Trang chủ
  2. Dinh Dưỡng
  3. Bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu để có hiệu quả?

Bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu để có hiệu quả?

Bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu để có hiệu quả?

Trungtamthuoc.com - Kẽm là khoáng chất vi lượng dồi dào thứ hai trong cơ thể sau sắt. Kẽm hoạt động như một đồng yếu tố của hơn 100 enzyme khác nhau, khiến nó trở thành một nhân tố quan trọng trong nhiều phản ứng trên nhiều hệ thống cơ thể. Vậy, đối tượng nào cần bổ sung kẽm? Thời điểm sử dụng kẽm? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết

1 Kẽm là gì?

Là một nguyên tố vi lượng kim loại tự nhiên, kẽm được coi là cần thiết cho con người. Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng nhưng cơ thể không tự sản xuất kẽm mà phải bổ sung kẽm hàng ngày từ các nguồn thực phẩm bên ngoài.

Cơ thể không thể dự trữ kẽm do đó phải bổ sung kẽm hàng ngày từ các thực phẩm giàu kẽm như thịt, hạt và trứng hoặc bổ sung kẽm từ những thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

2 Kẽm có tác dụng gì đối với trẻ nhỏ?

Kẽm là một khoáng chất quan trọng để hỗ trợ nhiều chức năng và quá trình khác nhau  trong cơ thể đặc biệt là trẻ nhỏ. Một số vai trò của kẽm có thể kể đến như:

  • Tổng hợp protein (xây dựng Collagen).
  • Phản ứng enzyme (vị và mùi).
  • Tổng hợp DNA (phân chia tế bào bình thường).
  • Biểu hiện gen (khả năng thích ứng của tế bào với môi trường hiện tại).
  • Tăng trưởng và phát triển (chức năng nhận thức).
  • Tái tạo da (sửa chữa vết thương).
Tác dụng của kẽm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tác dụng của kẽm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2.1 Chức năng miễn dịch

Vai trò của kẽm trong chức năng miễn dịch là một trong những vai trò được biết đến nhiều nhất. Kẽm tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch trong cơ thể liên lạc với nhau đồng thời tăng cường hoạt động của tế bào T để tiêu diệt kháng nguyên. Bên cạnh đó, kẽm còn giúp các tế bào miễn dịch sinh trưởng và phát triển theo đúng quy trình tự nhiên.

2.2 Tăng cảm giác thèm ăn

Kẽm cần thiết để sản xuất protein giúp phân hủy thức ăn thành các phân tử nhỏ để tạo điều kiện cho các chất dinh dưỡng đi vào máu. Quá trình tiêu hóa bị cản trở trong trường hợp thiếu kẽm dẫn đến chán ăn. Để tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, hãy đảm bảo con bạn ăn thực phẩm giàu kẽm.

2.3 Da liễu

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn của da và chữa lành vết thương. Nó đã được sử dụng thành công như một tác nhân bôi ngoài da cho các vấn đề về da khác nhau như mụn trứng cá, mụn cóc, gàu, bệnh trứng cá đỏ, sẹo lồi và bệnh bạch biến. Kẽm bôi tại chỗ có thể là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh viêm da dị ứng (chàm) do tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ. Nó cũng đã được chứng minh là cải thiện tình trạng viêm da tã lót. 8 Lợi ích của kẽm bôi tại chỗ đến từ đặc tính chống viêm và tái tạo biểu mô.

2.4 Phát triển nhận thức

Kẽm là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não. Sự thiếu hụt trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến dị tật não của thai nhi và gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ thần kinh. Thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng đến sự hình thành thần kinh, sự di chuyển tế bào thần kinh, sự biệt hóa và quá trình chết theo chương trình, tất cả đều ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe não bộ và có thể làm tăng nguy cơ rối loạn hành vi và thần kinh ở thai nhi. Lượng kẽm tiêu thụ của người mẹ thấp có liên quan đến việc kém tập trung chú ý ở trẻ sơ sinh và giảm chức năng vận động ở trẻ sơ sinh.

2.5 Rối loạn tâm trạng

Các nghiên cứu gần đây đang bắt đầu kết nối tình trạng thiếu kẽm và các rối loạn tâm trạng như lo âu, trầm cảm, OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế) và thậm chí cả PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương).

Kẽm có trong các tế bào thần kinh glutamatergic ở các vùng não được biết là có liên quan đến cảm xúc, học tập và trí nhớ. Kẽm có thể hoạt động như một chất điều hòa thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự dẫn truyền thần kinh bị kích thích và ức chế.

Bên cạnh đó, kẽm kích hoạt các con đường nội tiết tố, dẫn truyền thần kinh và tín hiệu trong ruột ảnh hưởng đến một số chức năng của não như giấc ngủ, cảm giác thèm ăn, phát triển thần kinh, nhận thức và tâm trạng. Sự gián đoạn đối với bất kỳ chức năng nào của não đều có liên quan chặt chẽ đến chứng rối loạn tâm trạng ở trẻ. [1]

2.6 Rối loạn tiêu hóa

Một trong những tác dụng phổ biến nhất của kẽm là điều trị các đợt tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Bổ sung kẽm trong các đợt tiêu chảy đã được chứng minh là làm giảm thời gian bị bệnh, mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tái phát trong vòng hai đến ba tháng sau đó.

2.7 Phát triển thể lực

Thiếu kẽm được biết là hạn chế sự tăng trưởng tuyến tính, tăng cân và tích tụ khối lượng cơ nạc ở trẻ em, có thể là do giảm yếu tố tăng trưởng giống Insulin xảy ra do thiếu kẽm.

Trong một nghiên cứu, trẻ em dưới hai tuổi bị chậm phát triển đã bắt kịp tốc độ tăng trưởng và tăng yếu tố tăng trưởng giống insulin sau khi bổ sung kẽm. Đánh giá bằng chứng cho thấy bổ sung kẽm cải thiện kết quả tăng trưởng cụ thể như chiều cao, cân nặng và cân nặng theo tuổi. Mối tương quan này mạnh nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ hai đến năm và ảnh hưởng rõ rệt nhất ở trẻ có tình trạng kẽm dưới mức tối ưu. [2]

2.8 Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Kẽm có hiệu quả vừa phải trong việc ngăn chặn sự nhân lên của virus trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, kẽm phải ở dạng ion hóa và phải được cung cấp với liều lượng tương đối cao. Thời điểm bổ sung kẽm cho bé cũng đóng vai trò quan trọng vì sự nhân lên của virus thường xảy ra nhanh.

3 Nguồn thực phẩm chứa kẽm

Nguồn thực phẩm giàu kẽm
Nguồn thực phẩm giàu kẽm

Khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể phụ thuộc vào tình trạng kẽm của từng cá nhân, hàm lượng kẽm trong chế độ ăn và lượng kẽm hòa tan có sẵn từ chế độ ăn.

Sự hấp thụ và lưu giữ kẽm thường được tăng lên ở những người có tình trạng kẽm thấp.

Sự hấp thụ kẽm bị ức chế bởi một số yếu tố trong chế độ ăn uống như axit phytic, CanxiSắt (Axit phytic được tìm thấy trong các loại hạt thực vật như ngũ cốc và cây họ đậu). Việc ngâm hoặc lên men các loại ngũ cốc, cây họ đậu có thể giúp làm giảm hàm lượng axit phytic, từ đó giảm thiểu sự ức chế hấp thu kẽm. Tuy nhiên, đây là một trong những lý do chính khiến kẽm có nhiều khả dụng sinh học hơn từ nguồn động vật so với nguồn thực vật.

Canxi, sắt và kẽm đều có chung một chất vận chuyển. Do đó, nếu một trong những khoáng chất này được tiêu thụ với số lượng lớn thì việc vận chuyển những khoáng chất khác sẽ giảm. Ví dụ, trẻ uống nhiều sữa bò có thể vô tình ức chế hấp thu kẽm.

Nguồn kẽm sinh học dồi dào nhất đến từ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như hàu, thịt bò, cua, tôm hùm, thịt lợn, thịt gà và sữa chua. Hàm lượng axit phytic trong thực phẩm thực vật khiến kẽm khó hấp thụ hơn.

4 Liều lượng kẽm cần thiết cho từng độ tuổi

Liều lượng kẽm cần thiết cho từng độ tuổi
Liều lượng kẽm cần thiết cho từng độ tuổi

4.1 Liều lượng kẽm

Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng trích dẫn mức khuyến nghị hàng ngày về kẽm ở trẻ em theo độ tuổi như sau:

Độ tuổi

Liều lượng (mg/ngày)

Trẻ sơ sinh (0–6 tháng)

2mg

Trẻ sơ sinh (7 tháng đến 1 tuổi)

3mg

Trẻ em (1–3 tuổi)

3mg

Trẻ em (4–8 tuổi)

5mg

Trẻ em (9–13 tuổi)

8mg

Nam (14–18 tuổi)

11mg

Nữ (14–18 tuổi)

9mg

Người lớn từ 19 tuổi trở lên

Liều lượng kẽm tối đa trong ngày là 40mg

4.2 Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

'Kẽm cho bé uống lúc nào?’ là câu hỏi mà nhiều mẹ đặt ra. Theo khuyến cáo, nên cho trẻ sử dụng kẽm 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn để kẽm hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể có chỉ định khác cho trẻ.

Việc sử dụng quá liều kẽm có thể làm giảm nồng độ đồng trong cơ thể. Do đó, không bổ sung kẽm dài ngày cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

5 Cách bổ sung kẽm cho trẻ

5.1 Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy

Liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy
Liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tiêu chảy là một trong những yếu tố gây thiếu hụt dinh dưỡng, giảm sức đề kháng với nhiễm trùng và làm suy giảm sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước và có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt ở trẻ nhỏ và những người bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm khả năng miễn dịch.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 750.000 ca tử vong do thiếu kẽm. Các nhà khoa học cho rằng, có thể ngăn chặn hơn một nửa số trẻ em bị tử vong do tiêu chảy nếu được sử dụng kẽm đúng cách.

Liều dùng kẽm để điều trị tiêu chảy ở trẻ em như sau:

  • Đối với trẻ từ 6 - 60 tháng: 20mg/ngày, trong 14 ngày.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng: 10mg/ngày, trong 14 ngày.

Việc bổ sung kẽm ZinC cho bé đã được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh đồng thời làm giảm thời gian bị bệnh, kẽm giúp ngăn ngừa tối đa các lần bị bệnh tiếp theo. Cơ chế tác dụng làm giảm tiêu chảy của kẽm đến nay vẫn chưa thực sự được hiểu rõ. [3]

Một số sản phẩm chứa men vi sinh và kẽm có thể sử dụng trong trường hợp bé bị tiêu chảy như Polybacillus, YunPro,...

5.2 Bổ sung kẽm cho trẻ chán ăn

Nghiên cứu cho thấy rằng sự thiếu hụt kẽm có thể là yếu tố thúc đẩy bệnh lý chán ăn do ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Các nghiên cứu trên động vật, đặc biệt là những nghiên cứu được thực hiện trên chuột, cho thấy những con chuột non được cho ăn chế độ ăn thiếu kẽm bắt đầu có biểu hiện giảm lượng thức ăn trong vòng 3 đến 5 ngày, sớm hơn nhiều so với các dấu hiệu thiếu kẽm khác xuất hiện. Mặc dù mối quan hệ giữa thiếu kẽm và hành vi chán ăn rất rõ ràng trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng bằng chứng lại ít rõ ràng hơn trong các thử nghiệm trên người. [4]

Trẻ có hành vi kén ăn có nguy cơ thiếu kẽm tăng lên đáng kể. Kẽm thấp có liên quan đến việc giảm cảm giác vị giác và khứu giác. Kẽm cũng cần thiết để sản xuất axit dạ dày. Nếu không có đủ axit dạ dày, protein sẽ khó tiêu hóa và có thể khiến trẻ cảm thấy no ngay cả khi chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn. Sự kết hợp của vị giác và khứu giác kém, tiêu hóa kém và ức chế cảm giác thèm ăn do thiếu kẽm có thể khiến trẻ biếng ăn và kén ăn hơn.

Thiếu kẽm có liên quan đến sự phát triển kém và giảm hoạt động thể chất ở trẻ nhỏ.

Có thể bổ sung kẽm liều thấp khoảng 15 mg/ngày ở trẻ kén ăn, biếng ăn.

6 Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Các nghiên cứu đã báo cáo nồng độ kẽm trong huyết thanh giảm dần ở trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm, đặc biệt là trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân. Việc bổ sung thiếu kẽm trong chế độ ăn hàng ngày có thể gây nên một số tình trạng bệnh lý ở mọi độ tuổi khác nhau, tuy nhiên, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị tổn thương vì cơ thể chưa được phát triển đầy đủ, khả năng dữ trự kẽm phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh rất khó xác định vì nhiều lý do, bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu. Do đó, trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ sơ sinh vẫn nên được bổ sung kẽm.

Các dấu hiệu phổ biến nhất của rối loạn thiếu kẽm bao gồm viêm da và suy giảm tăng trưởng, có thể do nhiều nguyên nhân. Viêm da liên quan đến rối loạn thiếu kẽm, là một biểu hiện thực thể, chỉ xuất hiện trong những trường hợp nghiêm trọng.

Ngay cả sự thiếu hụt kẽm ở mức độ nhẹ cũng có thể gây suy giảm khả năng miễn dịch, làm tăng stress oxy hóa và các cytokine gây viêm, đồng thời làm chậm quá trình lành vết thương.

Ở trẻ em, thiếu kẽm có thể biểu hiện như nhận thức chậm lại, khó tập trung và tỉnh táo, chán ăn, tiêu chảy, suy giảm chức năng miễn dịch và nhiễm trùng đường hô hấp mãn tính. Các dấu hiệu khác cho thấy trẻ có thể không tiêu thụ đủ kẽm bao gồm khứu giác và vị giác kém, tăng trưởng chậm và vết thương lâu lành.

Kẽm rất quan trọng cho sự phát triển của tế bào, sự biệt hóa và trao đổi chất của tế bào và sự thiếu hụt sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ em và giảm khả năng miễn dịch. Tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng có thể hiếm gặp nhưng tình trạng thiếu kẽm ở mức độ nhẹ đến trung bình dễ dàng gặp được trên toàn thế giới.

Thiếu kẽm bao gồm một số hoặc tất cả những biểu hiện sau:

  • Mất cảm giác thèm ăn.
  • Vết thương lâu lành.
  • Đi ngoài phân lỏng.
  • Ảnh hưởng đến tâm trạng.
  • Rụng tóc.
  • Thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa.

Kẽm là thành phần cần thiết trong quá trình chuyển hóa melatonin trong cơ thể. Melatonin được biết đến với vai trò hỗ trợ chu kỳ giấc ngủ lành mạnh, nhưng nó cũng quan trọng trong việc điều chỉnh dopamine. Mức độ dopamine thấp có thể dẫn đến khó chú ý, tập trung và học tập.

7 Thuốc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

7.1 Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh
Sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ nên lựa chọn các dòng sản phẩm chứa kẽm ở dạng nhỏ giọt như NovozinC, Smartbibi Zinc (hay Fitobimbi sắt kẽm) là sản phẩm bổ sung sắt và kẽm cho bé.

Biolizin giúp bổ sung kẽm và Lysine cho bé.

7.2 Bổ sung kẽm cho bé từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi

Sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi
Sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi

Trẻ từ 6 tháng tuổi nên sử dụng dạng kẽm nhỏ giọt, dung dịch kẽm, siro kẽm. Fitobimbi Ferro C là dạng dung dịch kẽm giúp bổ sung kẽm và Vitamin C cho bé.

Siro Special Kid Zinc là dạng siro kẽm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

7.3 Bổ sung kẽm cho bé từ 1 đến 3 tuổi

Sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
Sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên

Ở độ tuổi này, các loại kẽm bổ sung cho trẻ được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như dạng nhỏ giọt, siro, ống nước,...giúp mẹ dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với con.

Kẽm nước BioCare Nutrisorb Zinc là dạng kẽm nhỏ giọt có thể sử dụng cho các bé từ 1 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể sử dụng các sản phẩm kẽm được bào chế dưới dạng viên nhai như Bioisland Zinc.

Một số dòng kẽm nước chứa đồng thời kẽm và các dưỡng chất khác như Kids Smart Multi + Iron liquid, Natures Aid Mini Drops Immune Plus,...

Đối với trẻ em trên 3 tuổi, các bé có thể sử dụng được nhiều dạng kẽm trên thị trường. Lúc này, mẹ nên lựa chọn các dòng sản phẩm có chứa kẽm cùng các loại vitamin và khoáng chất khác để bé phát triển toàn diện.

8 Một số câu hỏi thường gặp

8.1 Tương tác của kẽm với thuốc và các sản phẩm khác

Thông báo với bác sĩ những thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà trẻ đang sử dụng để tránh những tương tác không mong muốn có thể xảy ra.

Kháng sinh quinolon và kháng sinh Tetracycline đều có thể làm giảm lượng kẽm và kháng sinh mà cơ thể bạn hấp thụ. Để tránh tương tác, khuyến cáo sử dụng kháng sinh ít nhất 2 giờ trước hoặc 4 đến 6 giờ sau khi bổ sung kẽm.

Penicillamine (thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp): Việc sử dụng đồng thời kẽm và Penicillamine có thể làm giảm nồng độ của Penicillamine trong máu. Do đó, để tránh tương tác, cần phải bổ sung kẽm và Penicillamine cách xa nhau ít nhất là 1 giờ.

Thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm tăng lượng kẽm bị mất qua nước tiểu. Việc sử dụng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài có thể làm giảm nồng độ kẽm trong cơ thể.

8.2 Quá liều kẽm

Các dấu hiệu của việc sử dụng quá liều kẽm bao gồm buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, nôn mửa và chán ăn. Nếu dùng quá nhiều kẽm trong thời gian dài, có thể gặp các vấn đề như suy giảm khả năng miễn dịch, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol và giảm nồng độ đồng trong cơ thể.

Dùng kẽm bổ sung liều lượng rất cao có thể làm giảm sự hấp thụ magiê của cơ thể.

9 Kết luận

Kẽm là một trong những khoáng chất thiết yếu tham gia vào hàng trăm quá trình của cơ thể. Trẻ em có nguy cơ bị thiếu hụt cao hơn do tốc độ tăng trưởng nhanh. Việc bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt bò, thịt gà, các loại đậu và hạt sẽ đảm bảo sức khỏe miễn dịch, tăng trưởng, phát triển nhận thức, sức khỏe da và đường ruột thích hợp ở trẻ em. Các tình trạng cụ thể như các đợt tiêu chảy cấp tính, bệnh chàm, kén ăn và thậm chí rối loạn tâm trạng có thể được cải thiện từ việc bổ sung kẽm.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Ann M DiGirolamo và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2009). Role of zinc in maternal and child mental health, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023
  2. ^ Tác giả Luc P Brion và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2021). Role of zinc in neonatal growth and brain growth: review and scoping review, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023
  3. ^ Tác giả Chaitali Bajait và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2011). Role of zinc in pediatric diarrhea, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023
  4. ^ Tác giả Hsun-Chin Chao và cộng sự (Ngày đăng tháng 6 năm 2021). Serum Trace Element Levels and Their Correlation with Picky Eating Behavior, Development, and Physical Activity in Early Childhood, PubMed. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633