1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh màng trong trẻ đẻ non

Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh màng trong trẻ đẻ non

Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh màng trong trẻ đẻ non

Trungtamthuoc.com - Ở những trẻ đẻ non bị bệnh màng trong thì sau khi sinh khoảng vài phút đến vài giờ trẻ sẽ xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng rõ nguyên nhân. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể tử vong chỉ sau vài giờ. Vậy làm sao để phát hiện và điều trị bệnh màng trong trẻ đẻ non?

1 Bệnh màng trong ở trẻ là gì?

Bệnh màng trong là một chứng bệnh suy hô hấp, thường gặp ở trẻ sinh non dưới 32 tuần thai. Tình trạng này là do trẻ sinh non bị thiếu chất tạo tính bề mặt, dẫn đến các phế nang bị xẹp và độ đàn hồi của phổi cũng giảm xuống. Bệnh màng trong ở trẻ đẻ non là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ.[1]

2 Nguyên nhân gây bệnh màng trong ở trẻ

Thực tế, phổi được cấu tạo bao gồm vô số các phế nang, là bộ phận có chức năng rất quan trọng của phổi, đó là chức năng trao đổi khí. Dưới tác động của sức căng bề mặt làm các phế nang nhỏ xẹp xuống, còn các phế nàng lơn sẽ xu hướng gia tăng, có thể vỡ ra. Bình thường phổi không xẹp lại là nhờ tác dụng của các chất điều hòa sức căng ở phế nang như chất diện hoạt - surfactant. Các chất này làm giảm bề mặt của lớp màng ngăn cách khí và dịch, ngăn ngừa bị xẹp phế nang khi trẻ thở ra. Nếu các chất này thị thiếu hụt hay suy giảm thì các phế nang sẽ không được ổn định, sẽ có nguy cơ bị xẹp phế nang, gây bệnh màng trong.

Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh màng trong gây suy hô hấp
Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh màng trong gây suy hô hấp

Ở trẻ sinh thiếu tháng, cơ thể chưa phát triển toàn diện cũng như hệ thống enzym tổng hợp surfactant chưa hoàn thiện. Quá trình này chỉ hoạt động hoàn chỉnh khi thai đã được 34 đến 35 tuần. Do đó, những trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc bệnh màng trong.

Không những thế, nếu trong người mẹ bị tiểu đường thai kỳ hay bệnh tăng nguyên hồng cầu cũng có thể dẫn đến nguy cơ này.

3 Triệu chứng và biến chứng của bệnh màng trong ở trẻ đẻ non

Ở những trẻ đẻ non bị bệnh màng trong thì sau khi sinh khoảng vài phút đến vài giờ trẻ sẽ xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng rõ nguyên nhân. Lúc này, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng thở rên, thở nhanh và nông, nhịp thở lên trên hơn 60 lần/phút.

Đồng thời, nhìn thấy khoang liên sườn, hõm ức xuất hiện co kéo, cánh mũi phập phồng, toàn thân trẻ bị tím tái, khi thở oxy cũng không giảm triệu chứng. Nếu các triệu chứng nặng hơn, trẻ bị hạ huyết áp - thân nhiệt, giảm tưới máu và tăng tính thấm mao mạch phổi dẫn đến tử vong chỉ sau vài giờ...

Không những thế, cả kể khi điều trị khỏi trẻ có nguy cơ rất cao gặp các biến chứng trên não như xuất huyết não, thiếu oxy não. Hay các biến chứng trên phổi như tràn khí màng phổi, xuất huyết phổi, viêm phổi mạn tính…[2]

Tình trạng suy hô hấp nặng xảy ra khoảng vài phút đến vài giờ đầu sau khi sinh
Tình trạng suy hô hấp nặng xảy ra khoảng vài phút đến vài giờ đầu sau khi sinh

4 Điều trị và dự phòng bệnh màng trong ở trẻ đẻ non

Trong điều trị màng trong ở trẻ, điều quan trọng nhất là phải phát hiện và điều trị kịp thời.

4.1 Điều trị cụ thể bệnh màng trong sơ sinh

4.1.1 Điều trị đặc hiệu bằng surfactant

Hiện nay, surfactant được dùng để dự phòng suy hô hấp do bệnh màng trong ở trẻ sinh non dưới 27 tuần thai, ngay sau khi đã ổn định trẻ.

Hoặc dùng để điều trị cho trẻ sinh non có triệu chứng màng trong cần thở máy với FiO2 từ 30% trở lên hoặc không hiệu quả khi dùng liệu pháp NCPAP. Lúc này, cần phải duy trì FiO2 từ 40% trở lên để có SpO2 trên 90%.

Liều dùng bơm qua nội khí quản của surfactant tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà dao động từ 50 đến 200 mg/kg mỗi lần. Có thể dùng nhắc lại liều trên 3 lần, dùng lại khi trẻ cần FiO2 trên 30% và không thể rút nội khí quản sau khi dùng surfactant.

4.1.2 Liệu pháp thông khí hỗ trợ điều trị suy hô hấp

Lưu ý, cần hạn chế tối đa những thủ thuật không cần thiết khi trẻ đang bị suy hô hấp.

Cho trẻ thở áp lực dương liên tục NCPAP để tránh bị xẹp phế nang, đảm bảo dung tích cặn chức năng và cải thiện các cơn ngừng thở.

Hoặc cho trẻ thở máy không xâm nhập (NIPPV) để giảm thiểu các các chấn thương gây ra nếu đặt ống nội khí quản.

Nếu trẻ bị ngừng thở dài hoặc nhiễm toan hô hấp hay giảm oxy thì cho thở máy.

Mục đích của quá trình này là duy trì SpO2 từ 90 đến 95%, và PaCO2 trong khoảng từ 45 đến 60 mmHg.

Trước khi cai máy thở nên cho trẻ sử dụng caffeine tiêm hoặc truyền tĩnh mạch trên 30 phút với liều 20mg/kg thể trọng. Sau đó 24 giờ thì cho trẻ dùng với liều duy trì mỗi ngày 01 lần 5mg/kg uống hoặc truyền tĩnh mạch trên 10 phút.

Đồng thời lúc này cần duy trì thân nhiệt cho trẻ trong khoảng 36,5 - 37 độ C để hạn chế tiêu thụ oxy và  tiêu tốn năng lượng. Và kiểm soát truyền dịch để chống nhiễm toan, cân bằng nước và điện giải.

Nếu trẻ bệnh màng trong có biến chứng nhiễm khuẩn thì cho dùng kháng sinh Gentamycin kết hợp với nhóm beta-lactam trong vòng 5 ngày.

Thở áp lực dương liên tục NCPAP
Thở áp lực dương liên tục NCPAP 

4.2 Dự phòng bệnh màng trong ở trẻ đẻ non

Dự phòng Corticoid trước khi sinh để kích thích tăng cường sản xuất surfactan, để làm giảm nguy cơ và triệu chứng suy hô hấp ở trẻ sinh thiếu tháng. Nhóm thuốc này được cân nhắc dùng cho các phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non cao từ 23 đến 34 tuần. Thuốc được sử dụng như sau:

  • Tiêm bắp 2 liều Betamethasone, mỗi liều là 12mg, liều thứ nhất và liều thứ 2 cách nhau 24 tiếng.
  • Hoặc tiêm bắp cho 4 liều Dexamethasone, mỗi lần tiêm 6mg và khoảng cách giữa các liều là 12 tiếng.

Người mẹ khi mang thải phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để trẻ phát triển bình thường cả về sinh lý và thể trạng.

Đồng thời, mẹ cần đi khám thai đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ để giảm và phát hiện nguy cơ đẻ non, hay sự phát triển không bình thường của bé.

Cần đặc biệt lưu ý và có sự chăm sóc của bác sĩ khi mẹ có nguy cơ phải mổ lấy thai, bị băng huyết, đái tháo đường hay gia đình có tiền sử bệnh màng trong.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh màng trong ở trẻ đẻ non, hy vọng sẽ giúp các bạn phát hiện và điều trị sớm cho trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Arun K Pramanik, MD (Ngày đăng: ngày 6 tháng 1 năm 2020). Respiratory Distress Syndrome, Medscape. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Boston Children's Hospital (Ngày đăng: năm 2021). Infant Respiratory Distress Syndrome (Hyaline Membrane Disease), Boston Children's Hospital. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633