1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Bệnh lỵ trực khuẩn: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dự phòng

Bệnh lỵ trực khuẩn: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dự phòng

Bệnh lỵ trực khuẩn: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dự phòng

Trungtamthuoc.com - Nhiễm trùng lỵ trực khuẩn được xảy ra khi người bệnh nhiễm Shigellae thường thông qua đường phân - miệng. Khi nhiễm trùng, nhiễm độc xảy ra, triệu chứng sớm nhất thường gặp phải là tiêu chảy, có thể xảy ra khi chúng tiếp đến ruột non.

1 Lỵ trực khuẩn là gì?

Lỵ trực khuẩn là tình trạng người bệnh nhiễm Shigella, chúng gây ra các triệu chứng và lây nhiễm qua đường tiêu hóa phát triển thành dịch. Người bệnh có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm đau bụng, tiêu chảy, phân nhày máu, sốt và triệu chứng nhiễm độc.

2 Nguyên nhân và sinh bệnh học gây bệnh lỵ

Như bên trên chúng tôi đã đề cập, nguyên nhân gây lỵ trực khuẩn là Shigella. Đây là loại vi khuẩn Gram âm, kỵ khí, không hình thành bào tử, chúng có 4 kiểu huyết thanh Shigella dysenteriae (A), Shigella sonnei (B), Shigella flexneri (C), Shigella boydii (D). Trong đó, Shigella dysenteriae là loài gây ra triệu chứng nguy hiểm và dễ tử vọng hơn.

Nhiễm trùng được xảy ra khi người bệnh nhiễm Shigellae thường thông qua đường phân - miệng. Khi nhiễm trùng, nhiễm độc xảy ra, triệu chứng sớm nhất thường gặp phải là tiêu chảy, có thể xảy ra khi chúng tiếp đến ruột non.[1]

Nhiễm trùng lỵ trực khuẩn là do nhiễm Shigellae.
Nhiễm trùng lỵ trực khuẩn là do nhiễm Shigellae.

Đặc điểm của bệnh lỵ trực khuẩn là sự xâm nhập của vi khuẩn vào biểu mô đại tràng và viêm đại tràng viêm. Đây là các quá trình phụ thuộc lẫn nhau, vi khuẩn giải phóng các cytokine cục bộ và các yếu tố gây viêm. Nếu viêm niêm mạc trực tràng, cùng với sự kém hấp thu gây phân không định hình nhuốm máu và chất nhầy.

Nguồn gây bệnh lỵ trực khuẩn là người bệnh hay người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục và người lành nhiễm Shigella.

3 Chẩn đoán bệnh lỵ như thế nào?

3.1 Chẩn đoán xác định

Dịch tễ học của bệnh lỵ là xảy ra đồng loạt ở một khu vực nhỏ, trong thời gian ngắn.

Người bệnh xuất hiện các triệu chứng mang tính chất cấp tính cùng các hội chứng:

  • Hội chứng lỵ là người bệnh có biểu hiện đau quặn bụng, đi đại tiên ra cả nhầy máu mũi.
  • Hội chứng nhiễm khuẩn trong bệnh lỵ là hiện tượng gia tăng thân nhiệt cao, có biểu hiện nhiễm trùng và nhiễm độc rõ rệt.
  • Do bệnh nhân mắc lỵ đi ngoài phân lỏng, nhiều lần và sốt cao nên sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải.[2]

Khi xét nghiệm máu ở bệnh nhân lỵ trực khuẩn thấy tỷ lệ bạch cầu cao hơn, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính tăng lên.

Những người bệnh này khi cấy phân có kết quả có Shigella, hoặc thấy hồng cầu và bạch cầu đa nhân khi soi phân tươi.

Do lỵ trực khuẩn gây tổn thương trên niêm mạc trực tràng nên khi nội soi thấy viêm lan tỏa cấp tính, những vết loét nông, thậm chí xuất huyết.

Ngoài ra, có thể chẩn đoán lỵ trực khuẩn dựa vào phương pháp huyết thanh, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang trong phân.

3.2 Chẩn đoán phân biệt

3.2.1 Bệnh đường tiêu hóa với nguyên nhân tại ruột

Bệnh do Salmoneela typhi với biểu hiện sốt từ từ tăng dần, rối loạn tiêu hóa, bạch cầu trong máu bình thường hoặc giảm...

Bệnh do S-typhimurium, S-chollerasuis, S-enteritidis, người bệnh cũng sốt cao, đại tiện ra nước, bạch cầu trong máu tăng cao...

Nhiễm tụ cầu, người bệnh không sốt, đi đại tiện ra nước, bạch cầu trong máu bình thường...

Bệnh tả nhẹ, người bệnh cũng không sốt, nhưng nôn, đi đại tiện nhiều nước, chuột rút...

Lỵ amip người bệnh không sốt, một số sốt nhẹ, triệu chứng không điển hình, bạch cầu trong máu không tăng.

3.2.2 Rối loạn tiêu hóa với nguyên nhân ngoài ruột

Nhiễm trùng tiết niệu nam giới, nhiễm trùng sinh dục nữ, phẫu thuật ổ bụng nhiễm trùng.

Người bệnh u xơ tử cung, u nang vòi trứng, u xơ tiền liệt tuyến, chửa ngoài tử cung, chúng kích thích trực tràng co thắt gây hội chứng lỵ.

Người bệnh lỵ trực khuẩn đi ngoài nhiều lần, phân lỏng.
Người bệnh lỵ trực khuẩn đi ngoài nhiều lần, phân lỏng.

4 ​Phương pháp điều trị lỵ trực khuẩn

Do người bệnh lỵ mất nước nhiều nên cần bù nước, điện giải, đồng thời điều trị nguyên nhân gây bệnh.

4.1 Bồi phụ nước điện giải

Người bệnh lỵ thể nhẹ có thể cho uống Oresol, pha 1 gói trong 1 lít nước sôi để nguội.

Những trường hợp bệnh nặng, mất nước nhiều có khả năng nguy hiểm tính mạng được truyền dung dịch đẳng trương, đa phần dung dịch Ringer lactat.

  • Chỉ truyền dung dịch đẳng trương gồm Natri clorua 0,9%, Glucose 5%, Ringer lactat. Ngày đầu tiên, truyền cho người bệnh 2 dung dịch mặn và 1 dung dịch ngọt, từ ngày thứ 2 trở đi cũng truyền dung dịch này theo tỷ lệ 1:1.
  • Bổ sung Kali bằng đường uống, có thể bằng đường tĩnh mạch bằng cách pha loãng với dung dịch Glucose 5%, natri cloride o,9%.
  • Bổ sung Natri bicacbonat 1,25% khi những bệnh nhân này bị nhiễm toan.

4.2 Điều trị đặc hiệu lỵ trực khuẩn

Người bệnh lỵ trực khuẩn được dùng kháng sinh để giảm thời gian bệnh và thời gian thải vi khuẩn ra phân. Thông thường, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh từ 3 đến 5 ngày bao gồm Ciprofloxacin, Pefloxacin, Ofloxacin, Acid Nalidixic.

Với những trường hợp phụ nữ mang thai mà mắc lỵ trực khuẩn hay những người không uống được có thể điều trị bằng Ceftriazon, Azithromycin.

Nếu ở những vùng Shigella chưa bị kháng thuốc có thể điều trị bằng Cotrimoxazol trong thời gian từ 5 đến 7 ngày.[3]

Bệnh nhân lỵ trực khuẩn có các vết viêm loét trên niêm mạc đại tràng.
Bệnh nhân lỵ trực khuẩn có các vết viêm loét trên niêm mạc đại tràng.

4.3 Điều trị hỗ trợ cho lỵ trực khuẩn

Trường hợp người bệnh lỵ trực khuẩn bị sốt với thân nhiệt trên 39 độ C cho sử dụng Paracetamol như hạ sốt thông thường. Nếu bệnh nhân bị sốt cao, có giật có thể sử dụng thuốc an thần Seduxen.

Nếu bệnh nhân bị đau trong lỵ trực khuẩn thì cho dùng Spasmaverin, Papaverin, hoặc có thể dùng Atropin sulfat.

Trường hợp người bệnh có biểu hiện trên hệ tim mạch có thể sử dụng thuốc Spactein, Ouabain, Vitamin B1 theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, những người bị lỵ trực khuẩn có thể căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định thụt tháo. Và một điều không thể thiếu trong những lưu ý điều trị cho những người bệnh này là cần cung cấp đủ dinh dưỡng, như ăn cháo thịt, bú mẹ bình thường.

Cho đến khi người bệnh cho kết quả âm tính với Shigella ở cả 2 lần cấy phân cách nhau 3 ngày có thể xuất viện.

5 Phòng bệnh lỵ trực khuẩn như thế nào?

Do lỵ trực khuẩn là bệnh lây qua đường tiêu hóa, do đó chúng ta cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống.

Đồng thời, tiêu diệt các nguồn trung gian truyền bệnh như ruồi, nhặng, thức ăn chưa ăn đến cần bọc kín tránh sự xâm nhập của chúng.

Điều trị và dự phòng bệnh lỵ trực khuẩn như thế nào?
Điều trị và dự phòng bệnh lỵ trực khuẩn như thế nào?

Phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh lỵ trực khuẩn, người lành mang trùng đặc biệt những người chế biến thực phẩm.

Tất cả mọi người cần duy trì thói quen vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sờ tay lên miệng, mũi...

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh lỵ trực khuẩn, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc điều trị và dự phòng bệnh hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Hansa D. Bhargava, MD (Ngày đăng: ngày 06 tháng 8 năm 2020). Dysentery, WebMD. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Alana Biggers, MD (Ngày đăng: ngày 23 tháng 6 năm 2017). Everything you should know about dysentery, Medical News Today. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Suzanne Falck, MD (Ngày đăng: ngày 3 tháng 9 năm 2018). What Is Dysentery and How Is It Treated?, Healthline. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Liều dùng của kháng sinh điều trị Lỵ trực khuẩn như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh lỵ trực khuẩn: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dự phòng 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh lỵ trực khuẩn: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dự phòng
    QA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633