1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh và mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm

Bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh và mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm

Bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh và mẹo giúp trẻ ngủ ngon vào ban đêm

Trungtamthuoc.com - Trẻ sơ sinh chưa phân biệt được ngày và đêm do đó, trẻ thường có xu hướng ngủ bất kể ngày đêm. Vậy, bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh như thế nào? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết

1 Sinh lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Sinh lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Sinh lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Những ngày đầu khi mới chào đời, trẻ sơ sinh thường ngủ từ 16 đến 18 tiếng một ngày, không kể ngày đêm. Mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2-4 tiếng. Khi trẻ được 4 tuần tuổi, mỗi ngày trẻ ngủ khoảng 14 tiếng.

Sinh lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh không giống với người lớn. Người lớn khỏe mạnh thường ngủ khoảng 7 giờ mỗi đêm và không bị gián đoạn. Khác với người lớn, trẻ sơ sinh cần ngủ tới 18 tiếng một ngày, chia thành nhiều thời gian ngắn.

Nhiều cha mẹ muốn con ngủ suốt đêm nhưng điều này là không hợp lý vì nhịp sinh học của con chưa phát triển đầy đủ, hơn nữa, trẻ sơ sinh cần phải thức dậy giữa đêm vì dạ dày của con còn nhỏ, trẻ cần ăn nhiều bữa trong ngày.

Các nhà nghiên cứu xác định giấc ngủ ở trẻ sơ sinh được chia thành 4 giai đoạn. Các giai đoạn này bao gồm giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM) và giấc ngủ không cử động mắt nhanh (Non-REM), cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Trẻ cảm thấy buồn ngủ, ngủ gà.
  • Giai đoạn 2: Trẻ bước vào giấc ngủ REM (giấc ngủ hoạt động) với các biểu hiện như giật mình, mắt chuyển động, nhịp thở không đều.
  • Giai đoạn 3: Trẻ ngủ nhẹ nhàng.
  • Giai đoạn 4: Trẻ bước vào giấc ngủ Non-REM (giấc ngủ yên tĩnh), lúc này trẻ ngủ sâu và khó đánh thức.

Giấc ngủ của trẻ thường không kéo dài, trẻ dễ bị thức giấc. Khi bước vào giai đoạn giấc ngủ hoạt động, trẻ có nguy cơ cao bị đột tử khi ngủ do lúc này nhịp tim và nhịp thở của trẻ không đều. Tuy nhiên, mỗi giấc ngủ đều đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, điển hình như giấc ngủ hoạt động giúp trẻ phát triển não bộ, giấc ngủ yên lặng kích thích sự phát triển trí nhớ.

2 Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Giấc ngủ có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh được sinh ra không có nhịp sinh học cố định và nhịp sinh học của trẻ sẽ phát triển khi trẻ được 3-4 tháng tuổi. Như đã đề cập, những giấc ngủ hoạt động kích thích phát triển não bộ và những giấc ngủ yên lặng giúp trẻ củng cố khả năng ghi nhớ của bản thân.

2.1 Kích thích hệ thống miễn dịch phát triển khỏe mạnh

Trong khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ sản sinh cytokine là một loại protein miễn dịch giúp chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe tổng thể của con. Ngoài ra, nồng độ Melatonin giúp kích thích dễ ngủ được cơ thể sản xuất vào ban đêm cũng góp phần chống lại căng thẳng cho cơ thể. [1]

2.2 Giúp bé phát triển khỏe mạnh

Giấc ngủ yên lặng giúp sản sinh hormone tăng trưởng HGH, đây là hormone đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chiều cao, khối lượng cơ và mật độ xương của trẻ. Trẻ sơ sinh ngủ ít đã được báo cáo có liên quan đến tình trạng béo phì sau này do thiếu ngủ làm tăng nồng độ hormone gây đói (ghrelin) và giảm nồng độ hormone gây no (leptin) dẫn đến tăng lượng calo nạp vào cơ thể.

2.3 Tăng cường trí nhớ và phát triển não bộ

Những phản ứng giật mình trong khi ngủ được cho là kích thích các mạch điện trong não bộ của trẻ đồng thời ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện hội chứng đột tử khi ngủ.

3 Bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh

Bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh
Bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh

3.1 Giấc ngủ của trẻ sơ sinh đến 1 tháng tuổi

Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh rất khác nhau và có thể dao động từ 11 đến 19 giờ mỗi ngày, giấc ngủ của trẻ được chia thành các khoảng thời gian ngắn. Những trẻ bú sữa mẹ thường có nhu cầu ăn nhiều hơn so với những trẻ bú sữa công thức do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng vì nhu cầu ngủ của trẻ thường chưa ổn định cho đến khi trẻ được 4 tháng tuổi.

Mẹ cần lưu ý cho trẻ bú thường xuyên, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 tiếng để đảm bảo nhu cầu của con, đáp ứng đủ dưỡng chất để con phát triển khỏe mạnh.

3.2 Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi

Tương tự như giấc ngủ của trẻ sơ sinh đến 1 tháng tuổi, giai đoạn này, trẻ sơ sinh cũng cần thời gian ngủ kéo dài, thông thường khoảng 8 tiếng buổi sáng và 9 tiếng buổi tối, thời gian này có thể không giống nhau giữa các trẻ.

3.3 Giấc ngủ của trẻ 3-5 tháng tuổi

Khi trẻ được khoảng 3-4 tháng tuổi, nhu cầu ngủ của trẻ thường giảm xuống còn 12 đến 16 giờ mỗi ngày. Trong khoảng thời gian này, giấc ngủ của trẻ cũng dần ổn định, trẻ ít bị thức giấc giữa đêm do dạ dày của trẻ đã có thể chứa một lượng thức ăn lớn hơn.

Giai đoạn này, trẻ bắt đầu phân biệt được thời gian và không gian nhất định, do đó, cha mẹ nên tạo lập thói quen ngủ tốt cho bé nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ.

3.4 Giấc ngủ từ 6-12 tháng

Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ ngủ chủ yếu vào ban đêm, thời gian ngủ trong ngày cũng rút ngắn lại. Ở giai đoạn này, trẻ có thể thức giấc 1-2 lần vào giữa đêm nhưng cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, trừ khi trẻ gặp vấn đề về sức khỏe như sốt do nhiễm khuẩn, sốt sau khi tiêm vắc xin, mọc răng khiến trẻ khó chịu,...

Dưới đây là bảng tóm tắt thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh để cha mẹ dễ nhận biết:

Độ tuổi

Thời gian ngủ tối đa/ngày

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ

0-1 tháng tuổi

18 giờ mỗi ngày

Trẻ ngủ 18 tiếng mỗi ngày, mỗi giấc ngủ thường kéo dài 2-3 tiếng, trẻ ngủ không phân biệt ngày đêm

2-4 tháng tuổi

16 giờ mỗi ngày

Giấc ngủ kéo dài hơn vào ban đêm

4-12 tháng tuổi

12 -15 giờ mỗi ngày

Trẻ biết phân biệt ngày và đêm, ngủ nhiều hơn vào ban đêm và ngủ ít hơn vào ban ngày

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, trẻ bú sữa mẹ thường nhanh đói hơn so với trẻ uống sữa công thức do đó, thời gian trẻ ngủ sẽ không giống nhau.

4 Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh

4.1 Môi trường

Môi trường là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến trẻ khó vào giấc, dễ bị tỉnh giấc khi đang ngủ. Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng gây cảm giác khó chịu cho con bao gồm:

  • Để trẻ tiếp xúc với ánh sáng ban đêm quá nhiều.
  • Tiếng ồn lớn.
  • Có nhiều hoạt động của người lớn diễn ra khi trẻ đang ngủ.

4.2 Hành vi

Việc kích thích cho trẻ chơi đùa quá nhiều trước khi ngủ sẽ khiến con khó vào giấc hoặc việc cha mẹ hoặc ông bà cố gắng dỗ trẻ quá nhiều cũng khiến trẻ dễ bị kích thích, khó vào giấc.

4.3 Ảnh hưởng của gia đình

Cha mẹ thường muốn con ngủ nhiều, cảm thấy lo lắng khi buổi tối con hay bị tỉnh giấc. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng, dạ dày của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ, do đó trẻ thường phải thức dậy để ăn sữa mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của con.

4.4 Sức khỏe

Khi trẻ bị bất kỳ bệnh lý nào, giấc ngủ của con cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh thường không dễ dàng, đặc biệt là những người lần đầu sinh con. Do đó, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, phát hiện những dấu hiệu bất thường của con như quấy khóc, sốt, ốm,... để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.

5 Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

Trẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ khác với người lớn. Có thể mất khoảng vài tuần để trẻ phân biệt được ban ngày và ban đêm.

5.1 Hình thành thói quen ngủ hợp lý cho trẻ

Để con ngủ ngon vào ban đêm, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ ngay từ khi còn nhỏ thông qua những thói quen hàng ngày sau đây:

  • Cho bé đi ngủ vào cùng một khung giờ mỗi ngày.
  • Cho trẻ uống sữa trước khi ngủ để con có đủ năng lượng ngủ những giấc dài hơn.
  • Không nên cho trẻ chơi 1-2 giờ trước khi con chuẩn bị ngủ.
  • Giữ yên tĩnh trong quá trình cho con ngủ.
  • Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày và ít tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm để con nhanh chóng phân biệt được ngày và đêm.

5.2 Xây dựng không gian an toàn

Để trẻ ngủ ngon, hạn chế tình trạng giật mình cũng như giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ, cha mẹ cần xây dựng được một không gian ngủ an toàn cho con. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ càng cần phải để ý điều này. Luôn quan sát và theo dõi trẻ ngay cả khi con đã ngủ say để đảm bảo an toàn cho con.

Khi ngủ, mẹ nên để trẻ trong một không gian yên tĩnh nhất có thể, vì chỉ cần những tiếng ồn nhỏ cũng có thể khiến con giật mình.

Sử dụng các loại gối từ thảo dược giúp trẻ thư giãn, dễ vào giấc. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên tìm hiểu những loại dược liệu nào an toàn với trẻ sơ sinh để tránh gây ngộ độc cho con.

5.3 Không quá nuông chiều trẻ

Nhiều mẹ khi thấy con giật mình, khóc lóc đã nhanh chóng bế con lên vỗ về hoặc có thói quen bế con khi con đang ngủ. Những việc làm này dễ khiến cho trẻ phụ thuộc vào bố mẹ, không chịu nằm nôi hoặc nằm giường. Do đó, để hạn chế tình trạng này, cha mẹ có thể thực hiện một số việc làm sau:

  • Khi con đã thiu thiu ngủ, cha mẹ hãy đặt con vào nôi hoặc mặt phẳng, vỗ về nhẹ nhàng để con dễ đi vào giấc ngủ.
  • Nếu con khóc hoặc giật mình khi đang ngủ, mẹ không nên vội vàng bế con lên mà dỗ bé khi bé nằm ở trên giường để con biết cha mẹ vẫn luôn ở bên cạnh, tạo cảm giác an toàn.
  • Cũng cần lưu ý cho con ăn trước khi ngủ để con ngủ sâu giấc hơn.
  • Có thể sử dụng núm ti giả để dỗ dành con khi con tỉnh giấc mà không phải do con đói.

5.4 Mẹo dân gian giúp con ngủ ngon vào ban đêm

Ngoài việc áp dụng những cách từ chuyên gia y tế, mẹ bỉm có thể áp dụng thêm các mẹo dân gian để con ngủ dễ ngủ, ngủ sâu giấc.

Hát những bài hát ru nhẹ nhàng hoặc mở những bản nhạc có giai điệu du dương để con dễ chìm vào giấc ngủ.

Đặt 1 con dao cùn ở đầu giường khi trẻ thường xuyên giật mình khi ngủ, việc làm này giúp xua đuổi những điều không tốt quấy phá trẻ.

Ngoài ra, mẹ bỉm có thể học các bài massage cho trẻ sơ sinh giúp con dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

6 Một số lưu ý khi cho con ngủ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) khuyến nghị cha mẹ nên để con ngủ chung phòng nhưng không nên ngủ chung giường với cha mẹ để đề phòng nguy cơ xuất hiện hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Một số lưu ý khác cha mẹ cần nhớ để con có một giấc ngủ an toàn bao gồm:

Luôn để con nằm ngửa khi ngủ, không để con nằm nghiêng hay nằm sấp. Tỷ lệ xuất hiện hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS) đã giảm đáng kể từ khi APP (Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ) khuyến nghị năm 1992.

Cho trẻ nằm trên bề mặt phẳng, chắc chắn. Sử dụng đệm hoặc khăn trải giường có kích thước vừa vặn.

Không nên để các đồ chơi, thú nhồi bông vào cũi hoặc nôi của con.

Không nên mặc quá nhiều quần áo cho trẻ trong khi con ngủ. Để ý phản ứng hoặc dấu hiệu khi con quá nóng hoặc quá lạnh.

Tạo môi trường ngủ an toàn cho trẻ, tránh xa khói thuốc lá hoặc các đồ điện tử không cần thiết.

Nếu trẻ thức giấc mà không đói, mẹ có thể sử dụng núm ti giả để con dễ vào giấc ngủ hơn.

7 Một số câu hỏi thường gặp

7.1 Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

Giấc ngủ trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong khi ngủ, não trải qua hoạt động mạnh mẽ, xây dựng nền tảng cho cách việc học hỏi và phát triển, bao gồm cả sự phát triển hành vi, cảm xúc của trẻ. Ngủ đủ giấc có thể hỗ trợ chức năng nhận thức cho trẻ, củng cố trí nhớ, đây đều là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ của trẻ. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng về chuyện bé ngủ nhiều.

Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (NSH) khuyến nghị:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng ngủ từ 14 đến 18 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4-11 tháng ngủ từ 12-16 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1-2 tuổi ngủ từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày.

7.2 Trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không bú có sao không?

Nhiều mẹ đặt câu hỏi ‘Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ xuyên đêm không bú có sao không?’ 

Trên thực tế, trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên mỗi cữ bú bé chỉ dung nạp được một lượng sữa nhất định, trong khi đó, nhu cầu năng lượng của trẻ lớn. Do đó, để đảm bảo thực hiện được các hoạt động sinh lý cơ bản, đáp ứng nhu cầu của bản thân, trẻ sơ sinh thường bú thành nhiều cữ. Cứ sau khoảng 2-3 tiếng trẻ sẽ đói và đòi bú mẹ, khi ngủ trẻ cũng có thể tự thức mà không cần mẹ đánh thức. Vậy, có nên đánh thức trẻ 2 tháng tuổi dậy bú đêm hay không?

Đối với những trẻ phát triển bình thường, lên cân theo tiêu chuẩn thì mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú theo nhu cầu mà không cần phải đánh thức trẻ. Tuy nhiên, sau 1 giấc ngủ 4 tiếng thì mẹ nên đánh thức để cho con bú đặc biệt là những trẻ sinh non thiếu tháng có nhu cầu dưỡng chất lớn hơn những trẻ khác.

8 Kết luận

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng nhạy cảm, cần sự chăm sóc của cha mẹ. Hiểu được giấc ngủ sinh lý và tầm quan trọng của giấc ngủ giúp cha mẹ điều chỉnh được nhịp sinh hoạt của con để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Elaine KH Tham và cộng sự (Ngày đăng năm 2017). Infant sleep and its relation with cognition and growth: a narrative review, NCBI. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633